
Ma nưih p’zay tơt đhị tr’xâu năc nghệ nhân H’jih Ayun. Đợ xa nul ra gloc ra glec cơnh năc xa nul âng c’xêê c’moo, năc pr’hơơm âng văn hóa, năc r’vai âng ma nưih Êđê bơơn k’rong zư đơc đhị bâc lang.

N’niên vaih coh muy pr’loọng đong vêy bh’rợ t’taanh tơợ đanh, tơợ bêl tứi H’Jih Ayun âi bơơn ca căn lâng da dich pa chôm đoọng ting bh’rợ. Xa nul tr’xâu ra glêêc, pr’hoọm c’bhum tơợ ha la n’loong, riah bhơi, x’ră adin xay truih… zâp râu âi moot ăt clâp ooy loom luônh, băn pa dưr loom chăp kiêng lâng bh’rợ t’taanh.
Pr’ăt tr’mông ga lêêh ga lêêng alang ha rêê ha lai doó bhrợ ha H’jih Ayun đhu loom. Bâc ha dum, đhị tr’clá âng đèn dầu, a đoo dzợ p’zay tơt t’taanh, tr’pang têy ta bach x’răng taanh bhrợ - cơnh năc xooc taanh pa nhâm cr’noọ cr’niêng: “p’zay zư đơc bh’rợ taanh adin âng ma nưih đay”. Lâng xang năc căh muy bơơn zư đơc bh’rợ, ađoo dzợ pa choom đoọng ha lang t’tun.
Nghệ nhân H’Jih Ayun xay moon: Năc muy kiêng vêy ngai p’niên chăp kiêng lâng văn hóa Êđê, a đoo lưch loom pa choom đoọng. K’noọ bơr zêt c’moo ha nua, a đoo âi pa choom đoọng ha k’ha riêng học viên, bâc ngai coh apêê n’năc âi ma bhrợ, pa câl bh’nơơn, bhrợ bhr’lâ bh’nơơn bơơn zên, chroi đoọng băr dzang c’leh liêm văn hóa tươc zâp ngai:
“C’moo đâu acu âi 67 c’moo. L’lăm ahay acu ting pâh pa choom đoọng bh’rợ coh hợp tác xã taanh adin, n’đhơ coh cr’loọng chr’hoong lâng chr’hoong n’lơơng. Acu năc tơơp pa choom đoọng đhị Trung tâm pa choom bh’rợ âng tỉnh tơợ c’moo 2008, trung bình zâp c’moo bơr lớp. Nâu câi acu công căh hay a đay âi pa choom đoọng ha mơ bâc lớp âi”.
Cơnh lâng nghệ nhân H’jih Ayun, zâp ta la adin năc muy t’ruih pr’hay. X’ră căh muy năc đoọng pa chăm năc dzợ t’nil văn hóa. Tơợ c’lâng tih, hình vuông, hình thoi, pa tươc x’ră n’loong n’cuông, achịm abrih… zâp râu zêng đơơng chr’năp la lay. Lâng tr’pang têy z’hai g’lăng lâng loom luônh chăp kiêng bh’rợ, a đoo căh muy taanh t’vaih đợ ta la adin bhưưng ang năc dzợ taanh t’vaih đợ loom chăp kiêng văn hóa hâng hâng acoon coh. Nghệ nhân H’jih Ayun xay moon:
“Azi năc đợ ma nưih pân đil pa choom đoọng bh’rợ, công lum căh hăt zr’năh k’đhap - tơợ c’lâng c’tôch ch’ngai bha dăh,… n’đhang azi yêm loom tu bơơn bhrợ bh’rợ n’nâu. Acu chăp hơnh Nhà nước, Trung tâm pa choom đoọng bh’rợ âng tỉnh lâng apêê chr’hoong âi bhrợ t’vaih pr’đơợ ha cu lâng bâc nghệ nhân n’lơơng vêy pr’đơợ pa choom đoọng bh’rợ t’taanh ha lang t’tun. Râu bhui har bhlâng năc bơn k’đhơợng bhrợ bh’rợ n’nâu, zư đơc ha pêê ađhi k’tứi coh vêêl bhươl”.
Đợ ta la adin căh muy liêm năc dzợ k’độ bâc ơl c’rơ g’lêêh, râu mâng loom lâng loom luônh hâng hơnh. Zâp ta la adin vêy bêl bil k’tuần, vêy bêl bil toot c’xêê vêy xang, n’đhang chr’năp văn hóa năc ting ăt c’moo c’xêê.
Cơnh lâng amoó H’Hương Niê, coh chr’val Ea Tul, bơơn pa choom bh’rợ tơợ nghệ nhân t’cooh t’ha cơnh ava H’Jih Ayun năc pr’đơợ liêm đoọng pa đhêêng ha loom kiêng t’taanh lâng chroi đoọng zư đơc, pa dưr c’leh văn hóa liêm la lay âng acoon coh đay.
“Acu lêy coh vêêl ma nưih Êđê năc đhêêng vêy apêê pân đil ga rứa t’ha choom t’taanh, ha dợ pr’châc p’niên năc căh choom. Tu cơnh đêêc, xang bêl tốt nghiệp cấp 3 acu quyết định ting pa choom t’taanh đhị trường Cao đẳng bh’rợ lâng bêl xang học acu chô p’choom p’xoọng tơợ apêê nghệ nhân taanh adin t’ha coh vêêl”.
Ng’cơnh bhrợ đoọng adin muy pa căh coh bhiêc bhan, năc dzợ pr’đươi dua coh zâp t’ngay, năc pr’hêl đoọng ha t’mooi bêl booi lum vêêl Êđê? Đợ râu cr’noọ n’nâu âi zooi nghệ nhân H’jih bhrợ t’vaih bâc bh’nơơn adin t’pâh t’mooi. Anoo Thành Trung - t’mooi tươc tơợ Thành phố Hồ Chí Minh, xay moon:
“Acu công năc muy bhrợ t’vaih xa nâp, râu chr’năp âng cu bơơn năl công năc muy bh’nơơn tơợ adin n’đhang âi vêy cơnh bhrợ t’mêê la lay, p’têêt pa zum bhlưa hiện đại lâng ty đanh. Bêl k’đhơợng apêê bh’nơơn ih lâng têy buôn xơợng u proọng, n’đhang xâp năc vêy bơơn năl ghit râu liêm xa xil lâng liêm l’boot”.
Coh bh’rợ zư đơc c’leh văn hóa, vêy apêê acoon ma nưih cơnh pr’căn H’Jih Ayun - căh r’rộ r’răm, căh pa căh ga bô, n’đhang câ tr’ang tr’clá lâng râu mâng loom, loom chăp kiêng lâng hâng hơnh acoon ma nưih đay. Zâp ta la adin bơơn taanh bhrợ t’vaih căh muy năc bh’nơơn bhrợ lâng têy, năc dzợ k’rong p’têêt âng ty đanh, năc xa nay văn hóa pa gơi đoọng ha lang t’tun./.
NGHỆ NHÂN ÊĐÊ VÀ HÀNH TRÌNH GIỮ HỒN THỔ CẨM
Giữa những chuyển động không ngừng của cuộc sống hiện đại, ở Buôn Knia, xã Ea Tul, huyện Čư̆ M’Gar, tỉnh Đắk Lắk vẫn vang lên âm thanh mộc mạc, quen thuộc mà thiêng liêng: tiếng khung cửi thổ cẩm Êđê. Người miệt mài ngồi bên khung dệt là nghệ nhân H’Jih Ayun. Những tiếng lách cách như là nhịp đập của thời gian, là hơi thở văn hóa, là linh hồn của người Êđê được chắt lọc qua bao thế hệ.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống dệt thổ cẩm, từ thuở nhỏ H’Jih Ayun đã được bà và mẹ truyền dạy từng đường kim, mũi chỉ. Tiếng khung cửi nhịp nhàng, màu sắc nhuộm từ lá cây, rễ cỏ, họa tiết thổ cẩm cất lời kể chuyện… tất cả đã thấm vào tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu bền bỉ với nghề dệt.
Cuộc sống mưu sinh lam lũ với rẫy nương không làm H’Jih Ayun lùi bước. Những đêm khuya, dưới ánh đèn dầu le lói, bà vẫn cặm cụi bên khung cửi, đôi tay thoăn thoắt đưa sợi – như đang dệt nên ký ức, niềm tin, lời hứa thầm lặng: “Phải giữ cho bằng được nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình.” Và rồi không chỉ giữ được nghề, bà lại tiếp nối trao truyền nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ sau.
Nghệ nhân H’Jih Ayun tâm sự: chỉ cần người trẻ có tình yêu với văn hóa Êđê, bà sẵn sàng truyền dạy hết lòng. Gần hai thập kỷ qua, bà đã truyền nghề cho hàng trăm lượt học viên, nhiều người trong số đó đã tự làm, tự bán sản phẩm, cải thiện thu nhập, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa đến cộng đồng.
“Năm nay tôi đã 67 tuổi rồi. Trước đây tôi tham gia dạy nghề trong hợp tác xã dệt thổ cẩm, cả trong và ngoài huyện. Tôi bắt đầu dạy tại Trung tâm dạy nghề của tỉnh từ năm 2008, trung bình mỗi năm hai lớp. Bây giờ tôi cũng không nhớ mình đã dạy bao nhiêu lớp nữa.”
Với nghệ nhân H’Jih Ayun, mỗi tấm thổ cẩm là một câu chuyện. Hoa văn không chỉ để trang trí mà là ký hiệu văn hóa. Từ đường thẳng, hình vuông, hình thoi, đến hình cây cỏ, chim thú… tất cả mang ý nghĩa riêng biệt, sự hài hòa, sức mạnh, sự gắn bó với thiên nhiên. Bằng bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và trái tim yêu nghề sâu sắc, bà không chỉ dệt nên những tấm vải rực rỡ sắc màu mà còn dệt nên tình yêu văn hóa và niềm tự hào dân tộc. Nghệ nhân H’Jih Ayun chia sẻ:
“Chúng tôi là những người phụ nữ truyền nghề, cũng gặp không ít khó khăn – từ đường sá xa xôi, xe cộ nguy hiểm… nhưng chúng tôi vẫn vui vì được làm công việc này. Tôi biết ơn Nhà nước, Trung tâm dạy nghề của tỉnh và các huyện đã tạo điều kiện cho tôi và nhiều nghệ nhân khác có cơ hội truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ sau. Niềm vui lớn nhất là được duy trì nghề này, gìn giữ cho các em nhỏ trong buôn làng”.
Những tấm thổ cẩm không chỉ đẹp mà còn chất chứa biết bao giọt mồ hôi, sự nhẫn nại và cả lòng tự hào. Mỗi tấm vải có khi mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để hoàn thiện, nhưng giá trị văn hóa mà nó mang theo thì còn mãi.
Đối với chị H’Hương Niê, ở xã Ea Tul, được học hỏi từ nghệ nhân cao tuổi như bà H Jih Ayun là cơ hội tốt để thoả niềm đam mê dệt thổ cẩm và góp phần lưu giữ, phát triển nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
“Tôi thấy trong buôn làng người Êđê chỉ có những người phụ nữ lớn tuổi mới dệt được trang phục, chăn thổ cẩm, còn những người trẻ tuổi thì không dệt được. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp cấp 3 tôi quyết định theo học dệt tại trường Cao đẳng nghề và khi học xong tôi về học thêm từ các nghệ nhân dệt thổ cẩm cao tuổi trong buôn.”
Làm thế nào để thổ cẩm không chỉ hiện diện trong lễ hội, mà còn là món đồ dùng hàng ngày, là món quà lưu niệm cho du khách khi ghé thăm buôn làng Êđê? Những trăn trở với nghề đã giúp Nghệ nhân H’Jih tạo ra nhiều sản phẩm thổ cẩm cuốn hút du khách. Anh Thành Trung – du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ:
“Tôi cũng là một người làm thời trang, điều đặc biệt tôi cảm nhận được cũng là một sản phẩm thổ cẩm nhưng đã có sự biến tấu, liên kết giữa hiện đại và truyền thống. Khi sờ vào các sản phẩm may thủ công thường sẽ có sản phẩm thô ráp bên ngoài, nhưng mặc vào mới cảm nhận được độ mịn rất là mềm mại.”
Trong hành trình gìn giữ bản sắc văn hóa, có những con người lặng thầm như bà H’Jih Ayun – không ồn ào, không phô trương, nhưng lại tỏa sáng bằng chính sự bền bỉ, tình yêu và lòng tự hào dân tộc. Mỗi tấm thổ cẩm được dệt nên không chỉ là sản phẩm thủ công, mà còn là kết tinh của truyền thống, là thông điệp văn hóa gửi gắm đến mai sau./.
Viết bình luận