ĐOỌNG CHIING ĂT XUL CHR’VA COH M’PÂNG CRÂNG CA COONG
Thứ bảy, 08:35, 10/05/2025 Tuấn Long- VOV Tây Nguyên Tuấn Long- VOV Tây Nguyên
Tơợ đanh, chiing gông căh muy năc tr’coó xa nul, năc dzợ c’leh văn hóa, ăt ma mông liêm lâng pr’ăt tr’mông âng đha nuôr apêê acoon coh Tây Nguyê, coh đêêc vêy ma nưih M’nông coh Đăk Nông.

Coh dưr vaih k’rơ âng xooc đâu, đhị đhr’năng tr’vâng bâc râu, ma nưih M’nông coh da ding Đắc Nông công dzợ zư đơc xa nul chiing. Xa nul chiing nâu câi muy năc muy râu chr’năp âng lịch sử văn hóa lâng c’leh la lay, năc dzợ râu p’têêt pa zum đha nuôr, z’lâh râu cha groong âng p’rá coh đhă k’tiêc xooc vêy lâh 40 c’bhuh đhi noo acoon coh ăt ma mông.

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
 
1x

Prang c’xêê n’nâu, moot apêê x’ría tuần, apêê coh bơr c’bhuh chiing âng vêêl Njang Bơ, chr’val Trường Xuân, chr’hoong Đắk Song năc chô k’rong câ coh đong ăt bhrợ za zum đh’rưah pa choom đhị râu k’đhơợng pa choom đoọng âng nghệ nhân. Bâc bài chiing ty đanh cơnh chiing Ngăn, Pích Tơ Trơ căh câ Trut Tru… dưr chr’va ta luôn, ra văng ha g’luh cha ơh pa căh coh bh’rợ văn hóa - văn nghệ tỉnh Đăk Nông. Amoó H’Hiệp, ma nưih ting pâh c’bhuh chiing xay moon, n’đhơ pr’ăt tr’mông dzợ bâc râu k’rang k’uôl n’đhang công ting pâh pa choom ta luôn. Cơnh lâng pa zêng c’bhuh, bơơn hr’luc a đay coh xa nul chiing năc râu bhui har, hâng hơnh:

“Azi vêy t’bhlâng zư đơc xa nul chiing, căh muy biểu diễn coh vêêl bhươl, năc dzợ pa chăp tươc du lịch vêêl bhươl, đoọng xa nul chiing M’nông ăt chr’va coh m’pâng crâng ca coong”.

Vêêl Njang Bơ, chr’val Trường Xuân, chr’hoong Đắk Song năc muy coh hăt vêêl đhị tỉnh Đắk Nông xooc k’đhơợng bhrợ mị bơr c’bhuh chiing. Coh c’bhuh chiing p’niên, vêy Y Huyền, 14 c’moo, học sinh lớp 8 Trường THCS Dân tộc Nội trú chr’hông Đắk Song, năc muy cha năc la lay lâng apêê pr’zơc mr’đoo ruuh năc kiêng cha ơh game lâng smartphone, năc a đhi câ chăp kiêng cơnh lâng apêê tr’coó xa nul acoon coh, pa bhlâng năc chiing goong.

Y Huyền đoọng năl, bêl năl vêêl bhrợ t’vaih c’bhuh chiing, a đhi âi đơơh zươc ca conh ca căn lâng thầy cô đoọng ting pâh. N’đhơ tơợ trường nội trú chô đong ch’ngai lâh 30 km, ađhi công p’zay zâp bêl x’ría tuần đoọng bơơn pa choom cha ơh chiing, chăp kiêng apêê bài chiing ty tơợ apêê nghệ nhân.

“Pa choom n’toong chiing năc kiêng tr’nơơp năc choom vêy loom chăp kiêng lâng năl cơnh ta mêệng xơợng xa nul chiing. Bêl t’mêê tơơp pa choom, ca ay abhlâng têy tu chiing bơơn bhrợ lâng đồng, năc ađay đươi têy tâm ooy hoọng chiing. N’đhang nâu câi năc acu looih ă, doó dzợ xơợng ca ay”.

Tỉnh Đăk Nông vêy 670.000 cha năc ma nưih, năc ăt đhị 40 c’bhuh acoon coh Việt Nam. Cơnh lâng apêê acoon ma nưih đhị đêêc cơnh M’Nông, Ê Đê, Mạ… chiing goong năc đoo r’vai âng văn hóa. Bêl a hay, chiing goong năc lêy cơnh poong p’têêt đoọng đha nuôr choom ăt lum lâng Yàng. Nâu câi, chiing goong năc dzợ xa nul âng đại đoàn kết pa zêng acoon coh. Anoo Lang Văn Quy, ma nưih Thái, tơợ Thanh Hóa moot ooy Tây Nguyên bhrợ cha lâh 10 c’moo đâu, năc muy cha năc pâh c’bhuh chiing ga măc coh vêêl Njang Bơ, chr’val Trường Xuân, chr’hoong Đắk Song, xay moon:

“Acu năc ma niwh Thái, ting pr’loọng đong moot bhrợ cha coh Tây Nguyên. Bêl bơơn năl văn hóa apêê acoon coh Tây Nguyên, acu pa bhlâng kiêng lâng âi ting apêê nghệ nhân đoọng châc pa choom. K’đhap bhlâng lâng cu năc xơợng chiing, năl ooy apêê xa nul chiing tu cơnh đêêc năc kiêng vêy cr’chăl đoọng apêê đoo pa choom đoọng ha cu. Tươc nâu câi acu công âi bơơn pa choom 2-3 bài chiing. Rơơm kiêng cr’chăl tươc, apêê nghệ nhân năc t’bhlâng pa choom đoọng ng’cơnh cha ơh chiing ha pr’châc p’niên coh vêêl bhươl”.

Nghệ nhân Y N’Srơi năc ma nưih âi đơc bâc c;moo ăt bhrợ lâng bh’rợ pa choom đoọng ha k’zêt lớp t’coó chiing ha k’ha riêng pr’zơc p’niên coh Đắk Nông. T’cooh  moon, chiing ăt vaih coh zâp bh’rợ ga măc k’tứi âng vêêl bhươl. Bâc c’moo pa choom đoọng t’coó chiing, a đoo lêy apêê p’niên pa bhlâng kiêng. Đhị apêê p’niên n’năc, văn hóa âng ma nưih M’Nông xooc r’dợ dưr liêm pr’hay coh pr’ăt tr’mông xooc đâu:

“Cơnh lâng ma nưih M’nông, chiing pa bhlâng chr’năp. Tơợ bhiêc bhan ga măc k’tứi coh vêêl bhươl, tươc xay xơ, cha ha roo t’mêê cong ting pr’loọng đong zâp đoo zêng căh choom căh vêy xa nul chiing. Tu cơnh đêêc chiing goong pa bhlâng chr’năp coh pr’ăt tr’mông ma nưih M’nông”.

Coh m’pâng crâng ca coong Tây Nguyên, xa nul chiing công dzợ chr’va đh’vơi. Chiing goong M’nông moon la lay, Tây Nguyên moon pa zum, âi z’lâh râu la lay ooy p’rá prá, chr’va ch’ngai cơnh boop t’đang moon đha nuôr apêê acoon coh ma mông coh đhăm k’tiêc  n’nâu, k’đhơợng têy đh’rưah chô hay tươc tu tơơm, k’đhơợng zư đơc c’leh bh’rợ liêm la lay./.

ĐỂ TIẾNG CHIÊNG NGÂN VANG MÃI GIỮA ĐẠI NGÀN

Từ bao đời nay, cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ, mà còn là biểu tượng văn hoá, gắn bó mật thiết với đời sống và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, trong đó có người M’Nông ở Đắk Nông. Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, giữa bộn bề công việc, lo toan, người M’Nông trên cao nguyên Đắk Nông vẫn luôn gìn giữ tiếng chiêng. Tiếng chiêng bây giờ không chỉ là một phần quan trong của lịch sử văn hóa và bản sắc, mà còn là sợi dây gắn kết cộng đồng, vượt qua rào cản ngôn ngữ ở vùng đất đang có hơn 40 dân tộc cùng sinh sống.  

Cả tháng nay, vào các tối cuối tuần, các thành viên hai đội chiêng lớn và nhỏ bon Njang Bơ, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song lại tụ họp về nhà cộng đồng cùng nhau tập luyện dưới sự chỉ dạy của nghệ nhân. Những bài chiêng truyền thống như chiêng Ngăn, Pích Tơ Trơ hay Trút Tru… vang lên đều đặn, chuẩn bị cho màn biểu diễn khai mạc sự kiện văn hoá – văn nghệ tỉnh Đắk Nông. Chị H’Hiệp, thành viên đội chiêng lớn chia sẻ, dù cuộc sống còn nhiều lo toan bộn bề nhưng ai cũng tham gia đều đặn. Với toàn đội, được hoà mình trong tiếng chiêng là niềm vui, sự tự hào :

“Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ gìn tiếng chiêng, không chỉ biểu diễn trong bon làng, mà còn hướng tới du lịch cộng đồng, để tiếng chiêng M’Nông mãi ngân xa giữa đại ngàn.”

Bon Njang Bơ, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song là một trong số ít bon tại tỉnh Đắk Nông hiện duy trì cả hai đội chiêng lớn và nhỏ. Trong đội chiêng trẻ, có Y Huyền, 14 tuổi, học sinh lớp 8 Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Đắk Song, là một thành viên khá đặc biệt. Khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa khi thích chơi game với smartphone thì em có đam mê sâu sắc với các nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là cồng, chiêng.

Y Huyền cho biết, khi biết bon thành lập đội chiêng, em đã chủ động xin phép bố mẹ và thầy cô để được tham gia. Dù từ trường nội trú về nhà xa hơn 30 km, em vẫn đều đặn mỗi cuối tuần để được tập diễn tấu chiêng, đam mê học tập các bài chiêng cổ từ các nghệ nhân.

“Học đánh chiêng yêu cầu đầu tiên là phải có đam mê và phải biết lắng nghe nhịp chiêng. Lúc mới tập, tay rất đau vì chiêng được cấu tạo từ đồng, mà mình lại dùng tay đấm trực tiếp lên mặt chiêng. Nhưng giờ em quen rồi, không còn thấy đau nữa.”

Tỉnh Đắk Nông có dân số 670.000 người, thuộc 40 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với các dân tộc tại chỗ như M'Nông, Ê Đê, Mạ… cồng chiêng là linh hồn văn hoá. Xưa, cồng chiêng là cầu nối để bà con giao lưu với Yàng. Nay, cồng chiêng còn là nhịp cầu âm thanh đại đoàn kết các dân tộc. Anh Lang Văn Quy, dân tộc Thái, từ Thanh Hóa vào Tây Nguyên lập nghiệp hơn 10 năm nay, là một thành viên đội chiêng lớn ở bon Njang Bơ, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, bày tỏ:

“Tôi là người dân tộc Thái, theo gia đình vào làm kinh tế mới trong Tây Nguyên. Khi tiếp cận với văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, tôi rất thích và đã theo các nghệ nhân để học hỏi. Khó nhất với tôi là nghe chiêng, hiểu về các bài chiêng nên cần thêm thời gian để các ông các bà chỉ dạy. Đến giờ tôi cũng học được 2 - 3 bài chiêng rồi. Mong sao thời gian tới, các nghệ nhân tiếp tục truyền dạy cách đánh chiêng cho nhiều người trẻ ở bon làng.”

Nghệ nhân Y N’Srơi là người đã dành nhiều năm gắn bó với việc truyền dạy hàng chục lớp đánh chiêng cho hàng trăm bạn trẻ ở Đắk Nông. Ông cho biết, chiêng hiện diện trong mọi sự kiện lớn nhỏ ở bon làng. Nhiều năm dạy đánh chiêng, ông thấy bạn trẻ rất đam mê. Qua những người trẻ ấy, văn hoá truyền thống M'Nông đang dần sinh động trong đời sống hiện đại.

“Với người M’Nông, chiêng vô cùng quý giá. Từ lễ hội lớn trong bon làng, đến đám cưới, đám hỏi, lễ mừng lúa mới trong từng gia đình tất cả đều không thể thiếu tiếng chiêng. Nên cồng chiêng vô cùng quý giá và có ý nghĩa trong cuộc sống của người M’Nông.”

Giữa đại ngàn Tây Nguyên, tiếng chiêng vẫn vang vọng. Cồng chiêng M’Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung, đã vượt qua rào cản ngôn ngữ, ngân xa như lời mời cộng đồng các dân tộc sinh sống trên vùng đất này, nắm tay nhau trở về với cội nguồn, giữ gìn bản sắc./.

Tuấn Long- VOV Tây Nguyên

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online