XƠỢNG ĐÀI PA XUL NĂL SÀI GÒN ÂI BƠƠN PA CHÔ
Thứ năm, 16:39, 24/04/2025 Uyên Vũ-VOVTPHCM Uyên Vũ-VOVTPHCM
50 c’moo âi lâh đanh, bâc ngai xơợng bhrợ phát thanh trực tiếp t’ngay 30/4/1975 đhị Sài Gòn âi dưr vaih đợ apêê chr’năp dzợ năl ghit.

T’ruih phát thanh tr’nơơp coh t’ngay k’tiêc k’ruung chô pa zum bơơn pa xul coh Đài Phát thanh Sài Gòn ha bu t’ngay 30/4 c’moo n’năc a hay âng apêê sinh viên, học sinh, nhân sĩ Sài Gòn bhrợ têng cơnh muy g’luh giao hưởng chiến thắng âng k’tiêc k’ruung Việt Nam bơơn xay truih prang bha lang k’tiêc. Lâng ma nưih xră bhrợ, k’đơơng pa choom lâng xay truih đhị t’ruih t’ngay đêêc âi bil 35 c’moo vêy bơơn chơơc p’têêt pa zum cớ t’ruih lịch sử n’năc muy cơnh liêm lưch bhlâng.

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
 
1x

9h ra diu t’ngay 30/4/1975, Sài Gòn ngoon ngap. Doó vêy đợ g’luh tuh pănh aham ahir, doó vêy bh’rợ t’tông p’pay, nă nung cơnh boop xay truih l’lăm đêêc  âng ngụy quyền Sài Gòn bêl apêê c’bhuh quân âng bộ đội hêê moot tuh pa chô Sài Gòn. Zâp râu xooc ra văng ha bh’rợ đầu hàng âng Tổng thống Dương Văn Minh lâng pa đơp chính quyền ooy quân cách mạng. Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, ma nưih dzợ ma mông năl ghit ooy lịch sử âng t’ngay n’năc xay truih cớ bh’rợ t’cooh đh’rưah lâng c’bhuh xe đơơng âng t’cooh Dương Văn Minh tươc Đài phát thanh đoọng xay moon đầu hàng:

“Acu dzợ hay xe đại úy Thệ chở đơơng âng Tổng Thống Dương Văn Minh lâng Thủ tướng Vũ Văn Mẫu lươt l’lăm. Acu ting lươt đh’rưah lâng Chính ủy Bùi Văn Tùng lươt xe t’tun lâng nhà báo Tây Đức đh’rưah tươc Đài Phát thanh Sài Gòn. Coh Đài phát thanh ahêê lêy vêy cha nup vaih apêê bộ đội dzoọng prang zr’lụ n’năc, vêy t’cooh Dương Văn Minh, vêy nhà báo Tây Đức năc âng bâc ngai k’noọ năc đoo cố vấn Mỹ. Ma nưih nhà báo n’nâu vêy bh’rợ chr’năp năc đoo t’ngay đêêc căh ngai vêy máy thu âm ôt, năc nhà báo n’nâu âi đoọng azi mượn máy cassette đoọng thu băng”.

Đhị Đài Phát thanh, đha nuôr Sài Gòn lâng pa zêng miền Nam bơơn xơợng boop xay moon đầu hàng âng Tổng thống Dương Văn Minh lâng bơơn năl Sài Gòn âi bơơn pa chô. Ha bu t’ngay 30/4, prang Sài Gòn năc tơơp r’rộ r’răm cơnh lâng ting c’bhuh ma nưih lâng xe cộ gluh ooy c’lâng hơnh deh quân giải phóng. Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái hay cớ:

“Bêl Đài phát thanh pa xul p’rá tr’nơơp đầu hàng quân giải phóng âng t’cooh Dương Văn Minh lâng Chính ủy Bùi Văn Tùng, pa căh măt chính quyền cách mạng năc đơp xa nay đầu hàng, prang Sài Gòn dưr ra ha ra hăm bhui har. Prang zâp ooy bơơn lêy bộ đội. Đha nuôr Sài Gòn k’rêêm loom tu doó dzợ vêy đhr’năng t’tông p’pay, ha viic cr’van. Đha nuôr bhui har, pa bhlâng năc pr’châc p’niên hr’luc a đay lâng bộ đội pa bhlâng đơơh. Cơnh muy t’ngay mr’hal bhiêc bhan ga măc. Dinh Độc Lập dưr vaih đhị k’rong âng apêê c’bhuh bộ đội. Sài Gòn zâp đhị công vêy bộ đội. Azi lêy căh vêy u roop cơnh t’mêê xang bêl tuh panh p’nănh cha răh năc lêy đăn cơnh muy g’luh tr’lum măt âng pr’loọng đong ga măc xang bâc c’moo căh bơơn tr’lum”.

Xang râu xay moon đầu hàng âng Tổng thống Dương Văn Minh lâng râu đơp xơợng đầu hàng âng Chính ủy Bùi Văn Tùng pa xul đhị Đài Phát thanh Sài Gòn, muy t’ruih phát thanh trực tiếp bơơn ta bhrợ năc âng sinh viên apêê trường đại học, apêê nhân sĩ, trí thức âng Sài Gòn k’đhơợng bhrợ.

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái dưr vaih ma nưih xay truih xa nay coh t’ruih phát thanh trực tiếp n’nâu. T’cooh công năc ma nưih dzoọng k’đhơợng bhrợ, ra pă apêê cr’liêng xa nay, t’đang moon sinh viên, học sinh, trí thức thành phố dh’rưah ting pâh bhrợ t’ruih.

Công năc coh ha bu t’ngay n’năc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn âi tươc Đài Phát thanh lâng pr’zơc âng đay ting cơnh boop t’đang moon âng kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái đh’rưah ting pâh pa prá trực tiếp coh sóng phát thanh.

Xay moon ooy cr’liêng xa nay muy c’năt băng âng truih phát thanh trực tiếp đhị đâu đanh 50 c’moo, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái căh mă p’lơơp loom luônh. Năc đoo c’năt băng vêy boop pa prá t’đang moon apêê nhạc sĩ, trí thức ăt ma mông bhrợ pa dưr thành phố lâng k’tiêc k’ruung âng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Xang boop t’đang moon n’năc, nhạc sĩ dzợ tơơp pr’hat đh’rưah lâng zâp ngai hat chr’va pr’hat “ Nối vòng tay lớn” âng đay:

“Nâu câi azi xooc ăt đhị Đài Phát thanh Sài Gòn lâng acu rơơm apêê pr’zơc năc ra văng tươc đâu đoọng chroi p’rá xay moon đoọng zâp ngai k’rêêm loom lâng acu nhăn pa zêng đhi noo sinh viên học sinh âng miền Nam Việt Nam n’nâu k’rong pa zum muy ooy. Bha nụ, phường k’rong pa zum muy ooy đoọng ra văng đương hơnh deh Ủy ban cách mạng lâm thời tươc. Lâng acu nhăn hat muy pr’hat, xooc đâu đhị đài năc căh vêy đàn ghi-ta, acu nhăn hát cớ pr’hat Nối vòng tay lớn. T’ngay đâu la lua năc p’têêt đhiêr têy ga măc âi bơơn pa zum”.

Dâng 5h ha bu, Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái pa đơp t’ruih n’nâu ooy sinh viên đoọng tươc Bộ Chỉ huy chiến dịch âng t’cooh Mai Chí Thọ bhrợ bh’cộ đhị Trường Petrus (nâu câi năc trường THPT chuyên Lê Hồng Phong). T’cooh Mai Chí Thọ k’đươi t’cooh Hữu Thái đh’rưah lâng đhi noo Thành đoàn ra văng k’đươi c’bhuh sinh viên, học sinh, đha đhâm c’mọor đh’rưah ting pâh apêê bh’rợ lâng chính quyền cách mạng moot t’ngay m’muy 1/5/1975.

T’ruih phát thanh t’ngay đêêc năc cớ bơơn pa xul trực tiếp ting cơnh ma bhrợ ma moon, căh vêy xa nay ra văng l’lăm lâng đanh tươc 7h ha dum, pa tươc bêl c’bhuh âng Đài Phát thanh giải phong tươc moot k’đhơợng bhrợ.

Xang t’ngay miền Nam bơơn pa chô, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái p’zay chơơc lêy băng ghi t’ruih liveshow chr’năp âng t’ngay 30/4/1975. K’zêt c’moo t’tun, t’cooh p’zay chơơc lêy coh apêê k’rong zư đơc âng Đài P’rá Đha nuôr Tp.Hồ Chí Minh, Đài P’rá Việt Nam lâng ga vơh pr’zơc coh k’tiêc k’ruung n’lơơng n’đhang công căh bơơn lêy.

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái công căh bhr’nêy, t’ngay 30/4 c’moo đêêc đong pa chăp ch’mêêt lêy sử học Nguyễn Nhã coh bêl lươt g’đach mut arâp âi pa xul đài xơợng xa nay Sài Gòn bơơn pa chô. T’cooh công k’rong zư đơc pa zêng âng t’ruih phát thanh chr’năp n’nâu lâng máy cassette t’nil Hitachi. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã truih cớ:

“Acu âi ghi âm đơc pa zêng đợ râu pa xul đhị đài phát thanh bêl đêêc. Căh muy đợ xay moon đầu hàng âng t’cooh Dương Văn Minh năc pa zêng đợ xa nul, đợ boop  prá xay tr’nơơp coh cr’chăl chr’năp n’năc. P’têêt n’năc, xang bêl  t’đang moon âng Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái pa bhlâng bâc ngai âi tươc Đài Phát thanh đoọng xay moon pa căh p’rá âng apêê c’bhuh ma nưih bêl đêêc ahay”.

Bh’rợ lươt chơơc lêy t’ruih pa xul chr’năp ha bu 30/4 xang k’zêt c’moo pa xul trực tiếp năc muy bh’rợ đanh 35 c’moo âng Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái. T’cooh xay moon ooy bh’rợ chơơc lêy găng ghi âm t’ruih pa xul chr’năp t’ngay 30/4/1975 âng đay:

“Xang t’ngay pa chô, 20 c’moo lâh n’năc acu ăt xơơc lêy căh bơơn lêy t’ruih phát thanh ha bu 30/4/1975. Xang n’năc pr’đoọng acu lum t’cooh tiến sĩ Nguyễn Nhã, acu bh’bhonh moon lâng t’cooh Nhã ooy bh’rợ căh bơơn lêy T’ruih n’nâu, tu năc coh Đài phát thanh công căh vêy k’rong zư đơc. C’moo 2002, t’cooh Tiến sĩ Nguyễn Nhã đoọng ha cu băng cassette âng đoo bơơn zư đơc c’năt tr’nơơp, n’đhang căh vêy c’năt âng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Pa tơc c’moo 2009 -2010, muy cha năc pr’zơc âng cu coh Pháp vêy đoọng ha cu c’năt băng vêy đhr’năng năc âng ma nưih Mỹ pay đơc. C’năt n’nâu vêy vaih boop p’rá âng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn pa prá lâng hát pr’hat Nối vòng tay lớn, vêy p’rá âng cu xay  moon coh t’ruih. Nâu câi bơr c’năt băng p’têêt pa zum năc acu vêy zâp t’ruih âng t’ngay 30/4/1975”.

T’ruih paxul âng t’ngay 30/4 c’moo đêêc nâu câi âi dưr vaih c’leh chr’năp ha bh’nơơn ga măc chr’năp lịch sử âng k’tiêc k’ruung coh g’luh tuh zêl pay pa chô độc lập. Tơợ t’ruih pa xul chr’năp n’nâu, prang bha lang k’tiêc bơơn năl miền Nam Việt Nam âi bơơn pa chô, Bắc - Nam k’rong pa zum muy ooy. K’tiêc k’ruung bh’dzang moot ooy cr’chăl t’mêê: Cr’chăl độc lập k’tiêc k’ruung lâng dưr lươt pa dưr chủ nghĩa xã hội./.

NGHE ĐÀI PHÁT THANH BIẾT SÀI GÒN ĐÃ ĐƯỢC GIẢI PHÓNG

50 năm đã trôi qua, những người thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn đã trở thành những nhân chứng đặc biệt. Chương trình phát thanh đầu tiên trong ngày thống nhất non sông được phát trên Đài Phát thanh Sài Gòn chiều ngày 30/4 năm ấy do các sinh viên, học sinh, nhân sĩ Sài Gòn thực hiện như một bản giao hưởng chiến thắng của dân tộc Việt Nam được truyền đi khắp thế giới. Và người biên soạn, đạo diễn, dẫn chương trình ngày đó đã phải mất 35 năm sau mới tìm ghép lại được chương trình lịch sử ấy một cách trọn vẹn.  

9h sáng ngày 30/4/1975, Sài Gòn vắng lặng. Không có những cuộc tắm máu, không có cảnh đổ nát, cướp bóc, hôi của như lời tuyên truyền trước đó của ngụy quyền Sài Gòn khi các cánh quân của bộ đội ta tiến vào giải phóng Sài Gòn. Tất cả đang chuẩn bị cho việc đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và chuyển giao chính quyền cho quân cách mạng. Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, nhân chứng lịch sử của ngày hôm ấy kể lại việc ông cùng đoàn xe đưa ông Dương Văn Minh ra Đài phát thanh để tuyến bố đầu hàng:

 “Tôi nhớ xe đại úy Thệ chở ông Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đi trước. Tôi tháp tùng đi cùng xe với Chính ủy Bùi Văn Tùng đi sau với nhà báo Tây Đức cùng ra Đài Phát thanh Sài Gòn. Ở Đài phát thanh ta thấy có bức ảnh luôn có mấy anh bộ đội đứng xung quanh, có ông Dương Văn Minh, có hình ảnh nhà báo Tây Đức mà nhiều người lầm tưởng là cố vấn Mỹ. Ông nhà báo này có vai trò quan trọng là hôm đó không có ai có máy thu âm cả, chính nhà báo này đã cho chúng tôi mượn máy cassette để thu băng”.

Qua Đài Phát thanh, người dân Sài Gòn và cả miền Nam nghe được lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và biết được Sài Gòn đã được giải phóng. Chiều ngày 30/4, cả Sài Gòn bắt đầu nhộn nhịp với từng dòng người và xe cộ túa ra đường đón chào quân giải phóng. Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái bồi hồi:

 “Khi Đài phát thanh phát tiếng nói đầu hàng quân giải phóng của ông Dương Văn Minh và Chính ủy Bùi Văn Tùng, thay mặt chính quyền cách mạng chấp nhận lời đầu hàng, cả Sài Gòn náo động trở lại với niềm vui mừng. Khắp nơi xuất hiện bộ đội. Dân chúng Sài Gòn yên lòng vì không có tình trạng cướp bóc, hôi của. Dân chúng vui mừng, nhất là lớp trẻ hòa mình vào với bộ đội rất nhanh. Như một ngày hội lớn. Dinh Độc Lập trở thành tụ quân của các cánh quân. Sài Gòn nơi nào cũng có bộ đội. Chúng tôi có cảm tưởng không giống như như một ngày giải phóng kiểu quân sự mà gần như một cuộc họp mặt của gia đình lớn sau mấy chục năm xa cách.”   

Sau tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và lời tiếp nhận đầu hàng của Chính ủy Bùi Văn Tùng phát trên Đài Phát thanh Sài Gòn, một chương trình phát thanh trực tiếp được diễn ra do sinh viên các trường đại học, các nhân sĩ, trí thức của Sài Gòn đảm nhiệm.

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái trở thành người dẫn chương trình phát thanh trực tiếp này. Ông cũng là người đứng ra tổ chức, sắp xếp các nội dung, mời gọi sinh viên, học sinh, trí thức thành phố cùng tham gia chương trình.

Cũng ngay chiều hôm đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đến Đài Phát thanh với bạn bè của mình theo lời kêu gọi của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái cùng tham gia trò chuyện, phát biểu trực tiếp trên sóng phát thanh.

Chia sẻ về về nội dung một đoạn băng của chương trình phát thanh trực tiếp cách đây 50 năm, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái không giấu được cảm xúc. Đó là đoạn băng có lời phát biểu kêu gọi các nhạc sĩ, trí thức ở lại xây dựng thành phố và đất nước của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Sau lời kêu gọi ấy, nhạc sĩ còn bắt nhịp cùng mọi người hát vang ca khúc “Nối vòng tay lớn” của mình:

 “Hiện tại chúng tôi đang ở Đài phát thanh Sài Gòn và tôi mong các bạn chuẩn bị sẵn sàng đến đây để góp tiếng nói lên tiếng để tất cả mọi người yên tâm và tôi xin tất cả các anh em sinh viên học sinh của miền Nam VN này kết hợp lại với nhau. Khóm phường kết hợp chặt chẽ để chuẩn bị đón chờ Ủy ban cách mạng cách mạng lâm thời đến. Và tôi xin hát một bài, hiện tại trên đài thì không có đàn ghi ta, tôi xin hát lại bài nối vòng tay lớn của, hôm nay thật sự vòng tay lớn đã được nối kết:

          “ Rừng núi giang tay nối lại biển xa

            Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

            Mặt đất bao la, anh em ta về

            Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng

            Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam….”

Khoảng 5h chiều, Kiến trúc sư Nguyến Hữu Thái giao chương trình lại cho sinh viên để đến Bộ Chỉ huy chiến dịch do ông Mai Chí Thọ đứng đầu đóng tại Trường Petrus Ký (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong). Ông Mai Chí Thọ mời ông cùng anh, em Thành đoàn chuẩn bị phân công lực lượng sinh viên, học sinh, thanh niên cùng tham gia các hoạt động với chính quyền cách mạng vào ngày hôm sau 1/5/1975.

Chương trình phát thanh hôm đó tiếp tục được phát trực tiếp theo kiểu tự biên, tự diễn và kéo dài tới 19h00 tối, cho đến khi lực lượng của Đài Phát thanh giải phóng vào tiếp quản.

Sau ngày miền Nam giải phóng, Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái ra sức tìm kiếm băng ghi Chương trình liveshow đặc biệt của ngày 30/4/1975. Hàng chục năm sau, ông nỗ lực tìm kiếm trong các kho tư liệu của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, Đài Tiếng nói Việt Nam và nhờ cả bạn bè nước ngoài nhưng vẫn không tìm được.

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái cũng không biết rằng, ngày 30/4 năm ấy nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Nhã trong lúc đi lánh nạn đã mở radio nghe tin tức Sài Gòn được giải phóng. Ông cũng ghi lại toàn bộ phần đầu của chương trình phát thanh đặc biệt này bằng máy cassette hiệu Hitachi. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã kể lại:

 “Tôi đã ghi âm toàn bộ những gì phát trên đài phát thanh lúc đó. Không chỉ là những tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh mà là tất cả những âm thanh, những lời trao đổi đầu tiên trong giờ phút quan trọng đó. Tiếp đó, sau lời kêu gọi của KTS Nguyễn Hữu Thái rất nhiều người đã đến Đài Phát thanh để nói lên tiếng nói của các thành phần xã hội lúc bấy giờ”

Câu chuyện đi tìm chương trình phát thanh đặc biệt chiều 30/4 sau hàng chục năm phát sóng trực tiếp là một hành trình dài 35 năm của Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái. Ông bộc bạch về hành trình tìm kiếm băng ghi âm chương trình phát thanh đặc biệt ngày 30/4/1975 của mình:

 “Sau giải phóng, 20 năm sau tôi tìm mãi mà không tìm ra chương trình phát thanh chiều 30/4/1975. Sau đó tình cờ tôi gặp ông tiến sĩ Nguyễn Nhã, tôi than phiền với ổng về vụ không tìm ra Chương trình này, vì ngay ở Đài phát thanh cũng không giữ luôn. Năm 2002, ông Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho tôi băng cassette ổng thu được phần đầu, nhưng lại không có phần của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cho tới năm 2009-2010, một người bạn của tôi ở Pháp có chuyển cho tôi đoạn băng có khả năng là do người Mỹ thu được. Đoạn này mới có phần lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phát biểu và hát bài Nối vòng tay lớn, có cả lời dẫn chương trình của tôi. Bây giờ hai đoạn băng kết hợp lại là mình có đủ chương trình của ngày 30/4/1975” .

Chương trình phát thanh của ngày 30/4 năm ấy giờ đã trở thành một minh chứng đặc biệt cho chiến thắng lịch sử của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ chương trình phát thanh đặc biệt này, cả thế giới biết được miền Nam Việt Nam đã được giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà. Đất nước bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội./.

Uyên Vũ-VOVTPHCM

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online

PAZUM TÊY, CHROI C'RƠ T'BIL ĐONG ZIR XRĂH COH ZR'LỤ DA DING K'COONG QUẢNG NAM
KỲ ANH- ĐỊA ĐẠO TRONG LÒNG DÂN
08/05/2025
TRẢI NGHIỆM ĐI BÈ TRÊN SUỐI TA LANG, TÂY GIANG
17/04/2025
DU LỊCH ĐẦM PHÁ TAM GIANG- CẦU HAI
04/04/2025