Coh cr’chăl ahay, đảng viên, manuyh vêy bấc ngai chăp coh pazêng chr’hoong da ding k’coong tỉnh Bình Định ơy t’bhlâng prá xay, p’too pa choom lâng bấc cơnh bh’rợ tr’nêng, zooi đhanuôr n’năl ghít lâh mơ ooy xa nay bh’rợ, râu chr’năp âng xa nay bh’rợ n’nâu.
Bêl xa nul âng chiing goong coh Đong Văn hoá cr’noon M6, chr’val Vĩnh Hoà, chr’hoong Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định chr’val công năc bêl c’bhuh n’đhưưng n’toong âng cr’noon n’nâu chô k’rong. C’bhuh n’đhưưng n’toong cr’noon M6, chr’val Vinh Hoà xoọc bhrợ Dự án 6 ooy xa nay bh’rợ Zư lêy, pa dưr râu chr’năp văn hoá ty đanh liêm pr’hay âng zập pazêng acoon coh đh’rưah lâng pa dưr du lịch âng Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong. Cr’noon M6 t’bhlâng zư lêy lâng pa dưr chr’năp văn hoá âng đhanuôr đay, bha lâng năc pa dưr văn hoá chiing goong đh’rưah lâng pa dưr pazêng râu pr’múa xoang ty đanh âng đhanuôr Ba Na. Zập c’xêê, xang bêl họp, đợ manuyh vêy bấc ngai chăp coh cr’noon M6 năc chô k’rong đha đhâm c’mor coh cr’noon đoọng pa choom h’cơnh ng’toong chiing goong.
T’cooh Y Khoa, 69 c’moo, manuyh Ba Na coh cr’noon M6, chr’val Vĩnh Hoà, chr’hoong Vĩnh Thạnh năc đảng viên vêy bấc ngai chăp âng vel đong n’nâu. Ting cơnh t’cooh Y Khoa, lâng cr’noon M6, xa nul chiing goong chr’va chr’đhô năc xay p’căh râu têêm ngăn, năc ta đang abhô dang chô ooy bhươl cr’noon: “Azi ta luôn zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá acoon coh âng zi, pa bhlâng năc bhiệc bha chiing goong, tr’coọ xa nul ty đanh âng acoon coh. Kiêng pa dưr văn hoá ty đanh năc apêê abhướp, t’cooh bhươl vêy bấc ngai chăp năc vêy trách nhiệm prá xay, ta đang moon lang đha đhâm c’mor ting zư lêy. Pazêng t’ngay bhiệc bhan năc bhrợ bh’rợ n’đhưưng n’toong. Đợ manuyh n’năl năc pa choom đoọng, xay bhrợ liêm choom xa nay pa dưr râu chr’năp pr’bhây âng acoon coh zi”.
Cr’noon M6, chr’val Vĩnh Hoà, chr’hoong Vĩnh Thạnh vêy k’dâng 60% năc đhanuôr Ba Na, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr bấc bhlâng năc đươi ooy bh’rợ ch’choh b’băn. Xay bhrợ Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong, coh cr’chăl ahay chr’hoong Vĩnh Thạnh ơy zooi bh’rợ bhrợ cha ha pr’loọng đong, đoọng máy móc ha muy bơr pr’loọng đong. T’cooh Đinh Văn Hảo, Trưởng cr’noon M6, chr’val Vĩnh Hoà, chr’hoong Vĩnh Thạnh, đoọng văn hoá âng manuyh Ba Na bơơn ta zư đớc, zập đảng viên năc ta nih đha nâng prá xay, p’too pa choom đhanuôr zư lêy râu chr’năp liêm ty đanh âng đhanuôr đay. Zập c’xêê, xang cr’chăl họp quân dân chính coh đong văn hoá cr’noon M6, c’bhuh văn hoá chiing goong năc pa choom đoọng ha đhanuôr n’đhưưng n’toong. T’cooh Hảo prá xay p’xoọng, đảng viên, manuyh vêy bấc ngai chăp năc t’bhlâng pa choom n’đhưưng n’toong lâng đoàn viên, đha đhâm c’mor, pa choom lang p’niên ting xay bhrợ cơnh apêê lang l’lăm: “Đoo bêl họp đhanuôr, zập bêl công prá xay, p’too pa choom đhanuôr năc zư lêy, pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá âng acoon coh đay. Lâng manuyh đảng viên năc c’la cu công cơnh pazêng manuyh coh cr’noon năc đh’rưah lướt tước ooy đong đhanuôr p’too pa choom, đợ xa nay hân đoo đhanuôr căh n’năl năc azi prá xay đoọng đhanuôr n’năl ghít ooy xa nay bh’rợ công cơnh ooy đhr’năng p’niên đơơh pay k’díc k’điêl”.
T’cooh Đinh Tiêu, Trường phòng Acoon coh chr’hoong da ding k’coong Vĩnh Thạnh prá xay, đhị chr’hoong vêy 31 cha năc manuyh vêy bấc ngai chăp. Ting cơnh t’cooh Đinh Tiêu, pazêng manuyh vêy bấc ngai chăp ơy đh’rưah lâng chính quyền ta đang moon đhanuôr cher đoọng k’tiếc bhrợ c’lâng:“Bêl xay bhrợ xa nay bh’rợ zr’lụ đhanuôr acoon coh, prang hệ thống chính trị đh’rưah xay bhrợ. Manuyh vêy bấc ngai chăp, đảng viên năc manuyh l’lăm xay bhrợ coh bh’rợ prá xay, p’too pa choom cơnh ooy xa nay p’niên đơơh pay k’diic k’điêl lâng tr’pay diic điêl coh bhuh xoọng, xa nay zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá zr’lụ đhanuôr acoon coh công cơnh ta đang moon đhanuôr t’bhlâng bhrợ cha. Manuyh vêy bấc ngai chắp, bí thư chi bộ, trưởng cr’noon ơy zooi cấp chr’val, Ban K’đhơợng xay cấp chr’hoong xay bhrợ ghít ooy vel đong, xay bhrợ pazêng xa nay bh’rợ, dự án pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh”.
Tơợ zên âng Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong, chr’hoong Hoài Ân ơy bhrợ liêm xang zr’lụ đhanuôr ắt mamông cr’noon T6 (cr’noon t’mêê Đak Bok), chr’val Dak Mang. Zr’lụ đhanuôr ắt mamông n’nâu năc ắt coh Dự án 2: Quy hoạch, ra pặ, đớc đoọng, nhâm mâng đhanuôr ắt mamông coh pazêng zr’lụ chr’năp âng Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong. Dự án n’nâu vêy ta bhrợ tơợ c’moo 2022, tước nâu cơy năc ơy bhrợ liêm xang lâng ra văng pazao đoọng ooy UBND chr’val Đak Mang bhrợ đhăm ắt mamông t’mêê đoọng ha đhanuôr.
Zập c’moo, Ban Acoon coh tỉnh Bình Định bhrợ pazêng lớp pa choom c’năl xa nay pháp luật đớc đoọng ha manuyh vêy bấc ngai chăp. T’cooh Đinh Văn Lung, Trưởng Ban Acoon coh tỉnh Bình Định prá xay: UBND pazêng chr’hoong công đơơh loon prá xay, p’too pa choom xa nay pháp luật đoọng ha manuyh vêy bấc ngai chắp, bh’rợ prá xay đoọng ha manuyh vêy bấc ngai chăp:“Xoọc đâu, tỉnh Bình Định vêy 21 chr’val xay bhrợ Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong. Xa nay bh’rợ âng manuyh vêy bấc ngai chăp coh đhanuôr acoon coh ting pâh coh bh’rợ xay moon, p’too pa choom đhanuôr acoon coh ting cơnh Quyết định 1719 n’nâu năc apêê abhướp hâng hơnh bhrợ têng. Bêl Ban Acoon coh tỉnh Bình Định công cơnh zập ngành lướt xay moon p’too pa choom coh zr’lụ đhanuôr acoon coh năc apêê abhướp n’năc zêng vêy tước, ta bơơn n’năl ghít ooy xa nay bh’rợ, pa bhlâng năc coh 10 dự án lâng pazêng dự án k’tứi lâng xa nay bh’rợ n’lơơng”./.
Phát huy vai trò đảng viên trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
Nhiều huyện miền núi tỉnh Bình Định đang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thời gian qua, đảng viên, người có uy tín ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, giúp người dân hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa của chương trình.
Khi tiếng cồng chiêng ở Nhà Văn hóa thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định vang lên cũng là lúc đội cồng chiêng của làng này tụ hội. Đội cồng chiêng thôn M6 có đủ thành phần, cả người già lẫn người trẻ đồng bào Ba Na. Hiện nay, thôn M6, xã Vĩnh Hòa đang thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thôn M6 tập trung bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào mình, nổi bật là phát triển văn hóa cồng chiêng gắn với các điệu múa xoang truyền thống của người Ba Na. Mỗi tháng, sau buổi họp, những người có uy tín ở thôn M6 lại tập họp thanh niên trong thôn để truyền dạy cách đánh cồng chiêng.
Ông Y Khoa, 69 tuổi, người dân tộc Ba Na ở thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh là đảng viên có nhiều uy tín tại địa phương này. Theo ông Y Khoa, với dân làng M6, tiếng cồng chiêng vang lên là tín hiệu bình yên, không gian giao kết thần linh với cộng đồng.
Ông Y Khoa cho biết: “Chúng tôi luôn giữ gìn và bảo tồn về bản sắc văn hóa dân tộc của chúng ta nhất là hội cồng chiêng, nhạc cụ dân gian của dân tộc. Muốn phát huy được văn hóa truyền thống thì các cụ, già làng uy tín phải có trách nhiệm tuyên truyền, vận động thế hệ trẻ. Các ngày hội, ngày lễ thì phải tổ chức đánh cồng chiêng. Những người biết phải trực tiếp hướng dẫn, làm tốt vấn đề phát huy bản sắc dân tộc của chúng ta”.
Thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh có khoảng 60% là đồng bào Ba Na, đời sống bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua huyện Vĩnh Thạnh đã hỗ trợ sinh kế hộ gia đình, hỗ trợ máy móc cho một số hộ dân. Ông Đinh Văn Hảo, Trưởng thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh cho biết, để văn hóa của người Ba Na được gìn giữ, mỗi đảng viên phải gương mẫu tuyên truyền, vận động bà con gìn giữ nét đẹp truyền thống của đồng bào mình. Mỗi tháng, sau các buổi họp quân dân chính ở nhà văn hóa thôn M6, đội văn hóa cồng chiêng sẽ hướng dẫn cho người dân cách đánh cồng chiêng.
Ông Hảo cho biết thêm, đảng viên, người có uy tín tiên phong tập luyện với đoàn viên, thanh niên, hướng dẫn lớp trẻ noi theo những người đi trước: “Mỗi lần họp dân, chúng tôi luôn tuyên truyền nhắc nhở bà con nhân dân phải phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương mình. Với trách nhiệm đảng viên thì bản thân tôi cũng như những người trong làng kết hợp vào trực tiếp từng hộ gia đình tuyên truyền vận động bà con, những vấn đề nào bà con chưa hiểu được thì chúng tôi giải thích bà con nắm rõ về tình hình cũng như vấn đề tảo hôn”.
Huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là địa phương thực hiện tốt các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua chương trình này, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào ngày càng tốt hơn; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy... Ông Đinh Tiêu, Trưởng phòng Dân tộc huyện miền núi Vĩnh Thạnh cho biết, trên địa bàn huyện có 31 người có uy tín. Người có uy tín đã đóng góp rất lớn trong cuộc vận động bà con chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là “cánh tay nối dài” trong việc hòa giải, xử lý các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp đất đai của người dân ở địa phương.
Theo ông Đinh Tiêu, những người có uy tín đã cùng chính quyền vận động bà con hiến đất để xây dựng đường: “Khi thực hiện chương trình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cả hệ thống chính trị cùng triển khai thực hiện. Người có uy tín, đảng viên đi đầu trong công tác tuyên truyền vận động như về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như vận động bà con tham gia các dự án sản xuất. Người có uy tín, bí thư chi bộ, thôn trưởng đã giúp cấp xã, Ban Chỉ đạo cấp huyện triển khai tổ chức thực hiện sát với cơ sở, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Huyện Hoài Ân có 3 xã vùng cao Ðak Mang, Bok Tới, Ân Sơn là nơi sinh sống của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na, H'rê. Giai đoạn 2021-2025, huyện Hoài Ân thực hiện Dự án Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở một số xã vùng cao này. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Hoài Ân đã xây dựng hoàn thành khu dân cư làng T6 (làng mới Đak Bok), xã Đak Mang. Khu dân cư này nằm trong Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự án này được khởi công từ năm 2022, đến nay cơ bản hoàn thành và chuẩn bị bàn giao cho UBND xã Đak Mang bố trí tái định cư cho người dân.
Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân khẳng định, việc xây dựng khu dân cư làng Đak Bok, Đak Mang góp phần giải quyết nhu cầu đất ở cho bà con, sớm ổn định cuộc sống: “Thực tế đóng góp của những người có uy tín trong cộng đồng dân cư thể hiện rất rõ nét thông qua việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội và trong những chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là cầu nối để Đảng, Nhà nước và bộ máy chính quyền địa phương tiếp xúc với người dân. Thông qua những người này, những vấn đề khó của địa phương sẽ được những người có uy tháo gỡ cùng với sự tham gia của các cơ quan chính quyền”.
Hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho những người có uy tín. Ông Đinh Văn Lung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định cho biết: UBND các huyện cũng chủ động cung cấp thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật cho người có uy tín, kỹ năng công tác tuyên truyền cho người uy tín.
Ông Đinh Văn Lung cho biết: “Hiện nay tỉnh Bình Định có 21 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trong việc tuyên truyền vận động trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 1719 này thì vai trò của các cụ rất nhiệt tình, tích cực. Khi Ban Dân tộc tỉnh Bình Định cũng như các ngành đi tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì các cụ đó đều có mặt, tiếp thu, tiếp cận được chương trình, nội dung, nhất là trong 10 dự án và các tiểu dự án và nội dung thành phần”.
Viết bình luận