ZƯ ĐƠC BH’RỢ PRÁ PR’MA - BHRỢ BH’NOOCH
Thứ tư, 16:13, 23/04/2025 Đình Thiệu-VOV Miền Trung Đình Thiệu-VOV Miền Trung
Prá pr’ma - bhrợ bh’nooch năc bh’rợ g’lăng loom choom ha boop, năc cơnh zư đơc liêm la lay âng ma nưih Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam.

Muy cr’chăl, bh’rợ n’nâu dzoọng đhị đhr’năng bil pât coh pr’ăt tr’mông xooc đâu. Xooc đâu, bâc chr’hoong da ding ca coong coh tỉnh Quảng Nam bhrợ t’vaih apêê lớp pa choom đoọng, bhrợ t’vaih câu lạc bộ, vêy đhị năc dzợ pa choom đoọng ngoại khóa bh’rợ prá pr’ma - bhrợ bh’nooch coh trường học đoọng zư đơc, pa dưr chr’năp bh’rợ n’nâu.

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
 
1x

Câu lạc bộ prá pr’ma - bhrợ bh’nooch vêêl Công Tơ Rơn, chr’val La Dê, chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam t’đang t’pâh bâc pr’zơc p’niên Cơ Tu tươc ăt pa choom. Zâp c’xêê, Câu lạc bộ bhrợ têng 1 chu. Apêê coh câu lạc bộ bơơn t’cooh vêêl, ma nưih z’hai g’lăng lâng năl ghit ooy bh’rợ prá pr’ma - bhrợ bh’nooch pa choom đoọng. Amoó Riah Thị Đứa, coh vêêl Công Tơ Rơn, chr’val La Dê, chr’hoong Nam Giang ting pâh Câu lạc bộ prá pr’ma - bhrợ bh’nooch. Ăt lum lâng chơơc bơơn năl bh’rợ n’nâu, amoó năc bh’nhăn chăp kiêng. Bơơn apêê z’hai g’lăng pa choom đoọng, nâu câi amoó Riah Thị Đứa âi choom prá pr’ma - bhrợ bh’nooch bêl ting pâh câu lạc bộ căh câ cha ơh pa căh đhị apêê hội diễn âng vêêl đong:

“Acu bơơn pa choom đoọng, pa choom ng’cơnh bhrợ, cơnh prá. Acu pa bhlâng hâng hơnh lâng căh ha mơ choom ha vil pr’hat ooy vêêl đong âng ma nưih Cơ Tu”.

Prá pr’ma - bhrợ bh’nooch buôn bơơn bhrợ coh xay xơ, cha hoo t’mêê, moot đong t’mêê, bhrợ pr’ngooch căh câ xay bhrợ pr’liêm apêê ngai tr’vay tr’lin âng ma nưih Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam. Muy cr’chăl, bh’rợ prá pr’ma, bhrợ bh’nooch lâng bâc đhr’niêng bh’rợ âng ma nưih Cơ Tu crêê ta ha vil lơi, đhr’năng bil pât coh pr’ăt tr’mông xooc đâu. Pr’châc p’niên dưr banh pâ năc pa choom p’rá Việt bâc lâh p’rá Cơ Tu, căh âi moon nâu đoo năc bh’rợ căh vêy ngai Cơ Tu công choom bhrợ. Bâc bh’rợ nghệ thuật, pa hêl loom xooc đâu ga ría, t’pliên, apêê pr’châc p’niên căh lâh kiêng lâng bh’rợ ty đanh dzợ.

Đhị đhr’năng la lua n’nâu, chr’hoong Nam Giang bhrợ pa dưr “Đề án zư đơc lâng pa dưr apêê chr’năp âng đhr’niêng bh’rợ ty đanh ma nưih Cơ Tu, coh đêêc vêy prá pr’ma - bhrợ bh’nooch. Chr’hoong p’too p’zương bhrợ t’vaih apêê câu lạc bộ prá pr’ma - bhrợ bh’nooch; k’rong t’cooh vêêl, ma nưih bâc ngai chăp, apêê ngai năl ghit ooy bh’rợ n’nâu ting pâh pa choom đoọng ha pr’châc p’niên. Muy bơr trường học công đơơng bh’rợ n’nâu moot ngoại khóa, zooi học sinh năl ghit tu tơơm, chr’năp lâng chăp kiêng đhr’niêng bh’rợ vêêl đong. Râu choom hơnh deh, ting t’ngay ting bâc pr’châc p’niên, học sinh ma nưih Cơ Tu ting pâh ooy apêê câu lạc bộ prá pr’ma - bhrợ bh’nooch.

T’cooh Bhling Hạnh, coh vêêl Công Dồn, chr’val Zuôih, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam năc ma nưih pr’hăt coh chr’val n’nâu dzợ choom prá pr’ma - bhrợ bh’nooch. T’cooh yêm loom bêl bh’rợ chr’năp pr’hay n’nâu âng ma nưih Cơ Tu bơơn bhrợ pa dưr cớ. Tơợ t’ngay bhrợ t’viah Câu lạc bộ prá pr’ma - bhrợ bh’nooch, t’cooh Bhling Hạnh năc p’zay pa choom đoọng ha lang t’tun:

“C’la cu năc p’zay lưch c’rơ đoọng p’too pa choom pr’châc p’niên ting pa choom, pa choom z’hai prá pr’ma, bhrợ bh’nooch liêm choom. Brương tr’nu, lang p’niên zâp ngai công bơơn pa dưr râu liêm pr’hay âng đh’niêng bh’rợ âng vêêl đong đay”.

Tỉnh Quảng Nam xay bhrợ “Đề án Zư đơc, pa dưr chr’năp âng đhr’niêng bh’rợ liêm pr’hay apêê acoon coh p’têêt lâng pa dưr du lịch”. Tỉnh n’nâu k’rong zư đơc p’rá, chữ xră apêê acoon coh da ding ca coong; Bhrợ pa dưr apêê bh’nơơn bh’rợ văn hóa đoọng bhrợ du lịch vêêl bhươl; pa dưr cớ, zư đơc lâng pa dưr k’rơ bh’rợ taanh adin lâng xa nâp acoon coh; bhiêc bhan ty đanh; apêê đhr’niêng bh’rợ ty đanh âng đha nuôr apêê acoon coh cơnh tân tung da dă, prá pr’ma - bhrợ bh’nooch, cooch booc.. Bâc chr’hoong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam công cơnh k’rong ra văng zâp vêêl, zr’lụ phố c’bhuh cha gâr, chiing; bhrợ t’vaih apêê lớp pa choom đoọng tân tung da dă, bh’rợ prá pr’ma - bhrợ bh’nooch, pa choom đoọng ng’cơnh đhưưng xí, đoọng bhrợ pa dưr cớ bhrợ pr’ngooch âng đha nuôr Cơ Tu.

T’cooh Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao lâng Du lịch tỉnh Quảng Nam đoọng năl: Tỉnh bhrợ pa dưr zâp vêêl, bhươl coh da ding ca coong zêng vêy c’bhuh văn hóa, văn nghệ năc apêê câu lạc bộ pa bhrợ ta luôn chroi đoọng xơợng bhrợ cr’noọ xa nay zư đơc, pa dưr chr’năp đhr’niêng bh’rợ ty đanh âng apêê acoon coh p’têêt lâng pa dưr du lịch:

“Coh cr’chăl n’nâu, tỉnh zooi đoọng zư đơc lâng pa dưr apêê chr’năp đhr’niêng bh’rợ âng đha nuôr acoon coh. Tỉnh k’rong bhrợ pa dưr cớ apêê đhr’niêng bh’rợ, bhiêc bhan, zooi đoọng ha t’cooh vêêl pa choom đoọng c’leh văn hóa liêm pr’hay âng đha nuôr apêê acoon coh. Tinh bhrợ pa dưr muy bơr pr’đhang tơơp bhrợ đoọng p’têêt pa zum, zư đơc, pa dưr apêê chr’năp văn hóa pa zum lâng pa dưr du lịch da ding ca coong”./.

BẢO TỒN NGHỆ THUẬT NÓI LÝ - HÁT LÝ CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở NAM GIANG

Nói Lý-hát Lý là loại hình nghệ thuật ứng khẩu, truyền khẩu độc đáo của người Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam. Một thời gian, nghệ thuật này đứng trước nguy cơ mai một và thất truyền trong đời sống hiện đại. Hiện nay, nhiều huyện miền núi ở tỉnh Quảng Nam mở các lớp học, thành lập câu lạc bộ, thậm chí đưa vào dạy ngoại khóa nghệ thuật nói lý- hát lý ở trường học để bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật này.

Câu lạc bộ nói Lý - hát Lý thôn Công Tơ Rơn, xã La Dêê, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thu hút khá đông bạn trẻ người Cơ Tu đến sinh hoạt. Đều đặn hàng tháng, Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt một lần. Các thành viên được già làng, nghệ nhân có kinh nghiệm và am hiểu về nghệ thuật ứng khẩu nói Lý-hát Lý truyền dạy. Chị Ría Thị Đứa, ở thôn Công Tơ Rơn, xã La Dêê, huyện Nam Giang tham gia Câu lạc bộ nói Lý- hát Lý. Tiếp xúc và tìm hiểu loại hình nghệ thuật ứng khẩu, truyền khẩu độc đáo này, chị càng thích thú và đam mê học hỏi. Được các nghệ nhân truyền dạy, bây giờ chị Ría Thị Đứa có thể nói Lý- hát Lý khi sinh hoạt với thành viên câu lạc bộ hoặc trình diễn tại các hội diễn cộng đồng:

“Em được đi tập huấn, học cách thể hiện hát lý. Em rất vinh dự và không bao giờ quên được bài hát lý, bài ca quê hương của dân tộc Cơ Tu”.

Nói Lý-hát Lý thường được trình bày trong đám cưới, ăn mừng lúa mới, lễ ăn thề kết nghĩa anh em hay giải quyết các mối bất hòa của người Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam. Một thời gian, nghệ thuật nói lý, hát lý và nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật của người Cơ Tu bị lãng quên, nguy cơ mai một trong đời sống hiện đại. Lớp trẻ lớn lên học tiếng Việt nhiều hơn tiếng mẹ đẻ, chưa kể đây là môn nghệ thuật không phải người Cơ Tu nào cũng có thể hát được, nói được. Nhiều loại hình nghệ thuật, giải trí hiện đại lấn át, các thế hệ trẻ ít mặn mà với nghệ thuật truyền thống.

Trước thực tế này, huyện Nam Giang xây dựng, triển khai “Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tộc người Cơ Tu, trong đó có nghệ thuật nói lý-hát lý. Huyện khuyến khích thành lập các câu lạc bộ nói lý-hát lý; huy động già làng, người có uy tín, những nghệ nhân am hiểu bộ môn này tham gia sinh hoạt và truyền dạy cho lớp trẻ. Một số trường học cũng đưa bộ môn này vào dạy ngoại khóa, giúp học sinh hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và yêu thích văn hóa bản địa. Đáng mừng, ngày càng có nhiều lớp trẻ, học sinh người Cơ Tu tham gia vào các câu lạc bộ học nói lý- hát lý.

Nghệ nhân Bling Hạnh, ở thôn Công Dồn, xã Zuôich, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là người hiếm hoi ở xã này biết nói Lý-hát Lý. Ông rất vui khi loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc Cơ Tu được phục hồi. Từ ngày thành lập Câu lạc bộ nói Lý- hát Lý, ông BLing Hạnh hăng say tập luyện để truyền dạy cho hậu thế:

“Bản thân phải hết sức mình tuyên truyền vận động lớp trẻ theo học, tập năng khiếu nói lý hát lý có hiệu quả. Sau này, lớp trẻ ai cũng phát huy được bản sắc văn hóa của địa phương mình”.

Tỉnh Quảng Nam triển khai “Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”. Tỉnh này tập trung bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số miền núi; Xây dựng các sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch cộng đồng; Phục hồi, bảo tồn và phát huy nghề dệt và trang phục truyền thống; lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật dân gian của đồng bào các dân tộc như múa Tung tung da dá, nói Lý- hát Lý, điêu khắc…Nhiều huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cũng đầu tư trang bị mỗi thôn, khu phố bộ trống, chiêng; mở các lớp tập huấn múa Tung tung da dá, nghệ thuật nói lý- hát lý, dạy cách đánh trống, phục dựng lại lễ kết nghĩa của đồng bào Cơ Tu.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết: tỉnh xây dựng mỗi thôn, bản ở miền núi đều có đội văn hóa, văn nghệ là các câu lạc bộ truyền thống hoạt động thường xuyên góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch: 

“Trong giai đoạn này, tỉnh hỗ trợ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tỉnh tập trung phục dựng lại các lễ hội, hỗ trợ để cho già làng truyền dạy nét văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tỉnh xây dựng một số  mô hình thí điểm để kết hợp, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa kết hợp với phát triển du lịch miền núi”./. 

Đình Thiệu-VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online