
Ađoo ơy ting pâh ooy pazêng g’luh zâl arọp abhuy pa chô k’tiếc k’ruung, zư lêy k’tiếc k’ruung lâng bấc g’luh tr’zâl ga mắc lâng arọp coh pazêng mặt trận coh Nam bộ. Coh cr’noọ ooy bêl ahay âng đoo, đợ t’ngay x’rịa âng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, pazum k’tiếc k’ruung, năc đợ t’ngay căh choom ha vil, đợ t’ngay bhui har căh dzợ cơnh, đợ t’ngay chr’năp pa bhlâng.

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ dưr ta béch, g’lăng tơợ manuyh lính lướt zâl arọp abhuy. Coh chiến tranh, ađoo đh’rưah lâng đồng đội zâl arọp coh prang chiến trường Tây Nguyên, coh cruung k’tiếc grơơ nhool Củ Chi, Đông Nam bộ… t’dợ ađoo dưr vaih muy cha năc tướng k’đhơợng quân, muy cha năc manuyh bhrợ bh’rợ pa chăp ch’mêệt lêy.
Lâng đoo, chiến thắng âng Chiến dịch Hồ Chí Minh năc xa nay bh’rợ vêy ta xay bhrợ coh đanh đươnh, grơơ k’rơ âng quân lâng đhanuôr Việt Nam. Ting cơnh Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, tr’nơớp c’xêê 4/1975, nguỵ quyền Sài Gòn vêy 5 sư đoàn zư lêy coh toor thành phố, coh đêêc Sư đoàn 18 đhị Xuân Lộc dzợ bấc quân, vêy ta đoọng bấc p p’nenh, cha răh. Xuân Lộc năc đhị arọp đươi pazêng c’rơ âng đay xoọc vêy đoọng zâl cha groong g’luh tiến công âng hêê. “Ha dang ahêê căh mặ zươi Xuân Lộc năc chiến tranh zr’năh k’đhap lâh mơ, xr’dô lâh mơ lâng pazêng quân đoàn âng hêê căh bơơn moot ooy Sài Gòn năc tơợ. Tu 18 trung đoàn bộ binh âng arọp coh Xuân Lộc bơơn xiêr ooy Biên Hoà, xang n’năc ooy Sài Gòn cơnh đêêc năc k’đhap pa bhlâng. Tu cơnh đêêc năc ng’choom moon, năc tu ng’bơơn zươi coh Xuân Lộc năc ting zooi ooy bh’rợ thắng lợi âng Chiến dịch Hồ Chí Minh.”
Ha dợ tơợ Tây Nam, t’ngay 9/4/1975, t’cooh Trần Ngọc Thổ đh’rưah lâng Trung đoàn 88 - vêy ta pác tơợ Quân khu 8, chô ooy Bộ Tư lệnh đoàn 232 ting pâh ooy Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ra diu t’ngay 30/4/1975, Trung đoàn 88 âng t’cooh Trần Ngọc Thổ z’lâh k’ruung Vàm Cỏ Đông, moot ooy Sài Gòn, bhrợ bh’rợ vêy ta pazao đoọng lâng đương zư lêy coh Nhà Bè. T’cooh Trần Ngọc Thổ xay moon, bêl bộ đội bha lâng tước ooy Sài Gòn, pazêng bh’rợ pay pa chô chính quyền năc ơy vêy apêê lực lượng coh m’pâng thành phố bhrợ têng lâng pazêng c’bhuh “p’too moon arọp” đh’rưah lâng Biệt động. Apêê n’năc năc đợ lực lượng ta béch pa bhlâng xay bhrợ coh cr’loọng đô thị lâng grơơ nhool, ta béch g’lăng zâl arọp pay pa chô thành phố: “Sài Gòn coh xoọc đêêc năc đoo bêl bộ đội bha lâng tước năc bh’rợ x’rịa. Ha dợ coh rau la lua cậ năc 82 c’bhuh p’too moon arọp âng thành phố ơy tước ooy m’pâng thành phố, apêê đoo năc đợ bí thư huyện uỷ vêy ta k’dua tước, đh’rưah lâng pazêng phường, chr’val lâng lực lượng Biệt động bhrợ t’vaih lực lượng ga măc pa bhlâng, hân đhơ êêh rau xay bhrợ lứch bh’rợ tr’nêng năc chiến thắng coh m’pâng thành phố năc đươi bấc ooy apêê.”
Xa nay căh choom bil coh cr’noọ âng Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, chiến thắng âng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năc chiến thắng âng loom chăp kiêng k’tiếc k’ruung âng đhanuôr Sài Gòn, đhanuôr miền Nam lâng prang k’tiếc k’ruung. L’lăm đêêc, coh toor, bộ đội năc ắt za nươr ooy đhanuôr, vêy đhanuôr Sài Gòn băn par, zư lêy đoọng zâl arọp abhuy lâng chiến thắng. Apêê adích, amế Củ Chi ơy băn par quân cơnh k’coon luônh âng đay lâng xa nay âng t’cooh Trần Ngọc Thổ năc muy coh bấc xa nay bấc bhlâng: “Xoọc đêêc coh Củ Chi, azi ăt đăn ooy đhr’nong đong âng amế Bảy. T’ngay n’năc amế Bảy ta đang acu tước lâng p’too, đăn đhị đong k’muôr n’tôh vêy acu đớc bơr pêê ruôn ch’neh, hộp axiu… đoo bêl đươi năc pếch pay đươi. Acu ta mooh: Hau inhi căh xay ooy apêê du kích năc đoọng ha zi. Amế moon: Apêê blo tơợ Bắc moot ooy đâu, bộ đội Ava Hồ tước ooy đâu, căh vêy k’conh k’căn năc acu đoọng ha pêê. Ha dợ apêê du kích năc đong xang coh đâu, vêy k’conh k’căn, pr’loọng đong”.
Tước t’ngay 30/4/1975, t’cooh Tám Thổ đh’rưah lâng quân thứ 5 moot giải phóng Sài Gòn tước Bình Chánh xang n’năc tước k’đhơợng zư đhị Nhà Bè, ađoo đh’rưah lâng pazêng đơn vị đươi ooy đhanuôr năc ng’zâl arọp abhuy, đh’rưah lâng đhanuôr zư lêy thành phố: “Vêy bơơn chiến thắng năc đươi ooy đhanuôr ting zâl arọp abhuy, căh vêy đhanuôr năc Trung đoàn 88 căh bơơn moot ooy Sài Gòn. Đhâng t’ngay 30/4, bêl Dương Văn Minh xay moon đầu hàng, azi tước ooy zung chữ Y. Bh’rợ âng zi năc tước zâl ooy Tông nha cảnh sát, Bộ Tư lệnh Hải quân, xang n’năc xiêr ooy Ngân hàng, pay k’đhơợng kho xăng Nha Bè - zâl cha groong arọp pa hư. 10h ha dum năc azi xay bhrợ liêm xang bh’rợ tr’nêng”.
Xa nay âng t’cooh Tám Thổ - Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ ooy Sài Gòn 1975, muy Sài Gon dzợ cơnh ty đanh xang g’luh zâl arọp abhuy năc xa nay ooy c’lâng xa nay quân sự crêê liêm, ra ta béch g’lăng âng quân đội hêê, rau grơơ nhool zâl arọp abhuy âng pazêng đơn vị lâng rau chr’năp bhlâng năc loom chăp hơnh k’tiếc k’ruung âng đhanuôr hêê coh zập cr’chăl âng xa nay bh’rợ cách mạng./.
SÀI GÒN 1975 TRONG HỒI ỨC THIẾU TƯỚNG TRẦN NGỌC THỔ
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, năm nay đã 79 tuổi, là người dành cả cuộc đời cho Quân đội nhân dân Việt Nam với 51 năm trong quân ngũ. Ông đã tham gia vào cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, bảo vệ tổ quốc với nhiều trận đánh lớn trên hầu hết các mặt trận ở Nam bộ. Trong hồi ức của ông, những ngày cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mãi là những ngày đáng nhớ nhất, những ngày với cảm xúc hào hùng và xúc động, những ngày với những việc vĩ đại mà rất đỗi bình dị.
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ trưởng thành từ người lính “ba lô, chân đất”. Trong chiến tranh, ông cùng đồng đội chiến đấu trên khắp các chiến trường Tây Nguyên, đất thép Củ Chi, Đông Nam bộ… Ông dần trở thành một tướng cầm quân, một nhà nghiên cứu.
Với ông, chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh là kết quả quá trình đấu tranh bền bỉ, quyết liệt của quân và dân Việt Nam. Theo Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, đầu tháng 4/1975, ngụy quyền Sài Gòn có 5 sư đoàn bảo vệ vòng ngoài cho thành phố, trong đó Sư đoàn 18 tại Xuân Lộc còn đầy đủ quân số, được đầu tư về mọi mặt, được chi viện hỏa lực. Xuân Lộc là điểm mà địch sử dụng toàn bộ khả năng hiện có để chống lại cuộc tiến công của ta. “Nếu ta không đánh thắng ở Xuân Lộc thì chiến tranh đã ác liệt chưa từng có, khủng khiếp chưa từng có và các quân đoàn của ta cũng không thể vào Sài Gòn từ hướng đó. Vì 18 trung đoàn bộ binh của địch ở Xuân Lộc sẽ xuống được Biên Hòa, rồi Sài Gòn thì vô cùng ác liệt. Cho nên có thể nói, chính đánh thắng ở Xuân Lộc góp phần quyết định thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh.”
Còn ở phía Tây Nam, ngày 9/4/1975, ông Trần Ngọc Thổ cùng Trung đoàn 88- được tách khỏi Quân khu 8, về trực thuộc Bộ Tư lệnh đoàn 232 tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sáng 30/4/1975, Trung đoàn 88 của ông Trần Ngọc Thổ vượt sông Vàm Cỏ Đông, vào Sài Gòn, thực hiện các nhiệm vụ được giao và chốt ở Nhà Bè. Ông Trần Ngọc Thổ cho rằng, khi bộ đội chủ lực tiến vào Sài Gòn, các công việc giành chính quyền đã được các lực lượng ở nội thành lo liệu với các đội “dân địch vận” phối hợp với Biệt động. Đó chính là lực lượng xuất thân từ trong lòng đô thị và âm thầm, anh dũng, "xuất quỷ nhập thần" chiến đấu giành lại thành phố: “Bản thân Sài Gòn lúc bấy giờ thì khi lực lượng bộ đội chủ lực vào là đòn quyết định. Chứ thực tế 82 đội dân địch vận của thành phố đã vào nội thành, họ là các bí thư huyện ủy từ trong cứ ra, cùng với các phường xã và lực lượng Biệt động tạo thành lực lượng vô cùng hùng hậu, dù không quyết định toàn bộ nhưng chiến thắng trong nội thành dựa vào họ là chủ yếu.”
Trong hồi ức chưa bao giờ phai nhạt của Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiến thắng của lòng yêu nước trong chính người dân Sài Gòn, nhân dân miền Nam và cả nước. Trước đó, ở vùng ven, bộ đội sống trong dân, được nhân dân Sài Gòn bao bọc, chở che để chiến đấu và chiến thắng. Các bà má Củ Chi đã nuôi quân như nuôi chính con mình và câu chuyện của ông Trần Ngọc Thổ là một trong nhiều câu chuyện không hiếm: “Hồi đó ở Củ Chi, chúng tôi ở gần nhà má Bảy. Một hôm má Bảy kêu tôi lại dặn, ở phía ụ mối má có chôn mấy khạp gạo, cá hộp… khi cần thì con đào lên mà dùng. Tôi hỏi: Sao má không chỉ cho du kích mà lại chỉ cho con. Má nói: Tụi mày ở ngoài Bắc vào đây, là bộ đội Cụ Hồ vào đây, không có cha mẹ nên má mới cho. Còn du kích thì ở ngay đây, có cha mẹ, gia đình”.
Đến ngày 30/4/1975, ông Tám Thổ trong cánh quân thứ 5 vào giải phóng Sài Gòn từ hướng Bình Chánh rồi về chốt tại Nhà Bè, ông tiếp tục cùng đơn vị dựa vào dân mà chiến đấu, cùng với nhân dân giữ gìn thành phố: “Chiến thắng có được dưạ vào chiến tranh nhân dân, không có nhân dân thì Trung đoàn 88 không thể vào Sài Gòn được. Buổi trưa ngày 30/4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chúng tôi vào đến cầu chữ Y. Nhiệm vụ của chúng tôi là đánh vào Tổng nha cảnh sát, Bộ Tư lệnh Hải quân, rồi tràn xuống cư xá Ngân hàng, chiếm kho xăng Nhà Bè- đề phòng địch phá hoại. 10h đêm thì chúng tôi hoàn thành”.
Câu chuyện của ông Tám Thổ- Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ về Sài Gòn 1975, một Sài Gòn gần như nguyên vẹn sau trận quyết chiến là câu chuyện về đường lối quân sự đúng đắn, sự mưu lược của quân đội ta, sự anh dũng chiến đấu của các đơn vị và trên hết là lòng yêu nước của nhân dân ta trong mọi giai đoạn của cuộc cách mạng./.
Viết bình luận