Coh đhr’nong đong ra pặ bấc chiing goong chr’năp, t’cooh K’Tiếu (71 c’moo) đhị vel Duệ, chr’val Đinh Lạc, chr’hoong Di Linh, tỉnh Lâm Đồng p’loon ra văng pa choom đoọng ha k’bhuh p’niên tâm goong n’toong chiing, apêê năc p’niên ma nuyh K’ho đhị vel n’nặc. T’cooh K’Tiếu đoọng năl, năc p’loon đhị bêl p’niên đhêy cha noọng đoọng pa choom ha pêê, đoọng ha pêê ting năl lâng x’nưl âng chiing goong.
T’cooh K’Tiếu truih, a đoo năc tơợp chêêc năl lâng pa choom cơnh tâm goong n’toong chiing tơợ ruh 14 c’moo. Xọoc đêêc, bêl xơợng vel n’đoo vêy x’nưl chiing goong, n’đhơ ch’ngai năc t’cooh cung tước đoọng ting xơợng lâng pa choom. Rau kiêng tơợ loom năc ơy zooi t’cooh ơy đâh năl lâng năl lưch x’nưl âng chiing goong. Dâng 20 c’moo hay, t’cooh lêy văn hóa chiing goong âng vel đay căh ngai k’rang tước dzợ, t’cooh năc ơy t’pâh zập ngai coh vel pa choom, pa hay, t’cooh t’vaih lớp pa choom đoọng ha pêê p’niên coh chr’val: "Pazêng t’ngay tr’nơợp k’đhap pa bhlầng tu căh ngai k’rang tước. Apêê lo cha ơh mạng internet, cha ơh game zập rau năc căh ngai pa chăp tước chiing goong. Coh vel cung căh vêy ngai năl tâm goong n’toong chiing đoọng ta nih, đoọng crêê n’juông x’nưl. Tu cơnh đêêc, a cu năc lướt xay moon chr’năp âng chiing goong đoọng ha pêê năl. Acu đương rơơm đhị apêê p’niên lớp 7, lớp 8, tu a cu pa choom đoọng ha pêê, apêê đâh năl, ha dợ apêê t’ha năc căh đâh năl. Cung k’rong pa choom đoọng ha p’niên k’tứi coh hân noo cha noọng nâu, đhị doọ vâng năc k’dua apêê ơy pa choom lalăm đêêc tước n’toong, zập c’xêê tước pa choom mơ bơr pêê chu ọo đoọng ha vil”.
Lâng c’rơ pa zay, lưch loom pa too pa choom đoọng âng t’cooh K’Tiếu, tước nâu kêi, chr’val Dinh Lạc, chr’hoong Di Linh ơy vêy lâh 200 cha năc ơy choom bhlầng tâm goong n’toong chiing, coh đêêc lâh 30 cha năc năc apêê âng Câu lạc bộ chiing goong đhị vel đong. Ting cơnh t’cooh M Hiu Nguyên, Bí thư Chi bộ vel Duệ, chr’val Đinh Lạc, rau lưch loom âng t’cooh K’Tiếu ơy pa dưr loom ma nuyh K’ho chăp kiêng, zư lêy c’kir văn hóa chiing goong âng manuyh đay, coh đêêc vêy c’la đay. T’cooh M Hiu Nguyên đoọng năl, zêng 3 cha năc coh đong âng t’cooh pazêng a đoo, k’điêl lâng ca coon n’đil zêng ting pâh lớp pa choom tâm goong n’toong chiing âng t’cooh K’Tiếu pa choom đoọng: “T’cooh ơy pa choom đoọng ta nih liêm bhlầng. A zi năc ơy năl rau đêêc lâng pa zay ting pa choom đoọng choom bhlầng, năl lưch zập x’nưl âng chiing, goong. Apêê học sinh cấp II. III, coh đêêc vêy coon n’đil cu, zêng lâng k’điêl cu cung ting pa choom. Coh ha y năc ting zư pa dưr chr’năp văn hóa la lay âng đhanuôr K’ho zi, đoọng x’nưl chiing, goong oọ bil pât ting c’xêê c’mooo”.
T’cooh Trương Quốc Phương, Phó Chủ tịch UBND chr’val Đinh Lạc, chr’hoong Di Linh đoọng năl, đươi vêy rau chroi k’rong âng t’cooh K’Tiếu, zập c’moo apêê lớp pa choom tâm goong n’toong chiing đhị vel đong dzợ bơơn zư đơc. Tơợ đêêc, apêê bhiệc bhan ty đanh cơnh bhiệc zươc boo, cha ha roo t’’mêê, zập bhiệc tâm goong n’toong chiing, múa xoang, truih bh’lô bh’la… pa têệt lâng bh’rợ thể thao, ch’na đh’năh ty đanh âng đhanuôr coh đâu ơy bơơn pa dưr. Coh 2 c’moo 2018 lâng 2019, chr’val Đinh Lạc ơy bhrợ liêm choom 2 chu giao lưu văn hóa chiing goong lâng apêê chr’val, thị trấn đhị chr’hoong. T’cooh Trương Quốc Phương moon ghit, pazêng bh’nơơn nâu vêy rau chroi k’rong chr’năp bhlầng âng t’cooh bhươl K’Tiếu: “T’cooh ơy vêy pa choom đoọng bấc lớp, jưah pa dưr c’rơ chr’năp. Jưah xay moon, t’pâh apêê lang ting pâh pa choom, pa zay đơơng chiing goong moọt ooy trường học. Đinh Lạc cung ơy vêy c’lâng bh’rợ năc zư pa dưr apêê chr’năp văn hóa lơơng cơnh xa nập, vel zêệ buôh, vel tr’naanh. Nâu đoo năc bhiệc pa bhlầng liêm buôn tu vêy rau pa zưm bhlưa chr’năp chiing goong lâng apêê vel bh’rợ, năc c’lâng đoọng ha đhanuôr pa dưr thu nhập ha đay.”
Lâng rau chroi k’rong âng đay coh bhiệc zư pa dưr chr’năp văn hóa chiing goong, apêê c’moo hay, t’cooh K’Tiếu ơy bơơn đớp bấc bằng khen âng chr’hoong Di Linh lâng âng tỉnh Lâm Đồng. Pa bhlầng, c’moo hay, t’cooh K’Tiếu năc vinh dự bơơn Chủ tịch nước cher pr’đơc tr’haanh Nghệ nhân ưu tú đươi ơy vêy c’rơ chr’năp liêm choom bhlầng coh bh’rợ zư lêy lâng pa dưr c’kir ăn hóa phi vật thể âng k’tiếc k’ruung. Lâh mơ Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu năc dzợ 1 coh 31 ca năc bơơn Thủ tướng Chính phủ cher bằng khen đươi vêy bh’nơơn liêm dal coh bh’rợ thi đua chăp kiêng k’tiếc k’ruung; năc ma nuyh tr’haanh bhlầng âng tỉnh Lâm Đồng bơơn xay moon, k’đươi ting pâh hội nghị hơnh deh apêê liêm choom prang k’tiếc k’ruung bêl 75 c’moo t’ngay Chủ tịch Hồ Chí Minh t’đang thi đua chăp kiêng k’tiếc k’ruung (11/6/1948-11/6/2023)./.
Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng
Đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Tuy nhiên không gian văn hóa cồng chiêng ở Tây nguyên vẫn luôn đối mặt với nguy cơ bị mai một.Thế nhưng tại buôn làng xa xôi thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, già làng K’Tiếu, dân tộc K’ho dù tuổi đã cao, sức yếu vẫn miệt mài mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.
Trong ngôi nhà sàn trưng bày nhiều bộ cồng chiêng quý giá, già làng K’Tiếu (71 tuổi), ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng tranh thủ bố trí không gian để truyền dạy cách đánh cồng chiêng cho một nhóm bạn trẻ người K’ho tại buôn làng. Ông K’Tiếu cho biết, mình phải tranh thủ thời gian ít ỏi của kỳ nghỉ hè này để truyền đạt, giúp các cháu được tiếp cận, làm quen dần với nhịp điệu và âm vang của tiếng cồng chiêng.
Già làng K’Tiếu kể, năm 14 tuổi, ông bắt đầu tìm hiểu và học cách đánh các bài cồng chiêng. Lúc bấy giờ, khi nghe ở buôn làng nào có lễ hội dù xa mấy ông cũng tìm đến để nghe và học tập. Niềm đam mê đó đã giúp ông nhanh chóng nắm vững và sử dụng thành thạo các nhịp điệu, âm thanh của cồng chiêng. Cách đây hơn 20 năm, nhận thấy văn hóa cồng chiêng của buôn làng mình bị quên lãng, ông đã đứng ra vận động mọi người ôn luyện, rồi trực tiếp hướng dẫn và mở lớp truyền dạy cho con cháu trên địa bàn xã: “Những ngày đầu khó khăn lắm vì chẳng có ai quan tâm. Người ta chơi trên mạng Internet, chơi game đủ thứ nên không có mấy người để ý đến cồng chiêng. Trong buôn cũng không có ai biết đánh cồng, đánh chiêng như thế nào cho nó bài bản. Vì vậy, mình phải giải thích, phải đi tuyên truyền, nói lại lịch sử của cồng chiêng. Tôi đang rất kỳ vọng, kỳ vọng nhất là các cháu lớp 7, lớp 8, vì mình dạy tụi nhỏ tiếp thu nhanh lắm, còn người lớn tuổi thì khó tiếp thu hơn. Cũng đang tập trung truyền cho con cháu trong mùa hè này, rảnh rỗi thì kêu gọi thêm những người ở lớp cũ đến ôn lại mỗi tháng hai, ba lần để không quên, nếu không thì sẽ bỏ quên hết”.
Kiên trì, tận tình truyền dạy của già làng K’Tiếu, đến nay, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đã có hơn 200 người đánh thành thạo cồng chiêng, trong đó hơn 30 người là thanh viên của Câu lạc bộ cồng chiêng tại địa phương. Theo ông M Hiu Nguyên, Bí thư Chi bộ thôn Duệ, xã Đinh Lạc, chính sự tận tâm của già làng K’Tiếu đã truyền lửa, thôi thúc cộng đồng người K’ho ở nơi đây nỗ lực học tập, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của dân tộc, trong đó có bản thân mình. Ông M Hiu Nguyên cho biết, cả 3 thành viên trong gia đình gồm ông, vợ và con gái đều lần lượt tham gia các lớp học đánh cồng chiêng do già làng K’Tiếu truyền dạy: “Ông đã truyền dạy rất nhiệt tình. Chúng tôi cảm nhận được điều đó và cố gắng học tập thật tốt để nắm bắt được, hiểu được tất cả các bài chiêng. Các em học sinh cấp II, cấp III, trong đó có con gái tôi, kể cả vợ tôi cũng đi học. Sau này, đóng góp phần nào đó gìn giữ, bảo tồn lại nét văn hóa đặc sắc riêng của đồng bào K’ho mình, để tiếng cồng, tiếng chiêng không mai một theo thời gian”.
Ông Trương Quốc Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Lạc, huyện Di Linh cho biết, nhờ sự đóng góp của già làng K’Tiếu, hàng năm các lớp truyền dạy cồng chiêng tại địa phương được duy trì. Từ đó, các lễ hội truyền thống như lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới, những bài diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, kể khan... gắn với chuỗi hoạt động thể thao, ẩm thực dân gian của người dân tộc bản địa đã từng bước được khôi phục. Trong 2 năm 2018 và 2019, xã Đinh Lạc tự đứng ra tổ chức thành công 2 lần giao lưu văn hóa cồng chiêng với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ông Trương Quốc Phương khẳng định, những thành quả này có sự đóng góp rất quan trọng của già làng K’Tiếu: “Ông là người vừa truyền dạy, vừa truyền lửa, vừa là người đi tuyên truyền, vận động các thế hệ tham gia, là người rất tích cực đưa cồng chiêng vào trường học. Đinh Lạc cũng đã có định hướng là tiếp tục gìn giữ một số nét văn hóa truyền thống khác như trang phục, làng nghề rượu cần, làng nghề đan lát. Đây là việc hết sức thuận lợi bởi có sự kết hợp giữa không gian văn hóa cồng chiêng với các làng nghề, có cơ hội để bà con nâng cao thu nhập”.
Tích cực đóng góp trong việc bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, các năm qua, già làng K’Tiếu đã nhận được rất nhiều bằng khen của huyện Di Linh và tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt, năm ngoái, già làng K’Tiếu vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Ngoài ra, Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu còn là một trong 31 cá nhân vừa được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước; là điển hình tiên tiến của tỉnh Lâm Đồng được giới thiệu tham dự hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc nhân dịp 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/06/1948 - 11/06/2023)./.
Viết bình luận