K’nặ 20 c’moo ahay, t’cooh xa nay chr’hoong da ding k’coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bhrợ pr’họp nhăn p’rá lâng prá xay pa tơơi k’nặ 100 đhr’nong đong ắt mamông coh pa răh da ding, vêy đhr’năng hr’lang hr’câh k’rơ bhlâng. Năc muy chr’hoong da ding k’coong dal k’noong k’tiếc, đhr’năng kinh tế - xã hội dzợ bấc râu zr’năh k’đhap năc chr’hoong Tây Giang ơy l’lăm xay bhrợ bh’rợ ra pặ, đớc đoọng k’tiếc ha đhanuôr coh zr’lụ buôn hr’lang hr’câh k’tiếc tước ắt đhị đhăm ắt t’mêê liêm crêê. Cr’noon Pơr Ning, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang năc bhươl cr’noon tr’nơớp âng tỉnh Quảng Nam bhrợ têng lêy bh’rợ ra pặ đhanuôr. T’cooh Bhling Phát, Trưởng cr’noon Pơr Ning, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang prá xay, đhanuôr coh bhươl cr’noon zêng bhui har bêl bơơn ắt mamông nhâm mâng coh pazêng đhr’nong đong nhâm mâng đhị zr’lụ ắt mamông t’mêê: “Pr’ắt tr’mông âng đhanuôr nhâm mâng. Coh cr’chăl ahay, đhí boo, tuh bhlong vaih k’rơ pa bhlâng năc coh cr’noon zi đợ râu bil hư doọ lâh bấc t’piing lâng vel đong n’lơơng”.
L’lăm ahay, 86 pr’loọng đong cr’noon Arâng, chr’val A Xan, chr’hoong da ding k’coong Tây Giang ắt mamông coh da ding căh cậ coh toor tọm đác, ta luôn ắt lâng đhr’năng hr’lang hr’câh, tuh chô pr’hậc coh hân noo đhí boo, tuh bhlong. Ắt mamông coh zr’lụ k’tiếc mốp, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr zr’năh xr’dô. Pazêng pr’đươi cơnh điện, c’lâng, trạm y tế, trường học… căh ơy ta bhrợ crêê cơnh. Tơợ bêl vêy xa nay pa tơơi 86 pr’loọng đong đhanuôr chô ắt mamông đhị đhăm ắt mamông t’mêê lâng pazêng râu pr’đươi văn hoá, giáo dục lâng y tế vêy ta bhrợ liêm mâng ơy zooi đhanuôr têêm ngăn pr’ắt tr’mông. Anoo Alăng Tú, coh cr’noon Arâng, chr’val Axan, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam prá xay: “Azi bhui har tu vêy c’lâng, trường, trạm lâng điện zêng vêy. Nhà nước k’rong bhrợ zập râu cơnh đhăm k’tiếc, zooi bhrợ đong ắt”.
Tước nâu cơy, chr’hoong da ding k’coong chr’hoong k’noong k’tiếc Tây Giang ơy pa tơơi lâh 6 r’bhâu pr’loọng đong đhanuôr ooy zr’lụ ắt mamông t’mêê lâng zập pazêng râu pr’đươi nhâm mâng. Pr’ắt tr’mông âng đhanuôr tr’xăl ting t’ngay. Lâng xa nay “k’rang l’lăm đoọng doọ vaih bhrêy tăh”, bh’rợ bhrợ têng bhươl cr’noon t’mêê lâng zr’lụ ắt mamông năc căh muy bhrợ t’vaih zr’lụ ắt mamông nhâm mâng đoọng ha đhanuôr ting n’năc năc dzợ vêy chr’năp pa bhlâng ooy xa nay bh’rợ pa dưr kinh tế - xã hội zr’lụ k’noong k’tiéc Tây Giang. T’cooh Mạc Như Phương, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam prá xay: “Chr’hoong Tây Giang ơy bhrợ 132 đhăm ắt mamông. Đươi xay bhrợ liêm choom bh’rợ ra pặ đhị ắt mamông năc pr’ắt tr’mông âng đhanuôr nhâm mâng lâh mơ”.
Tơợ râu liêm choom âng xa nay bh’rợ ra pặ đhị ắt mamông ha đhanuôr coh chr’hoong da ding k’coong Tây Giang, c’moo 2017, tỉnh Quảng Nam bhrợ Nghị quyết ra pặ đhị đhanuôr ắt mamông coh prang tỉnh. Ting cơnh đề án n’nâu, zập pr’loọng đong vêy ta đoọng tước ắt đhị đhăm ắt mamông t’mêê, zên câl pazêng râu pr’đươi lâng bhrợ pazêng công trình n’lơơng lâng đợ chr’năp 120 ức đồng. Tỉnh Quảng Nam ơy đớc k’ha riêng tỷ đồng đoọng pa tơơi, bhrợ đhăm ắt mamông đoọng ha k’dâng 7 r’bhâu pr’loọng đong đhanuôr ắt coh zr’lụ buôn vaih tuh bhlong, hr’lang hr’câh k’tiếc tước ắt đhị zr’lụ ắt mamông nhâm mâng.
Xang pazêng g’luh hr’lang hr’câh k’tiếc g’lấp bấc bhươl cr’noon, k’zệt cha năc manuyh chêêt, tỉnh n’nâu t’bhlâng k’rong pazêng c’rơ tơợ ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương, zên tơợ pazêng xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung lâng c’rơ âng xã hội đoọng bhrợ bấc zr’lụ đhăm ắt mamông t’mêê đoọng đhanuôr coh zr’lụ buôn vaih tuh bhlong, hr’lang hr’câh k’tiếc tước ắt. T’cooh Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam prá xay, tơợ c’moo 2025, tỉnh Quảng Nam xay moon đớc zập c’moo k’rong bhrợ k’dâng 60 tỷ đồng đoọng ha 6 chr’hoong da ding k’coong dal bhrợ zr’lụ ắt mamông t’mêê: “Xa nay bh’rợ coh đanh đươnh coh bh’rợ zâl g’đéch ha đhí boo, tuh bhlong năc đoọng đhanuôr doọ dzợ k’rang ooy râu căh nhâm mâng đoo bêl đhí boo tước, tỉnh k’rong pazêng râu c’rơ đoọng đơơh hân xay bhrợ pazêng zr’lụ đhăm ắt mamông t’mêê liêm mâng. Zên k’rong đươi dua năc tơợ zên dự phòng, ha dang nguồn dự phòng căh lâh bấc năc đươi dua l’lăm tơợ ngân sách đoọng bhr’lậ pazêng râu zr’năh k’đhap, zâl cha groong đhr’năng hr’lang hr’câh k’tiếc, t’bhlâng pay đoọng zên đoọng choom xay bhrợ bh’rợ ra pặ đhị ắt mamông liêm crêê”./.
QUẢNG NAM: SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ MIỀN NÚI ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG
Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tập trung thực hiện Đề án sắp xếp dân cư. Đây là chương trình đầu tư cho miền núi lớn nhất sau 27 năm tái lập tỉnh Quảng Nam. Hàng trăm tỷ đồng đã được tỉnh Quảng Nam đầu tư để tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, giúp hàng vạn hộ dân đến nơi tái định cư an toàn, hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Gần 20 năm trước, lãnh đạo huyện miền núi cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tổ chức họp dân lấy ý kiến và bàn chủ trương di dời gần 100 ngôi nhà các hộ dân sống ở các sườn đồi, nguy cơ sạt lở lớn. Là một huyện vùng cao biên giới, điều kiện kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn nhưng huyện Tây Giang đã đi đầu trong việc sắp xếp, bố trí dân cư khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai đến nơi ở mới an toàn. Làng Pơ Ning, xã Lăng, huyện Tây Giang là ngôi làng miền núi đầu tiên của tỉnh Quảng Nam thí điểm sắp xếp lại dân cư. Ông Bling Phát, Trưởng thôn Pơ Ning, xã Lăng, huyện Tây Giang cho biết, dân làng ai cũng vui mừng khi được sống ổn định trong những ngôi nhà kiên cố tại nơi tái định cư: “Đời sống bà con ổn định. Thời gian vừa rồi, thiên tai do biến đổi khí hậu rất nhiều nhưng ở thôn mình thì thiệt hại rất ít so với địa phương khác”.
Trước đây, 86 hộ dân thôn Arâng, xã Axan, huyện miền núi cao Tây Giang sống rải rác trên các triền đồi hoặc ven suối, thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở, lũ quét trong mùa mưa bão. Sống ở những nơi địa hình khó khăn, cuộc sống người dân khổ trăm bề. Cơ sở vật chất, điện, đường, trạm y tế, trường học… chưa được đầu tư đúng mức. Sau khi có chủ trương di dời 86 hộ dân về khu tái định cư mới với các thiết chế về văn hóa, giáo dục và y tế được đầu tư khang trang đã giúp bà con an cư lạc nghiệp. Anh Alăng Tú, thôn Arâng, xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nói: “Chúng tôi rất hạnh phúc vì đường, trường, trạm và điện đều có. Nhà nước đầu tư đủ thứ, như mặt bằng, hỗ trợ nhà ở”.
Đến nay, huyện miền núi cao biên giới Tây Giang đã di dời hơn 6.000 hộ dân về nơi ở mới với mạng lưới cơ sở vật chất kiên cố, khang trang. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đổi thay từng ngày. Với phương châm "lo xa để tránh họa gần", việc xây dựng làng mới và khu định cư không chỉ tạo nơi ở an toàn cho nhân dân mà còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Tây Giang. Ông Mạc Như Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Huyện Tây Giang đã sắp xếp được 132 mặt bằng. Nhờ làm tốt công tác sắp xếp dân cư nên đời sống của người dân hết sức ổn định”.
Từ thành công của chủ trương sắp xếp, bố trí dân cư ở huyện vùng cao Tây Giang, năm 2017, tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết sắp xếp lại dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đề án này, mỗi hộ tái định cư được hỗ trợ mặt bằng, tiền mua vật liệu và xây dựng các công trình phụ trợ khác với tổng kinh phí 120 triệu đồng. Tỉnh Quảng Nam đã bố trí ngân sách hàng trăm tỷ đồng để tổ chức di dời, tái định cư cho khoảng 7.000 hộ dân từ nơi chịu ảnh hưởng thiên tai đến nơi ở mới an toàn.
Sau các đợt sạt lở vùi lấp nhiều ngôi làng, hàng chục người tử vong, tỉnh này tiếp tục huy động nguồn lực từ ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương, vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn xã hội hoá để xây dựng nhiều khu dân cư đưa người dân vùng ảnh hưởng thiên tai vào ở. Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, từ năm 2025, tỉnh Quảng Nam dự kiến mỗi năm đầu tư 60 tỷ đồng cho 6 huyện miền núi cao xây dựng các khu tái định cư mới: “Phương án lâu dài trong ứng phó thiên tai để người dân không còn nỗi lo mất an toàn, khi mưa bão đến thì tỉnh sẽ huy động nguồn lực để khẩn cấp xây dựng các khu tái định cư an toàn. Nguồn vốn từ nguồn dự phòng, nếu nguồn dự phòng không đảm bảo thì sẽ ứng trước ngân sách để giải quyết trước những khó khăn có nguy cơ sạt lở cao thi cương quyết sẽ bố trí vốn trước để triển khai”./.
Viết bình luận