

Nghe băng âm thanh bài viết ở đây:
Pr’ăt tr’mông âng ma nưih Cơ Tu ta luôn p’têêt lâng apêê n’juông bh’nooch, bhr’ươr ba booch. Tơợ đhr’nong đong đh’rơơng ta pêêh oih căh câ coh ha rêê ha ali, toọm đac zâp ooy công xơợng chr’va bh’ươr bha dơng ca coon âng ca căn, đh’riêng avi âng ca conh….
Công cơnh bâc ngai p’niên Cơ Tu n’lơơng, Bhling Cảnh dưr pâ đh’rưah lâng apêê n’juông pr’hat, bhr’ươr bha dơng âng ca conh, ca căn. Pa bhlâng ănc, ca conh năc muy cha năc tr’haanh ăt coh c’bhuh văn nghệ lâng pa bhlâng choom n’đăh bh’rợ n’nâu. Bêl dưr pâ, Bhling Cảnh buôn ting ca conh đoọng xơợng apêê t’ha coh vêêl prá pr’ma, bhrợ bh’nooch, ba booch rarooi. Loom chăp kiêng pr’hat xa nul Cơ Tu ăt cơnh đêêc dưr pậ r’dợ ting c’moo c’xêê. Bhing Cảnh xay moon:
“Tơợ tơới acu âi xơợng ama hat, cha ơh tr’coó xa nul pa bhlâng pr’hay. Tơợ apêê bhr’ươr pr’hat pa tươc cr’liêng năc pa bhlâng pr’hay, lâng công tơợ đêêc acu kiêng lâng pa choom hat. Bêl tơới công buôn ting a ma vêy bơơn xơợng apêê t’ha coh vêêl hat, n’đhang bâc năc xơợ tơợ a ma lâng đươi vêy ama pa choom đoọng. tơợ đêêc coon p’choom tr’xin. Ama pa choom ng’cơnh ba booch, cơnh p’ma, xang n’năc cơnh pa dêêr mr’loọng. Bhr’ươr pr’hat âng ama pa bhlâng liêm pr’hay tu cơnh đêêc năc râu pr’đơợ đoọng ha cu p’zay”.
Căh muy chăp kiêng đợ pr’hat acoon coh, Bhling Cảnh dzợ kiêng apêê tr’coó xa nul âng acoon coh đay. N’đhơ căh choom cha ơh cơnh ca conh đay, n’đhang Cảnh công choom châc cha ơh bơr pêê râu cơnh plong khèn, piah n’jưl. Pa zêng apêê pr’hat âng Cảnh hat năc zêng âng ca conh đoo châc bhrợ t’vaih. Nâu câi ahêê đh’rưah xơơng muy pr’hat t’mêê ting bhr’ươr ba booch “Pr’too pr’choom âng Bhling Hạnh xră, năc Bhling Cảnh hat
C’moo 2013, chr’val Tà Bhing bhrợ t’vaih Câu lạc bộ Pr’hat xa nul tân tung da dă Cơ Tu, Bhling Cảnh công năc muy coh 25 cha năc ting pâh lâng tươc nâu câi Cảnh năc muy cha ănc bha lâng âng Câu lạc bộ. C’mọor n’nâu bơơn chơơih pay lươt pa căh bâc ooy. Pa bhlâng năc, c’moo 2015 coh g’luh thi Câu lạc bộ pr’hat xa nul tân tung da dă câp tỉnh g’luh tr’nơơp, Bhling Cảnh âi đơơng chô ch’ner Pêê ma nưih muy cha năc pr’hat Cơ Tu ha Câu lạc bộ pr’hat xa nul tân tung da dă chr’hoong Nam Giang. Bhling Cảnh đoọng năl p’xoọng.
“Coh Câu lạc bộ ăt bhrợ ting t’ngay c’xêê, bêl ooy kiêng căh câ vêy apêê g’luh thi, lươt pa căh apêê c’bhuh năc k’rong pa choom cớ pa liêm. Ngai công hâng lâng mr’hal pa choom đh’rưah. Pa bhlâng nâu câi văn hóa liêm pr’hay âng acoon coh hêê công bâc râu bil pât. Acu lêy bâc pr’zơc p’niên nâu câi căh lâh kiêng lâng văn hóa lang ahay âng hêê. Acu công kiêng moon apêê pr’zơc nâu câi p’zay k’dhơợng bhrợ lâng pa dưr văn hóa âng hêê doó choom bil pât”.

Pr’căn Bhơnươch Cheo, Trưởng Câu lạc bộ Pr’hat xa nul tân tung da dă chr’val Tà Bhing đoọng năl: Cơnh lâng pr’châc p’niên, đơơh bơơn ăt ma mông lâng văn hóa lang a hay, pa bhlâng ănc apêê bhr’ươr pr’hat Cơ Tu cơnh ba booch, bh’nooch… Bhling Cảnh năc râu hâng hơnh âng pr’châc p’niên moon la lay lâng zâp ngai Cơ Tu moon pa zum căh muy coh vêêl, chr’val năc prang chr’hoong:
“Cảnh năc muy cha năc pa bhlâng chăp kiêng pr’hat xa nul. Vêy pr’đơợ lâh mơ lâng apêê lơơng, bơơn vêy ca conh năc ma nưih choom n’đăh văn nghệ tr’haanh coh chr’hoong. Bơơn ca conh pa choom đoọng, pa zum lâng a đoo âi vêy mr’loọng liêm l’lăm. Cảnh buôn ting pâh bhrợ coh Câu lạc bộ công cơnh bâc g’luh thi, bhiêc bhan âng vêêl đong. Năc ma nưih dzợ p’niên ha dợ vêy loom chăp kiêng lâng z’hai cơnh đêêc pa bhlâng hâng hơnh. C’la cu pa bhlâng rơơm kiêng zâp ngai đh’rưah pa zum têy zư lêy lâng pa dưr đợ đhr’niêng bh’rợ liêm pr’hay âng lang aconh abhươp hêê âi đơc đoọng. Đoọng brương tr’nu bơơn bâc ngai năl tươc râu liêm pr’hay âng Cơ Tu hêê”.
Cơnh lâng Bhling Cảnh, loom chăp kiêng pr’hat xa nul Cơ Tu dzợ rơợng lâh mơ ting c’moo c’xêê. Ađoo rơơm kiêng brương tr’nu choom c’la đay ma châc xră t’vaih pr’hat, pa choom đoọng apêê lang t’tun hat doó dzợ râu ch’ngai đh’vơch bêl bhr’ươr ba booch, bh’nooch… âi ăt clâp ooy a ham. Loom chăp kiêng văn hóa acoon coh âi zooi c’mọor Cơ Tu n’nâu vêy p’xoọng pr’đơợ đoọng chroi đh’rưah lâng pr’châc p’niên zư đơc đợ c’leh liêm âng đha nuôr đay.
Ha dợ nâu câi, B hling Cảnh lâng Tơngôn Đooch vey hat đoọng ahêê xơợng muy bhr’ươr ba booch Cơ Tu ớ. Neh ahêê đương xơợng bhr’ươr mr’loọng âng anhi đoo./.
BHLING CẢNH-CÔ GÁI CƠ TU YÊU DÂN CA
Không chỉ yêu thích và hát được nhiều bài hát dân ca truyền thống của đồng bào Cơ Tu mình, Bhling Cảnh ở thôn Bà Xua, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam còn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa của thôn, xã, huyện với mong muốn góp sức trẻ vào việc giới thiệu, truyền bá những bài hát dân ca cũng như nét văn hóa độc đáo của dân tộc Cơ Tu.

Cuộc sống của người Cơ Tu luôn gắn liền với những câu hát lý, làn điệu dân ca quen thuộc. Từ ngôi nhà sàn bên bếp lửa hồng hay trên nương rẫy, sông suối đâu đâu cũng nghe vang vọng lời ru con của mẹ, tiếng hát của cha bên chén rượu cần thâm tình...
Cũng như bao đứa trẻ Cơ Tu khác, Bhling Cảnh lớn lên cùng những câu hát, lời ru của ông bà, cha mẹ. Đặc biệt, bố là một cây văn nghệ có tiếng trong đội văn công thời chiến. Khi lớn lên, Bhling Cảnh thường đi theo cha để nghe các cụ già trong làng nói lý, hát lý, dao duyên. Niềm đam mê, yêu thích dân ca đồng bào Cơ Tu cứ thế lớn dần theo năm tháng. Bhling Cảnh cho biết:
“Từ nhỏ em đã nghe ba hát, chơi các nhạc cụ rất hay. Từ những giai điệu, lời bài hát đến ý nghĩa của nó em nghe rất hay, và cũng từ đó em thích và tập hát luôn. Hồi nhỏ cũng hay đi theo bố có nghe các cụ già trong làng hát, nhưng chủ yếu là nghe từ ba và nhờ ba chỉ dạy cách hát. Từ đó rồi cứ mày mò, tìm tòi học theo cách hát của ba và các cụ trong làng. Bố chỉ dạy cách hát ba boóch, hát lý, dao duyên, rồi cách luyến láy. Giọng hát của ba rất hay và truyền cảm nên càng truyền thêm nguồn cảm hứng cho em. Em thấy rất hay và độc đáo”.

Không chỉ yêu thích những bài hát dân ca, Bhling Cảnh còn đam mê với những nhạc cụ của dân tộc mình. Mặc dù không chơi được nhuần nhuyễn như bố của mình, nhưng Cảnh cũng tự mày mò học và đánh được vài tiếng đàn cũng như thổi kèn tự đệm cho tiếng hát của mình. Hầu hết các bài dân ca Cảnh thể hiện đều do chính bố của mình sáng tác. Sau đây chúng ta cùng nghe một sáng tác mới theo điệu ba boóch “Pr’too Pr’choom” (Dặn nhau) của ông Bhling Hạnh, do Bhling Cảnh thể hiện:
Năm 2013, xã Tà Bhing thành lập Câu lạc bộ Dân ca dân vũ Cơ Tu, Bhling Cảnh cũng là một trong 25 thành viên danh dự được vào tham gia sinh hoạt và đến giờ Cảnh là một cây văn nghệ chủ lực của Câu lạc bộ. Cô gái trẻ luôn được chọn đi biểu diễn nhiều nơi. Đặc biệt, năm 2015 trong cuộc thi Câu lạc bộ dân ca dân vũ cấp tỉnh lần thứ nhất, Bhling Cảnh đã xuất sắc đem về giải ba đơn ca dân ca Cơ Tu cho Câu lạc bộ dân ca dân vũ huyện Nam Giang. Bhling Cảnh cho biết thêm:
“Ở Câu lạc bộ sinh hoạt theo lịch trình, khi nào cần hay có những cuộc thi, lưu diễn các nhóm lại tập hợp. Tập bài mới cũng nhưng ôn lại các bài cũ thật kỹ càng. Ai cũng đều hứng khởi và vui vẻ tập luyện, chỉ bảo nhau. Thật sự bây giờ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình cũng bị mai một đi rất nhiều. Em thấy nhiều bạn trẻ bây giờ họ quá thờ ơ với truyền thống văn hoá độc đáo của mình. Em cũng muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ bây giờ truyền thống của dân tộc mình nên phát huy, giữ gìn mãi mãi”.
Bà Bhơ Nướch Cheo, Trưởng Câu lạc bộ Dân ca dân vũ xã Tà Bhing cho biết: Với tuổi đời còn trẻ, sớm đam mê văn hoá truyền thống, đặc biệt là các làn điệu dân ca Cơ Tu như ba boóch, hát lý... Bhling Cảnh là niềm tự hào của lớp trẻ nói riêng và mọi người dân Cơ Tu nói chung không chỉ trong thôn, xã mà trên toàn huyện:
“Cảnh là một người rất đam mê. Có điều kiện hơn so với mọi người, được thừa hưởng ren từ bố là một cây văn nghệ có tiếng trong huyện. Được bố dạy hát với lại có sẵn giọng hát trời phú. Cảnh luôn tham gia nhiệt tình trong Câu lạc bộ cũng như ở các cuộc thi, lễ hội khi được mời. Là một người còn rất trẻ mà đam mê như vậy chúng tôi rất tự hào. Bản thân tôi thật sự rất mong muốn tất cả mọi người cùng chung tay giữ gìn và phát huy hơn nữa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Để ngày càng được bay xa, được nhiều người biết đến, không chỉ trong xã, huyện hay trong nước mà xa hơn thậm chí ở ngoài nước đều biết đến những giá trị văn hoá truyền thống người Cơ Tu”.

Với Bhling Cảnh, niềm đam mê với các làn điệu dân ca Cơ Tu còn cháy bỏng hơn nữa theo năm tháng. Niềm mơ ước sau này có thể tự sáng tác, tự dạy hát cho các em nhỏ không còn là chuyện xa vời khi những điệu ba boóch, hát lý....đã thấm vào máu. Tình yêu văn hóa dân tộc đã giúp cho cô gái Cơ Tu này có thêm nghị lực để góp phần cùng thế hệ trẻ bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào mình.
Còn bây giờ, Bhling Cảnh và Tơ Ngôn Đooc xin được gửi tặng bà con và các bạn một bài Giao duyên Cơ Tu nhé. Nào! Hãy cùng nghe và cảm nhận giọng hát của họ./.
Viết bình luận