50 c’moo l’lăm ahay, t’ngay 6/6/1973, bhiệc bhan pa glúh p’cắh Chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam vêy ting pấh lêy âng bấc ơl cán bộ lâng đhanuôr. Pr’zợc đắh bha lang k’tiếc, zâp nhà báo đắh k’tiếc k’ruung lơơng cung lêy chô tước đhị zr’lụ k’tiếc dzợ xơợng nặ âng p’nanh cha rắh đoọng xay moon g’lúh zêl penh tu cr’noọ bh’rợ pa zưm pa chô k’tiếc k’ruung âng Việt Nam.
Đợ t’ngay nâu, k’cir đông bhrợ bhiệc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam bấc bhlâng ta mooi chô pấh lêy chi ớh. T’coóh Dương Tú Anh, bêl ahay nắc Bí thư Huyện uỷ Cam Lộ, manứih ơy ting lêy bêl pa glúh p’cắh đông bhrợ bhiệc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam hay k’noọ:“Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam pa glúh bhrợ đhị Cam Lộ vêy chr’nắp ga mắc, p’cắh moon đoọng ha bha lang k’tiếc, lấh mơ nắc cóh cr’loọng k’tiếc k’ruung, đoọng trực tiếp t’đang k’đươi đhanuôr miền Nam, zâp c’bhúh zêl cha groong Mỹ, trông dấc k’tiếc k’ruung. Xang bêl pa glúh p’cắh, zâp k’tiếc k’ruung Liên Xô, Trung Quốc, Rumani, Bungary, Anbani, hân đhơ cóh Châu Phi apêê cung xay moon hâng hơnh. Nâu đoo nắc mưy râu ga mắc chr’nắp âng cách mạng miền Nam Việt Nam.”
C’moo 1973, xang bêl Hiệp định Paris bơơn ký kết, Chính phủ ơy quyết định pay zr’lụ k’tiếc âng vel Tây Hoà, xoọc đâu nắc thị trấn Cam Lộ, chr’hoong Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đoọng bhrợ đhị đông bhrợ bhiệc. Xang 25 t’ngay đấh hân bhrợ, bh’rợ nâu ơy bhrợ xang lâng nắc ơy t’moót đươi bêl t’ngay 6/6/1973. Đông bhrợ bhiệc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam bhrợ pa dưr đhị k’tiếc bhứah 17.300 mét vuông, bơơn pác bhrợ 2 zr’lụ độc lập: zr’lụ A vêy n’juông đông pa zêng đông bhrợ bhiệc âng Chính phủ, đông bhrợ bhiệc âng Bộ Ngoại giao, đông cha cha ha cán bộ bhrợ bhiệc đhị zr’lụ A; zr’lụ B pa zêng 5 n’juông đông, lâng 2 n’juông đông bhrợ đhị đhêy ặt âng zâp Đại sứ, 3 n’juông đông nắc đhị bhrợ bhiệc, ặt đhêy âng zâp apêê ting Đại sứ zâp k’tiếc k’ruung, phóng viên báo chí, zâp nhân viên cán bộ âng Chính phủ.
Ooy cr’chăl tơợ c’moo 1973-1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ơy vêy bấc bh’rợ chr’nắp cơnh: Hơnh déh zâp Đại sứ lướt moon bh’rợ ngoại giao, zâp c’bhúh ta mooi bha lang k’tiếc chô pấh lưm lêy lâng bhrợ bhiệc; hơnh déh lấh 49 c’bhúh ta mooi bha lang k’tiếc, Đại sứ zâp k’tiếc k’ruung tước Trình Quốc thư moon bh’rợ ngoại giao. Lấh mơ, bêl c’xêê 9/1973, zr’lụ k’tiếc jôông óih Quảng Trị ơy hơnh déh bh’cộ bha lâng, t’coóh Fidel Castro âng Cu Ba chô lưm lêy. Ooy da dưl đhanuôr Việt Nam ta luôn ặt hay k’noọ râu âng n’crool Fidel moon “Tu Việt Nam, Cuba nắc lêy đoọng lâng a’ham âng đay” lâng c’léh bh’rợ âng Fidel nắc mưy bh’cộ bha lâng k’tiếc k’ruung lơơng g’lúh tr’nơợp bhlâng chô lưm lêy zr’lụ giải phóng Quảng Trị t’ngay 16/9/1973.
Amoó Phan Thị Hiền, hướng dân viên zr’lụ k’cir đông bhrợ bhiệc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ta luôn ặt hay zâp bêl ting prá đoọng ha ta mooi zâp bêl chô ooy đâu chấc lêy năl đhị zr’lụ k’cir nâu:“K’cir zâp t’ngay đương hơnh déh ta mooi bha lang k’tiếc, cóh k’tiếc k’ruung, ooy đâu vêy zâp apêê học sinh chô pấh lêy chi ớh lâng chấc lêy năl truyền thống zêl pay zr’nắh zr’dô hân đhơ cơnh đêếc, grơơ nhool bhlâng âng quân lâng đhanuôr miền Nam. Zâp c’moo, đhị zr’lụ k’cir Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đương hơnh déh k’dâng 200 g’lúh ta mooi cóh vel đông lâng bha lang k’tiếc chô pấh chi ớh, n’jứah ta moóh pa choom đắh lịch sử zêl panh zr’nắh zr’dô âng quân lâng đhanuôr miền Nam.”
C’xêê 1/1991, zr’lụ k’cir đông bhrợ bhiệc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam bơơn Bộ Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch ra pặ nắc k’cir cấp k’tiếc k’ruung. T’coóh Đỗ Văn Bình, Bí thư Huyện uỷ Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đoọng năl: K’cir nâu chr’nắp liêm bhlâng ooy g’lúh zêl penh âng acoon cóh. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ơy p’loon râu zooi đoỌng ga mắc liêm âng pr’zợc bha lang k’tiếc lâng g’lúh zêl penh âng đhanuôr miền Nam. T’coóh Đỗ Văn Bình, Bí thư Huyện uỷ Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nói:“Ooy đợ c’moo hanua, Đảng bộ chính quyền lâng đhanuôr Cam Lộ ơy pa zưm zư lêy, pa dưr đợ chr’nắp k’cir, ooy đâu, bhrợ liêm choom bh’rợ bhr’lậ, đoọng k’cir nâu chr’nắp lâng pr’ắt bh’rợ đắh lịch sử. Ooy cr’chăl nâu a’tốh, azi nắc t’bhlâng bhrợ xang bha ar pa tơ khoa học, bha ar pa tơ pháp lý đoọng xay moon cấp vêy thẩm quyền công nhận, đông bhrợ bhiệc lâm thời miền Nam Việt Nam nắc k’cir chr’nắp. Tơợ đêếc, pa dưr chr’nắp k’cir cung cơnh truyền thống đoọng ha lang ha y chroo./.”
Thăm Di tích trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định đặt trụ sở tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị để tiếp tục lãnh đạo cách mạng miền Nam. Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cho đến bây giờ, trong ký ức của người dân Cam Lộ vẫn nhớ rõ về những ngày tháng đặc biệt đó.
50 năm đã trôi qua, bây giờ khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt trở thành di tích văn hóa hết sức quý giá, ngày ngày mở cửa đón du khách đến tham quan.
50 năm trước, ngày 6 tháng 6 năm 1973, buổi Lễ ra mắt Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam có sự chứng kiến của đông đảo cán bộ và người dân. Bạn bè quốc tế, các nhà báo nước ngoài cũng đến với vùng đất còn vương mùi đạn pháo để cổ vũ cuộc đấu tranh vì mục tiêu thống nhất đất nước của Việt Nam.
Những ngày này, di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam rất đông du khách tham quan. Ông Dương Tú Anh, nguyên Bí thư Huyện uỷ Cam Lộ, người đã chứng kiến không khí ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhớ lại:“Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra mắt ở Cam Lộ có một ý nghĩa rất lớn, công bố cho toàn thế giới, đặc biệt là trong nước, để trực tiếp kêu gọi Nhân dân miền Nam, tất cả các lực lượng chống Mỹ, cứu nước. Sau khi ra mắt, các nước Liên Xô, Trung Quốc, Rumani, Bungary, Anbani, kể cả ở Châu Phi người ta thừa nhận và người ta ủng hộ. Đó là một sự lớn mạnh của cách mạng miền Nam Việt Nam.”
Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Chính phủ đã quyết định chọn vùng đất thuộc thôn Tây Hòa, nay là thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị để làm nơi đặt trụ sở. Sau 25 ngày khẩn trương thi công, công trình đã hoàn tất và chính thức đưa vào sử dụng ngày 6/6/1973. Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam xây dựng trên diện tích 17.300m2, được chia thành 2 khu độc lập: khu A có 3 dãy nhà gồm nhà làm việc của Chính phủ, nhà làm việc của Bộ Ngoại giao, nhà ăn cho cán bộ làm việc ở khu A; khu B gồm 5 dãy nhà, với 2 dãy nhà làm nơi lưu trú của các Đại sứ, 3 dãy nhà là nơi làm việc, ăn nghỉ của các thành viên đi theo Đại sứ các nước, phóng viên báo chí, các nhân viên cán bộ của Chính phủ.
Trong thời gian từ 1973 - 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có nhiều hoạt động quan trọng như: đón tiếp các Đại sứ đến đặt quan hệ ngoại giao, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc; đón tiếp hơn 49 đoàn khách quốc tế, Đại sứ các nước đến Trình Quốc thư đặt quan hệ ngoại giao. Đặc biệt, vào tháng 9/1973, vùng đất lửa Quảng Trị đã đón lãnh tụ Fidel Castro của Cu Ba đến thăm. Trong trái tim Nhân dân Việt Nam luôn in sâu câu nói bất hủ của cố lãnh tụ Fidel “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!” và hình ảnh Fidel là vị lãnh đạo nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng Quảng Trị ngày 16/9/1973.
Chị Phan Thị Hiền, hướng dẫn viên Khu Di tích trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn xúc động mỗi khi thuyết minh cho khách khi đến đây tìm hiểu về khu di tích này:“Di tích hằng ngày đã đón các đoàn khách quốc tế, trong nước, trong đó có các em học sinh đến tham quan và tìm hiểu về truyền thống đấu tranh gian khổ nhưng rất anh dũng của quân và dân miền Nam. Hàng năm, tại khu di tích Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đón khoảng 200 lượt khách nội địa và quốc tế đến vừa tham quan, vừa học hỏi lịch sử truyền thống đấu tranh gian khổ của quân và dân miền Nam.”
Tháng 1/1991, khu Di tích trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Ông Đỗ Văn Bình, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị cho biết: Di tích này có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh của dân tộc. Chính phủ Cách mạng lâm thời Công hòa miền Nam Việt Nam đã tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh của Nhân dân miền Nam. Ông Đỗ Văn Bình, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nói:“Trong những năm qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân Cam Lộ đã tập trung giữ gìn, phát huy giá trị di tích, trong đó, làm tốt công tác trùng tu tôn tạo, để di tích xứng đáng với vị trí, vai trò và tầm vóc lịch sử. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý để trình cấp có thẩm quyền công nhận, trụ sở lâm thời miền Nam Việt Nam là di tích đặc biệt. Từ đó, phát huy giá trị đi tích cũng như truyền thống cho thế hệ mai sau./."
Viết bình luận