
Ting n’năc, bộ chữ xră Cơ Tu xang bêl bơơn ch’mêêt lêy ghit, ơơi đoọng lâng xră pa gluh vêy đơơh đơơng t’moot pa choom coh apêê trường học đhị zr’lụ da ding ca coong tỉnh Quảng Nam lâng thành phố Huế. Nâu đoo năc c’lâng bh’rợ liêm choom đoọng zư đơc p’rá lâng chữ xră Cơ Tu, chroi đoọng k’đhơợng đơc râu liêm bâc âng văn hóa Việt Nam.

Đha nuôr Cơ Tu vêy dâng 103 r’bhâu cha năc, ma mông bâc n’đăh tây tỉnh Quảng Nam, thành phố Huế lâng thành phố Đà Nẵng.
L’lăm a hay, coh cr’chăl zêl Pháp lâng Mỹ, chữ Cơ Tu âi bơơn pa choom đoọng ha đha nuôr coh muy bơr zr’lụ âng chr’hoong Tây Giang, Đông Giang lâng Nam Giang (Quảng Nam). N’đhơ cơnh đêêc, z’lâh bâc râu cr’chăl lịch sử, chữ xră Cơ Tu r’dợ bil pât. Đhr’năng ma nưih Cơ Tu căh năl p’rá acoon coh đay xooc r’dợ dưr vaih bâc. Râu đoo bhrợ ha pr’căn Coor Lắc coh thị trấn Thạnh Mỹ, chr’hoong Nam Giang pa bhlâng căh yêm ăt tơt: “Xooc đâu, apêê achau tơợ zr’lụ n’dup tươc da ding ca coong căh muy căh năl chữ Cơ Tu năc dzợ căh choom prá p’rá Cơ Tu tu aconh acăn pa prá lâng apêê achau zêng lâng p’rá ađhuôc lưch. Năc n’đhơ cha chau cu công căh choom prá p’rá CƠ Tu n’đhơ aconh acăn zêng ma nưih Cơ Tu”.
Xay moon, bh’rợ zư đơc p’rá, chữ xră lâng đhr’niêng bh’rợ acoon coh năc bh’rợ chr’năp đoọng k’đhơợng đơc râu liêm bâc lâng liêm pr’hay la lay âng c’kir văn hóa Việt Nam, cr’chăl ha nua, tỉnh Quảng Nam, chính quyền vêêl đong lâng apêê ngai chăp kiêng văn hóa Cơ Tu âi t’bhlâng pa chăp ch’mêêt lêy, xră bhrợ, bhrợ pa dưr bộ chữ Cơ Tu đhị pr’đơợ p’têêt pa dưr tơợ lang l’lăm. Đhị muy bơr vêêl đong cơnh chr’hoong Tây Giang công âi bhrợ t’vaih lớp pa choom đoọng văn hóa “p’rá, chữ xră” ha cán bộ, công chức, viên chức coh vêêl đong. N’đhơ cơnh đêêc, tươc đâu apêê vêêl đong công căh âi bơơn vêy giáo án chữ Cơ Tu mr’cơnh liêm choom bhlâng đoọng đươi dua za zum ha pêê zr’lụ. T’mêê đâu, UBND tỉnh Quảng Nam pa zum lâng Viện ngôn ngữ âng Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam bhrợ Hội thảo xay truih pa căh bộ chữ xră Cơ Tu cơnh lâng râu tong pâh âng apêê đong pa chăp ch’mêêt lêy ngôn ngữ học Viện Ngôn ngữ học Việt Nam năc đoọng bhrợ pa liêm crêê lâng pa dưr muy bộ chữ xră Cơ Tu mr’cơnh lâng liêm crêê. Bộ chữ xră Cơ Tu n’nâu xang bêl bơơn ch’mêêt lêy pa ghit, ơơi đoọng lâng xră pa gluh vêy đơơh đơơng âng t’moot pa choom đhị apêê trường học coh zr’lụ da ding ca coong tỉnh Quảng Nam lâng thành phố Huế. Xa nay n’nâu đơơng đoọng râu bhui har ha bâc ngai đha nuôr Cơ Tu cơnh pr’căn Coor Lắc căh câ ađhi Alăng Thị Ân Tuyền coh thị trấn Thạnh Mỹ, chr’hoong Nam Giang:
“Acu xơợng moon đơơng p’rá Cơ Tu moot pa choom coh trường acu pa bhlâng yêm loom. Moon bhlâng năc acu hơnh bhlâng! Tơợ đanh acu rơơm kiêng p’rá Cơ Tu, chữ Cơ Tu bơơn t’moot pa choom coh trường n’dhang acu ăt đương hơớ, nâu câi xa nay n’nâu acu hơnh bhlâng. Rơơm đơơng p’rá Cơ Tu bh’nhăn đơơh moot pa choom năc bh’nhăn liêm crêê ha dang căh brương tr’nu ahêê buôn bil bal tu tơơm âng ma nưih Cơ Tu”.
“Acu năc ma nưih Cơ Tu n’đhang acu công căh lâh năl p’rá Cơ Tu, chữ xră Cơ Tu. T’mêê đâu acu xơợng vêy k’noọ t’moot pa choom chữ Cơ Tu, acu pa bhlâng kiêng. Đhị đêêc acu vêy bơơn prá p’rá, chữ xră âng acoon coh đay đoọng zư đơc, zooi p’rá lâng chữ xră âng acoon coh đay doó choom bil pât”.
Coh đhr’năng xooc đâu, đợ apêê choom đọc, choom xră chữ Cơ Tu ting t’ngay ting hăt. N’đhơ năc apêê cán bộ, giáo viên, apêê pr’châc p’niên Cơ Tu bhrợ bh’rợ ay truih công căh lâh năl p’rá acoon coh đay. Tu cơnh đêêc ting cô Bhnươch A Đủ, giáo viên trường PTDT bán trú THCS apêê chr’val Cà Dy - Tà Bhing, bh’rợ đơơng t’moot p’rá, chữ xră Cơ Tu pa choom coh trường năc pa bhlâng chr’năp, zooi đoọng học sinh zư đơc văn hóa âng acoon coh đay. Cô Bhnươch A Đủ moon, c’la đay năc giáo viên ma nưih Cơ Tu n’đhang đợ c’năl ooy chữ xră âng acoon coh đay công căh bơơn vêy mơ ooy: “Cơnh lâng cu, moon chữ xră Cơ Tu năc choom bhlâng công căh âi choom bhlâng n’dhang ha dang đoọng đọc chữ Cơ Tu bêl apêê đoo xră căh câ a đay xră năc công choom tr’bứi. Đoọng ra văng ha bh’rợ đơơng chữ Cơ Tu moot pa choom coh trường học, c’la cu vêy ting ch’mêêt lêy p’xoọng apêê bha ar xră pa gluh l’lăm xang năc chơơc ch’mêêt lêy xơợng coh vêêl đong dzợ. Pa bhlâng năc ting pa choom tơợ apêê t’cooh vêêl, apêê ngai năl ghit ooy p’rá Cơ Tu, tơợ đêêc acu ting pa dưr p’rá đhị bâc g’luh tr’lum pa prá”.
Chr’hoong Nam Giang vêy 12 chr’val, thị trấn cơnh lâng 24 đhị pa choom, coh đêêc, học sinh acoon coh bâc 70-80%, vêy trường năc tươc 100%. Đoọng ra văng ha bh’rợ đơơng chữ Cơ Tu moot pa choom coh trường, apêê vêêl đong âi ra văng c’lâng xa nay bhrợ apêê khóa pa choom đoọng chữ Cơ Tu ha c’bhuh giáo viên. Cơnh lâng chr’hoong Nam Giang, đhị vêy tươc 70% giáo viên năc ma nưih acoon coh, bâc năc zêng choom prá p’rá Cơ Tu, bh’rợ xay bhrợ pa choom đoọng chữ xră Cơ Tu ha c’bhuh giáo viên năc doó vêy lâh k’đhap. N’đhơ cơnh đêêc, ting t’cooh Trần Quý, Phó Trưởng Phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Nam Giang, l’lăm, đơn vị vêy chơơih pay muy bơr giáo viên bhriêl choom ting pâh pa choom chữ xră Cơ Tu, xang n’năc vêy tơơp xay bhrợ lâng bhrợ t’bhưah prang ngành: “Xooc vêy 24 đhị p’too pa choom năc vêy 17 đhị vaih học sinh bán trú, apêê thầy cô, apêê cô dh’rưah cha, đh’rưah ăt, đh’rưah ma mông lâng học sinh. Cr’chăl ting ch’mêêt lêy cơnh đêêc thầy cô lâng học sinh cơnh 1 pr’loọng đong, bh’rợ ăt prá bhlưa thầy cô lâng học sinh năc ta luôn. Lâh đhị đêêc, trường ta luôn bhrợ apêê bh’rợ vêy p’têêt pa zum bhlưa giáo viên lâng ca conh ca căn, pa bhlâng liêm buôn ha pêê thầy cô coh bh’rợ tr’pac, giao lưu ooy p’rá. Apêê thầy cô trường bán trú k’dâng lêy zêng choom prá p’rá acoon coh tu cơnh đêêc năc công liêm buôn”.
Râu dưr tr’xăl k’rơ âng pr’ăt tr’mông ting t’ngay đh’rưah lâng bh’rợ ăt bhrợ giao lưu văn hóa k’rơ âi zooi apêê acoon coh hêê r’dợ choom ăt hr’luc đh’rưah za zum n’đhang năc dzoọng đhị đhr’năng bil pât ooy p’rá lâng chữ xră acoon coh đay. Bh’rợ đơơng chữ Cơ Tu moot pa choom đhị trường căh muy năc cơnh zư đơc p’rá lâng chữ xră năc dzợ moon ghit c’leh văn hóa, zooi lang t’tun năl lâng chăp hơnh tu tơơm âng acoon coh đay./.
ĐƯA CHỮ VIẾT CƠ TU VÀO TRƯỜNG HỌC, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC
Qua nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, xây dựng bộ chữ viết Cơ Tu trên cơ sở kế thừa các thế hệ trước, mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam và Viện ngôn ngữ học thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo công bố bộ chữ viết Cơ Tu. Theo đó, bộ chữ viết Cơ Tu sau khi được thẩm định, phê duyệt và ban hành sẽ sớm đưa vào giảng dạy trong các trường học ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam và thành phố Huế. Đây là giải pháp tích cực nhằm bảo tồn ngôn ngữ Cơ Tu, góp phần duy trì sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.

Đồng bào Cơ Tu có khoảng 103 ngàn người, sống tập trung ở phía tây tỉnh Quảng Nam, thành phố Huế và một phần thành phố Đà Nẵng.
Trước đây, trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ, chữ Cơ Tu đã được truyền dạy cho đồng bào ở một số vùng thuộc huyện Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang (Quảng Nam). Tuy nhiên, trải qua bao biến thiên của lịch sử, chữ viết Cơ Tu dần bị mai một. Thực trạng người Cơ Tu không biết tiếng mẹ đẻ đang dần trở nên phổ biến. Điều này làm Bà Kor Lắc ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang hết sức trăn trở. “Hiện nay, các cháu từ vùng thấp đến vùng cao không những không biết chữ Cơ Tu mà còn không nói được tiếng Cơ Tu bởi vì cha mẹ cũng nói với các con bằng tiếng kinh hết. Ngay cả cháu tôi giờ cũng không biết nói tiếng Cơ Tu mặc dù cha mẹ là người Cơ Tu hết”.
Xác định, việc bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng để duy trì sự đa dạng và độc đáo của di sản văn hóa Việt Nam, thời gian qua, tỉnh Quảng Nam, chính quyền địa phương và những người tâm huyết với văn hóa Cơ Tu đã nỗ lực nghiên cứu, soạn thảo, xây dựng bộ chữ Cơ Tu trên cơ sở kế thừa các thế hệ đi trước. Tại một số địa phương như huyện Tây Giang cũng đã mở lớp truyền giảng văn hóa “tiếng nói, chữ viết” cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn. Tuy nhiên, đến nay các địa phương vẫn chưa thống nhất được bộ giáo án chữ Cơ Tu hoàn chỉnh để sử dụng chung cho các vùng. Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Viện ngôn ngữ học thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố bộ chữ viết Cơ Tu với sự tham gia của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Viện ngôn ngữ học Việt Nam nhằm chuẩn hóa và xây dựng một bộ chữ biết Cơ Tu thống nhất và hoàn chỉnh. Bộ chữ viết Cơ Tu này sau khi được thẩm định, phê duyệt và ban hành sẽ sớm đưa vào giảng dạy trong các trường học ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam và thành phố Huế. Thông tin này đem lại niềm vui cho rất nhiều bà con Cơ Tu như bà Kor Lắc hay em A Lăng Thị Ân Tuyền ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang:
“Tôi nghe đưa tiếng Cơ Tu vào trường học tôi mừng lắm. Nói thiệt là tôi mừng lắm! Từ lâu tôi mong muốn tiếng Cơ Tu, chữ Cơ Tu được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhưng tôi chờ miết, chừ nghe thông tin này tôi mừng lắm. Mong đưa tiếng Cơ Tu vào dạy càng sớm càng tốt nếu không sau này mình sẽ mất hết nguồn gốc của người Cơ Tu.”
“Con là người Cơ Tu nhưng con cũng không biết nhiều về tiếng nói, chữ viết Cơ Tu. Mới đây con nghe nói vài bữa sẽ đưa vào dạy chữ Cơ Tu con rất thích. Qua đó con sẽ biết được tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để bảo tồn, giúp cho ngôn ngữ của dân tộc con không bị mất đi”.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, số người biết đọc, biết viết chữ Cơ Tu ngày càng ít. Thậm chí, cán bộ, giáo viên, những người trẻ Cơ Tu làm công tác tuyên truyền cũng không mấy rành rọt tiếng mẹ đẻ. Vì thế theo cô BhNước A Đủ, giáo viên trường PTDT bán trú THCS liên xã Cà Dy- Tà Bhing, việc đưa tiếng nói, chữ viết Cơ Tu vào nhà trường là vô cùng cần thiết nhằm giúp học sinh bảo tồn văn hóa của dân tộc mình. Cô Bhnước chia sẻ, bản thân cô là giáo viên người Cơ Tu nhưng vốn kiến thức về chữ viết của dân tộc mình vẫn còn hạn chế: “Đối với tôi, nói về rành chữ viết Cơ Tu cũng không hẳn là rành nhưng nếu cho đọc chữ Cơ Tu khi người ta viết hoặc mình viết ra lại thì cũng sẽ được. Để chuẩn bị cho việc đưa chữ Cơ Tu vào trường học, bản thân tôi sẽ tham khảo những cuốn sách xuất bản chính gốc rồi sau đó, tìm hiểu ở địa phương mình. Đặc biệt là tham khảo học hỏi từ các già làng, người am hiểu, rành rọt về tiếng Cơ Tu, từ đó mình trao dồi qua các cuộc nói chuyện, giao lưu”.
Huyện Nam Giang có 12 xã, thị trấn với 24 cơ sở giáo dục, trong đó, học sinh dân tộc thiểu số chiếm 70-80%, có trường tỷ lệ này là 100%. Để chuẩn bị cho việc đưa chữ Cơ Tu vào giảng dạy trong nhà trường, các địa phương đã lên phương án tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chữ Cơ Tu cho đội ngũ giáo viên. Đối với huyện Nam Giang, nơi có đến 70% giáo viên là người DTTS, đa số đều biết tiếng Cơ Tu, việc triển khai tập huấn, bồi dưỡng chữ viết Cơ Tu cho đội ngũ nhà giáo sẽ gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, theo ông Trần Quý, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Giang, trước mắt, đơn vị sẽ chọn một số giáo viên ưu tú đưa đi đào tạo, bồi dưỡng về chữ viết Cơ Tu, sau đó sẽ triển khai thí điểm và nhân rộng ra toàn ngành: “Hiện có 24 cơ sở giáo dục thì có 17 cơ sở có học sinh bán trú, các thầy cô, các cô cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với học sinh. Quá trình theo dõi quản lý, như vậy thầy cô với học sinh như 1 gia đình , việc va chạm tiếng nói giữa thầy cô với học sinh thường xuyên. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động có sự gắn kết giữa giáo viên với phụ huynh, rất thuận lợi cho các thầy cô trong việc chia sẻ, giao lưu về tiếng nói. Các thầy cô các trường bán trú hầu hết đều biết tiếng nói của các dtts hết nên cũng rất thuận lợi”.
Sự phát triển không ngừng của xã hội ngày nay cùng với việc mở cửa giao lưu văn hóa mạnh mẽ đã giúp các dân tộc thiểu số ở nước ta dần hòa nhập với cộng đồng chung nhưng lại đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng mai một về ngôn ngữ dân tộc. Việc đưa chữ Cơ Tu vào trường học không chỉ là cách bảo tồn ngôn ngữ mà con khẳng định bản sắc văn hóa, giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng nguồn gốc của dân tộc mình./.
Viết bình luận