PA DƯR CỚ BH’RỢ TAANH ADIN CƠ TU COH TU K’RUUNG CU ĐÊ
Thứ năm, 04:57, 15/05/2025 (Alăng Lợi) (Alăng Lợi)
Xang muy cr’chăl đanh ngoọ cơnh ha vil lơi coh apêê vêêl bhươl Cơ Tu đhị chr’val Hòa Bắc, chr’hoong Hòa Vang, TP Đà Nẵng, bh’rợ taanh adin Cơ Tu âi bơơn bhrợ pa dưr cớ tu tr’pang têy t’bach x’răng âng apêê ađhi amoó coh đâu.

 

Râu dưr vaih cớ âng bh’rợ taanh adin căh muy t’vaih pr’đơợ bơơn zên ha đha nuôr năc dzợ bơơn zư đơc c’leh liêm văn hóa ha lang t’tun.

 

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
 
1x

 

Ma nưih Cơ Tu tơợ ahay tr’haanh lâng bh’rợ taanh adin arac. Coh đêêc, pr’hoọm tăm - pr’hoọm âng crâng ca coong, pr’hoọm âng abhô dang năc râu bha lâng. Hăt ngai vêy năl, âi vêy cr’chăl, coh vêêl đong Tà Lang lâng Giàn Bí, chr’val Hòa Bắc ngoop ngap xa nul ra gloc ra glêêc âng tr’xâu. Amoó Trần Thị Anh, coh vêêl Giàn Bí moon: “Bêl ahay Cơ Tu coh Hòa Bắc mooi ngai năl taanh ôt. Apêê đoo lươt pa bhrợ, lươt học, căh ngai kiêng xâp xa nap Cơ Tu hêê, căh ngai năl tươc tr’xâu t’taanh…”

Xang muy cr’chăl đanh ngoọ cơnh ha vil lơi, pr’hoọm adin Cơ Tu coh tu k’ruung Cu Đê âi bơơn pa dưr cớ tu tr’pang têy t’bach x’răng âng apêê ađhi amoó coh đâu. Râu dưr vaih cớ âng bh’rợ taanh adin căh muy t’vaih pr’đơợ bơơn zên ha đha nuôr năc dzợ chroi zư đơc c’leh liêm văn hóa ha lang t’tun. Amoõ Trần Thị Anh xay moon p’xoọng: “Đươi vêy Đảng lâng Nhà nước, thành phố k’rang tươc, bơr pêê c’moo đăn đâu bh’rợ taanh adin Cơ Tu âi r’dợ bơơn bhrợ pa dưr cớ đhị đâu. Tơợ apêê bh’rợ du lịch, apêê ađhi amoó căh muy bơơn zư đơc bh’rợ âng acoon coh hêê năc dzợ t’bơơn zên. N’đhơ căh vêy bâc n’đhang năc pr’đơợ pa hêl loom ha đhi amoó”.

Bơơn râu zooi đoọng âng zâp câp chính quyền vêêl đong, bâc lơp pa choom t’taanh âi bơơn bhrợ t’vaih. C’moo 2018, chr’hoong Hòa Vang k’đươi apêê choom t’taanh tơợ apêê chr’hoong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam lâng thành phố Huế chô pa choom ha lâh 40 ađhi amoó coh 2 vêêl Tà Lang lâng Giàn Bí. Amoó Nguyễn Thị Nga, ma nưih ting pâh T’taanh vêêl Giàn Bí đoọng năl, ting pâh lớp pa choom, amoó lâng apêê ađhi amoó Cơ Tu coh Hòa Bắc bơơn apêê đoo pa choom lưch loom ting n’jeh k’paih, c’lâng tr’naanh, ting cơnh ra pă a rac… Bh’nhăn pa choom, amoó bh’nhăn chăp kiêng bh’rợ taanh adin âng acoon coh đay: “Acu taanh đoọng bơơn năl văn hóa hêê. T’mêê pa choom lêy k’đhap bhlâng, pa bhlâng năc đhị taanh arac. N’đhang xang muy cr’chăl pa choom năc lêy zâp bêệ tr’naanh cơnh năc muy xa nay âng đay kiêng truih. Acu kiêng đơơng âng pr’hoọm adin pa căh đhị bâc ooy, tươc hội chợ”.

Ha dợ cơnh amoó Đinh Thị Tin, ma nưih ting pâh c’bhuh t’taanh vêêl Giàn Bí năc yêm loom lâng hâng hơnh zâp bêl xay truih pa căh bh’nơơn bh’rợ taanh bhrợ âng acoon coh Cơ Tu tươc lâng t’mooi: “Zâp chu vêy c’bhuh t’mooi tươc, amoó Tổ trưởng t’đang câ azi chô k’rong coh Gươl đoọng taanh ha t’mooi lêy. Lâh đhị đêêc, chr’hoong, thành phố công bhrợ bâc bh’rợ tr’nêng bhiêc bhan, hội chợ, triển lãm đoọng xay truih bh’nơơn bh’rợ âng Cơ Tu hêê. Acu yêm abhlâng loom!”

Chính quyền chr’hoong Hòa Vang lâng thành phố Đà Nẵng âi vêy bâc chính sách, đề án zooi đoọng đha nuôr Cơ Tu zư đơc, pa dưr bh’rợ taanh adin. Nâu đoo năc pr’đơợ đoọng đha nuôr Cơ Tu xay truih, pa căh bh’rợ taanh adin đoọng ha t’mooi la lêy. Đhị đêêc, đha nuôr n’jưah vêy p’xoọng bơơn zên, n’jưah bơơn zư đơc bh’rợ lang ahay âng acoon coh đay. Ting pr’căn Lê Thị Thu Hà, Trường phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong Hòa Vang, bh’nơơn âng apêê a đhi amoó Cơ Tu coh Hòa Bắc bhrợ t’vaih z’zăng bâc cơnh. Zâp bh’nơơn tr’naanh bhrợ t’vaih zêng ănc bh’nơơn liêm chr’năp, đơơng âng c’leh âng crâng ca coong hr’luc lâng c’leh tr’mông xooc đâu: “Azi lêy bh’rợ taanh adin năc muy râu chr’năp coh c’lâng xa nay pa dưr du lịch văn hóa vêêl bhươl. Cr’noọ cr’niêng năc đoọng đha nuôr căh muy bơơn zư đơc c’leh liêm chr’năp năc dzợ choom ma mông lâng bh’rợ lang ahay âng acoon coh đay”.

Râu dưr vaih cớ âng pr’hoọm adin căh muy năc râu dưr vaih âng muy bh’rợ ty đanh. Năc dzợ râu pa dưr âng loom hâng hơnh, âng c’leh liêm chr’năp, âng p’rá t’đang moon tơợ tu tơơm xooc bơơn lang p’niên Cơ Tu coh Hòa Bắc xợơng lâng p’zay zư đơc. T’cooh vêêl Zơrâm Tám, vêêl Tà Lang, chr’val Hòa Bắc, chr’hoong Hòa Vang xay moon: “Nâu câi căh muy apêê t’ngay bhiêc bhan, têt toc, hơnh t’mooi t’cooh p’niên zêng xâp xa nâp acoon coh năc n’đhơ apêê t’ngay coh tuần công bơơn lêy apêê achau học sinh xâp. Năc đoo râu choom hâng hơnh. Tu, bêl ooy đha nuôr dzợ xâp pr’hoọm adin acoon coh, bêl đêêc ma nưih Cơ Tu dzợ năl a đay năc ngai”.

Cơnh lâng pr’ăt tr’mông xooc đâu, đợ pr’hoọm tăm âng adin công dzợ liêm ang tr’clá, moon pa hay ooy muy tu tơơm âng acoon ma nưih Cơ Tu căh choom bil pât. Lâng roop n’zâu, năc đoo râu liêm chr’năp bhlâng ha bh’rợ bhrợ pa dưr cớ bh’rợ taanh adin Cơ Tu coh đhăm k’tiêc Hòa Bắc n’nâu./.

HỒI SINH THỔ CẨM CƠ TU NƠI ĐẦU NGUỒN SÔNG CU ĐÊ

Sau một thời gian dài tưởng như bị lãng quên trong các bản làng Cơ Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu đã được đánh thức bởi những bàn tay tài hoa của chị em phụ nữ ở đây. Sự hồi sinh của thổ cẩm truyền thống không chỉ mang lại thu nhập cho bà con mà còn gìn giữ được nét đẹp văn hóa cho thế hệ mai sau.

Người Cơ Tu vốn nổi tiếng với nghệ thuật dệt thổ cẩm đính cườm truyền thống. Trong đó, màu chàm – màu của núi rừng, màu của tâm linh – chiếm vị trí đặc biệt. Ít ai nghĩ rằng, đã có thời gian, ở vùng quê Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc im ắng âm thanh kẽo kẹt, lách cách của khung cửi. Chị Trần Thị Anh, ở thôn Giàn Bí bảo: "Nhiều năm trước, Cơ Tu ở Hòa Bắc không còn ai biết dệt. Người trẻ đi học, đi làm và cũng không còn ai mặn mà với trang phục truyền thống, bà con thì xa lạ với khung cửi…"

Sau một thời gian dài tưởng như đã “ngủ quên”, sắc chàm Cơ Tu trên đầu nguồn sông Cu Đê đã được đánh thức bởi những bàn tay tài hoa của chị em ở thôn Tà Lang - Giàn Bí. Sự hồi sinh của thổ cẩm truyền thống không chỉ mang lại thu nhập cho bà con mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống Cơ Tu cho thế hệ mai sau. Chị Trần Thị Anh nói thêm: “Nhờ Đảng và Nhà nước, thành phố quan tâm, vài năm gần đây nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu đã dần dần hồi sinh trên vùng đất này. Từ các mô hình du lịch cộng đồng, các chị em không chỉ giữ được nghề truyền thống mà còn kiếm được thu nhập. Có thể không nhiều nhưng đó là niềm vui và động lực cho chị em”.

Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, nhiều lớp học dệt thổ cẩm đã được tổ chức. Năm 2018, huyện Hòa Vang mời các nghệ nhân dệt thổ cẩm từ các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam và thành phố Huế về dạy cho hơn 40 chị em ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí. Chị Nguyễn Thị Nga, thành viên Tổ dệt thổ cẩm thôn Giàn Bí cho biết, tham gia lớp học, chị và chị em Cơ Tu ở Hòa Bắc được các nghệ nhân hướng dẫn tận tình từng đường kim, mũi chỉ, từng nét hoa văn đính cườm…Càng học, chị càng yêu thích nghề dệt truyền thống của dân tộc mình: "Mình học dệt để hiểu về văn hóa của mình. Mới đầu học thấy rất khó, đặc biệt chỗ dàn cườm. Nhưng sau thời gian học và dệt thì cảm thấy mỗi tấm vải giống như là một câu chuyện của riêng mình muốn kể. Mình muốn mang sắc chàm đi xa hơn, lên sàn diễn, ra hội chợ."

Còn với chị Đinh Thị Tin, thành viên Tổ dệt thổ cẩm luôn cảm thấy tự hào và hãnh diện mỗi khi giới thiệu, quảng bá nghề và sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Cơ Tu với du khách bốn phương: “Mỗi lần có đoàn khách du lịch đến, chị Tổ trưởng lại gọi các chị em trong tổ tập hợp tại Gươl để trình diễn dệt cho khách xem. Bên cạnh đó, huyện, thành phố cũng tổ chức nhiều sự kiện lễ hội, hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm thổ cẩm của Cơ Tu mình. Tôi cảm thấy rất vui và tự hào”.

Chính quyền huyện Hòa Vang và thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chính sách, đề án hỗ trợ đồng bào Cơ Tu giữ gìn, bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm. Đây là cơ hội để đồng bào Cơ Tu giới thiệu, trình diễn, quảng bá nghề dệt thổ cẩm phục vụ du lịch. Qua đó, bà con vừa có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, vừa gìn giữ, bảo tồn được nghề truyền thống. Theo bà Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng VHTT huyện Hòa Vang, sản phẩm của các chị em Cơ Tu ở Hòa Bắc làm ra rất đa dạng và phong phú. Mỗi sản phẩm dệt được tạo ra là một tác phẩm nghệ thuật, mang theo cả hơi thở đại ngàn lẫn dấu ấn hiện đại. "Chúng tôi xem nghề dệt thổ cẩm là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch văn hóa – cộng đồng. Mục tiêu là để người dân không chỉ giữ gìn được bản sắc mà còn sống được bằng chính nghề truyền thống của mình."

Sự hồi sinh của sắc chàm không chỉ là sự trở lại của một nghề truyền thống. Đó còn là sự trở lại của niềm tự hào, của bản sắc, của tiếng gọi từ cội nguồn đang được thế hệ trẻ Cơ Tu ở Hòa Bắc lắng nghe và gìn giữ. Già làng Zơrâm Tám, thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang chia sẻ: "Bây giờ không chỉ vào các ngày lễ, tết, hay tiếp khách trẻ già mặc trang phục dân tộc mình mà thậm chí vào các ngày trong tuần cũng thấy các cháu học sinh mặc trang phục của dân tộc mình. Đó là tín hiệu đáng mừng. Bởi, chừng nào bà con còn khoác lên người màu chàm thổ cẩm truyền thống, chừng đó người Cơ Tu còn nhớ mình là ai! ".

Giữa nhịp sống hiện đại, những gam màu trầm lặng của sắc chàm vẫn âm thầm tỏa sáng, gợi nhắc về một nguồn cội dân tộc Cơ Tu không thể phai nhòa. Và có lẽ, đó mới chính là điều kỳ diệu nhất trong hành trình hồi sinh sắc chàm Cơ Tu ở vùng đất Hòa Bắc này./.

(Alăng Lợi)

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online