PA DƯR KINH TẾ BHƯƠN, KINH TẾ B’BĂN CH’CHOH GA MĂC
Thứ ba, 16:55, 21/05/2024 Kim Thu Kim Thu
Pa dưr râu liêm choom âng plêêng k’tiếc, coh pazêng c’moo ahay, pazêng chr’hoong da ding k’coong tỉnh Thừa Thiên Huế t’bhlâng zooi đhanuôr pa dưr kinh tế bhươn, crâng, kinh tế b’băn ch’choh ga măc lâng đợ chính sách ghít liêm, la lua ta nih.

 

 

C’moo 2020, xang 3 c’xêê học tập bh’rợ băn a ọc hữu cơ âng Tập đoàn Quế Lâm đhị chr’hoong Phong Điền, anoo Lê Minh Nhật, coh cr’noon Tân Hối, chr’val Hồng Bắc, chr’hoong A Lưới chô ooy vel đong đay bhrợ c’rol băn a ọc. Ting cơnh bh’rợ vêy tập đoàn Quế Lâm pa choom, anoo bhrợ c’rol crêê cơnh, vêy điện ang, chr’đhí, phun đác tự động, nhâm mâng đoọng ha a ọc pậ liêm. Tơợ ruuh a ọc tr’nơớp mơ 3 p’nong a căn, tước nâu cơy a ọc âng pr’loọng đong anoon rưah vaih tước 100 p’nong. Vêy tập đoàn Quế Lâm đoọng m’ma, bh’năn, bhr’lếp sinh học coh cum lâng câl a ọc lâng đợ chr’năp năc 65 r’bhâu đồng 1 ký, xang muy ruuh a ọc, anoo bơơn pay pa chô tơợ 40 tước 50 ức đồng. Anoo Lê Minh Nhật dzợ pay đươi êế a ọc lúc ooy k’tiếc choh r’veh, k’đấc, alui lâng bấc tơơm chr’noh n’lơơng coh bhươn đoọng pa dưr râu bơơn pay pa chô: “Tr’nơớp acu công căh vêy cr’noọ băn a ọc, năc coh t’tun bơơn lướt học tập, lướt lêy bh’rợ b’băn coh Tập đoàn Quế Lâm năc acu kiêng bhlâng. Acu lêy bh’rợ băn a ọc hữu cơ n’nâu t’mêê bhlâng năc choom ng’bhrợ pa dưr. Tr’nơớp tơớp băn căh ơy vêy kinh nghiệm năc a ọc rưah vêy bêl chêết năc nâu cơy ơy vêy kinh nghiệm năc băn liêm choom lâh mơ. Acu vêy cr’noọ tước ooy c’moo n’tôh năc bhrợ t’bhưah c’rol đoọng bơơn băn bấc lâh mơ, pa dưr râu bơơn pay pa chô.”

Lâh băn a ọc, c’roóc, coh pazêng c’moo ahay, đhanuôr chr’hoong A Lưới t’bhlâng bhrợ k’rơ bh’rợ kinh tế bhươn, crâng, bhrợ bấc bhươn ch’choh la liêm vêy chr’năp ooy kinh tế bấc pa bhlâng. Coh đêec, bhươn ch’choh liêm choom âng pr’loọng đong t’cooh Trần Văn Lưu, coh cr’noon Mai Diên, chr’val A Ngo vêy ta moon năc bhươn liêm choom pa bhlâng. Lâng đợ bhươn bhưah lâh 1 héc ta lâng đợ đhăm bhrợ đong kính năc lâh 500 mét vuông vêy nhà nước zooi đoọng 50%, t’cooh Lưu choh zập pazêng râu r’veh cơnh dền, ha bhêy, a ciêl, mướp a tăng. Lâh bhươn r’veh bơơn pay pa chô prang c’moo, ađoo năc dzợ choh bấc tơơm pay cha p’lêê cơnh pih bhung, cam… đoọng pa dưr râu bơơn pay pa chô. T’cooh Trần Văn Lưu prá xay, đươi vêy nhà nước zooi bhrợ đoọng đong kính, ngành nông nghiệp pa choom p’xoọng, pa choom ooy bh’rợ bhrợ bhươn la liêm năc râu liêm choom ooy kinh tế tơợ zr’lụ bhươn n’nâu bấc lâh mơ t’piing lâng pazêng c’moo l’lăm ahay: “Tơợ c’moo 2011 acu năc tơớp bhrợ bhươn, dợ k’tứi. Đăn đau vêy nhà nước zooi đoọng 100 ức đồng bhrợ đong kính lâng pr’đươi tưới đác năc choh r’veh, pô liêm choom lâh mơ, râu bơơn pay pa chô bấc lâh mơ lâng l’lăm ahay. Nhà nước lâng chính quyền vel đong zooi cơnh đêêc năc azi bhui har pa bhlâng, pa dưr ađay t’bhlâng bhrợ cha đoọng pa dưr râu bơơn pay pa chô bấc lâh mơ, pr’ắt tr’mông zập liêm lâh mơ.”

Đhị chr’hoong da ding k’coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xoọc đâu, lâh pazêng zr’lụ b’băn ch’choh ga măc bơơn râu pay pa chô zập c’moo tơợ 300 tước 500 ức đồng, vêy cơnh cậ vêy k’tỷ đồng, năc dzợ vêy 50 bhươn liêm choom âng 50 pr’loọng đong đhanuôr vêy ta quy hoạch crêê cơnh, râu liêm choom bấc lâh mơ, đươi dua râu liêm choom âng khoa học kỹ thuật ooy bh’rợ choh pazêng râu tơơm pay cha p’lêê. Pr’đươi âng pazêng bhươn liêm choom năc đợ tơơm chr’noh, bh’năn băn vêy chr’năp dal, crêê cơnh lâng đhr’năng âng plêệng k’tiếc anag vel đong lâng cr’noọ đươi dua âng manuyh. T’cooh Văn Lập, Trưởng phòng Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon chr’hoong A Lưới prá xay, lâh đợ xa nay âng Nhà nước, âng tỉnh, vel đong công bhrợ bấc chính sách zooi đoọng, pa hêl đhanuôr pa dưr kinh tế bhươn, kinh tế b’băn ch’choh ga măc: “Ting cơnh Nghị quyết 20, 30 âng HĐND tỉnh năc đhanuôr bhrợ kinh tế bhươn đươi dua công nghệ dal năc vêy ta zooi 50% pazêng zên xang bêl bhrợ. Đươi dua chính sách n’năc đh’rưah lâng chính quyền p’zương âng ch’hoong A Lưới năc ơy bhrợ liêm choom bhlâng. Bấc pr’loọng đong ơy xay bhrợ liêm xang đợ bhươn liêm choom vêy chr’năp kinh tế bấc bhlâng. Công đươi vêy chính sách p’zương năc đhanuôr vêy zên k’rong bhrợ, ting t’ngay bhrợ t’bhưah đhăm ch’choh b’băn.”

Coh pazêng c’moo đăn đâu, pazêng chr’hoong da ding k’coong cơnh Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bhrợ bấc cơ chế, chính sách ta đang moon đhanuôr, pa bhlâng năc đhanuôr acoon coh pa dưr kinh tế bhươn ch’choh b’băn. Bh’rợ zooi vêy k’rong bhrợ đh’rưah lâng pazêng xa nay bh’rợ t’bhlâng pa dưr bh’rợ ch’choh, b’băn, choh crâng, xa nay bh’rợ pa choom bh’rợ tr’nêng đoọng ha manuyh pa bhrợ coh bhươl cr’noon… Đh’rưah lâng bh’rợ bhrợ zr’lụ ch’choh b’băn zazum, pazêng vel đong năc dzợ ta đang moon đhanuôr t’bhlâng xăl chr’noh chr’bêệt, bh’năn băn, đươi dua râu liêm choom âng khoa học kỹ thuật ooy bh’rợ pa bhrợ đoọng pa dưr chr’năp coh muy đhăm k’tiếc. T’cooh Mai Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế prá xay, chr’hoong ơy bhrợ Đề án bhr’lậ cớ bh’rợ ch’choh b’băn, coh đêêc, vêy cr’noọ bh’rợ ghít liêm ooy bh’rợ pa dưr kinh tế bhươn lâng đợ tơơm chr’noh, bh’năn băn crêê cơnh lâng râu liêm choom âng vel đong: “Xoọc đâu, chr’hoong xoọc t’bhlâng xăl tơơm chr’noh bh’năn băn, bhr’lậ cớ ngành nông nghiệp. Coh ha y năc t’bhlâng quy hoạch zr’lụ, coh đêêc chr’val Hương Sơn năc t’bhlâng choh tơơm chứa, chr’val Hương Hoà năc choh tơơm cam. Huyện uỷ công ơy bhrợ Nghị quyết ooy bh’rợ choh quế, ta đang moon đhanuôr xăl đhăm choh keo căh lâh liêm choom năc choh quế. Muy bơr zr’lụ n’lơơng năc xăl choh prí, ổi, pazêng râu tơơm pay cha p’lêê… Bhrợ têng cơnh ooy năc zập tơơm chr’noh vêy pr’đươi chr’nắp đoọng pa dưr t’bấc râu bơơn pay pa chô đoọng ha đhanuôr”./.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ VƯỜN, KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VÙNG MIỀN NÚI THỪA THIÊN HUẾ

Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp bà con nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Năm 2020, sau 3 tháng học tập quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm tại huyện Phong Điền, anh Lê Minh Nhật, ở thôn Tân Hối, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới về quê đầu tư mở trang trại chăn nuôi heo. Theo quy trình kỹ thuật được tập đoàn Quế Lâm cung cấp, anh xây dựng chuồng trại đúng quy cách, có hệ thống điện, quạt, phun sương tự động, đảm bảo cho đàn heo phát triển tốt. Từ lứa heo đầu tiên chỉ với 3 con nái, đến nay đàn heo nhà anh đã tăng lên gần 100 con. Được Tập đoàn Quế Lâm cung cấp con giống, thức ăn, đệm lót sinh học và bao tiêu sản phẩm với giá heo hơi 65 ngàn đồng 1 ký, sau mỗi lứa heo, anh có thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng. Anh Lê Minh Nhật còn tận dụng nguồn phân bón sẵn có trồng rau, bầu bí và nhiều loại ăn ăn quả trong vườn nhà để tăng thu nhập: “Lúc đầu tôi cũng không tính nuôi heo, nhưng sau khi được đi học tập, tham quan mô hình ở Tập đoàn Quế Lâm thì rất mê. Mình cũng thấy mô hình nuôi heo hữu cơ này mới nhưng có hướng để phát triển. Mới đầu nuôi chưa có kinh nghiệm nên heo đẻ có khi chết cả đàn nhưng bây giờ có kinh nghiệm thì nuôi tốt hơn. Tôi cũng tính sang năm mở rộng chuồng trại để nuôi nhiều hơn, tăng thu nhập.”

Ngoài chăn nuôi heo, bò, những năm qua, nông dân huyện A Lưới đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, rừng, xây dựng nhiều vườn mẫu có giá trị kinh tế cao. Trong đó, vườn mẫu của gia đình ông Trần Văn Lưu, ở thôn Mai Diên, xã A Ngo được đánh gia là mô hình vườn mẫu chất lượng cao. Trong khu vườn rộng hơn 1 héc ta với diện tích nhà kính hơn 500 mét vuông được nhà nước đầu tư 50%, ông Lưu trồng đủ các loại rau như rau dền, cải, dưa leo, mướp đắng. Ngoài vườn rau thu hoạch quanh năm, ông còn trồng nhiều loại cây ăn quả như bưởi, cam... để tăng thu nhập. Ông Trần Văn Lưu chia sẻ, nhờ nhà nước đầu tư mô hình nhà kính, ngành nông nghiệp tập huấn, chuyển giao quy trình xây dựng vườn mẫu nên hiệu quả kinh tế từ khu vườn mang lại cao hơn nhiều so với trước đây: “Từ năm 2011 tôi đã bắt đầu làm vườn, nhưng quy mô nhỏ. Gần đây được nhà nước đầu tư 100 triệu đồng để làm nhà kính và hệ thống tưới thì trồng rau hoa chất lượng hơn, thu nhập rất là cao so với trước. Nhà nước và chính quyền địa phương hỗ trợ như vậy thì chúng tôi rất phấn khởi, thúc đẩy mình làm ăn để nâng cao thu nhập, cuộc sống đầy đủ hơn.”

Tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay, ngoài các trang trại, gia trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt cho thu nhập mỗi năm từ 300 đến 500 triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng, còn có 50 vườn mẫu của 50 hộ dân được quy hoạch hợp lý, có tính thẩm mỹ cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng các loại cây ăn quả. Sản phẩm của các vườn mẫu là những cây trồng, vật nuôi có giá trị, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương và nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Ông Văn Lập, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới cho biết, ngoài cơ chế của Nhà nước, của tỉnh, địa phương cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, động viên người dân phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, gia trại: “Theo Nghị quyết 20, 30 của HĐND tỉnh thì bà con làm kinh tế vườn ứng dụng công nghệ cao sẽ được hỗ trợ 50% tổng kinh phí sau đầu tư. Áp dụng chính sách đó cùng với chính sách khuyến khích của huyện thì A Lưới đã làm rất hiệu quả. Nhiều hộ đã xây dựng thành công những vườn mẫu có giá trị kinh tế cao. Cũng nhờ có chính sách khuyến khích mà người dân có vốn để đầu tư thâm canh, ngày càng mở rộng quy mô sản xuất.”

Những năm gần đây, các huyện miền núi Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Việc hỗ trợ được lồng ghép từ các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Cùng với việc xây dựng mô hình trang trại tập trung, các địa phương vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị trên cùng 1 diện tích đất. Ông Mai Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, huyện đã xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó, có kế hoạch cụ thể về phát triển kinh tế vườn với những cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế của địa phương: “Hiện nay, huyện đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tới đây sẽ tập trung quy hoạch vùng, trong đó xã Hương Sơn tập trung phát triển cây dứa, xã Hương Hòa phát triển cây cam. Huyện ủy cũng đã ban hành Nghị quyết về trồng quế nguyên liệu, vận động bà con chuyển đổi diện tích trồng keo kém hiệu quả sang trồng quế. Một số vùng khác sẽ chuyển đổi qua trồng chuối, ổi, các loại cây có múi… Làm thế nào đó  mỗi loại cây đều có sản phẩm có giá trị để nâng cao thu nhập cho người dân”./.

Kim Thu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC