

Lâh 13 c’moo bhrợ đhị Ngân hàng Chính sách Xã hội lâng bh’rợ nắc Tổ trưởng Tổ k’đhơợng bh’rợ đoọng vặ zên vel Aréc, chr’val A Vương, anoo A Lăng Len k’rong pa chô ha đay bấc kinh nghiệm coh bhiệc đơơng zên chính sách tước zập pr’lọong đhanuôr vặ.
Năc ma nuyh Cơ Tu, anoo Alăng Len năl ghit cơnh cr’noọ pr’chăp, cơnh bhrợ têng cơnh ty đanh âng đhanuôr coh đâu. Ting cơnh anoo Len moon, bấc đhanuôr căh pân vặ zên đoọng bhrợ cha, apêê vặ đoọng đươi xoọc k’đhap a năm. Tu cơnh đêêc, anoo ta luôn tước zập đong đhanuôr, xay moon đoọng apêê xơợng rau liêm choom âng bhiệc vặ zên chính sách. Đh’rưah năl pr’ặt tr’mông âng đhanuôr cơnh ooy, hau apêê kiêng bhrợ têng đoọng xay moon năc vặ zên cơnh ooy đoọng u liêm crêê, pa dưr bh’nơơn âng zên vặ. Pa zay lưch c’rơ lâng bh’rợ tr’nêng, anoo Len năc ơy pa dưr c’bhuh vặ zên k’bơch vel A Réc tơợ lâh 10 tổ viên xoọc tr’nơợp nắc dzooc 54 cha nắc lâng pazêng đợ zên vặ 3,3 tỷ đồng. Anoo Alăng Len moon, C’bhuh vặ zên âng anoo bhrợ têng vêy pa chô bh’nơơn, doọ ngai đơc lãi k’đoong đanh, đươi dua zên vặ liêm choom. Lâh mơ, zập c’xêê zập tổ viên dzợ pa gơi zên k’bơch tơợ 100 – 200 r’bhầu đồng/cha nắc. “Đhanuôr coh đâu dzợ lưm bấc rau k’đhap k’ra, a đay năc pa zay zooi đhanuôr xăl cơnh k’noọ pa chăp, pân vặ zên đoọng bhrợ cha đoọng pa dưr pr’ặt tr’mông. Xoọc tơợp cung lưm bấc k’đhap k’ra, ha dợ ặt đăn lâng đhanuôr, xay moon zập cơnh đoọng ha pêê năl. A đay cung cha mêệt lêy pa ghit, k’đươi k’ta apêê pr’loọng cặ zên pa xay bhrợ têng đươi vêy liêm choom, pa chô bh’nơơn dal, chroot zên vặ crêê cơnh gr’hoọt. Pazêng pr’loọng n’đoo lưm k’đhap, đhr’năng nợ đanh cung bơơn ta lêy đâh đoọng zooi. Đươi cơnh đêêc nắc đhanuôr tệêm loom vặ zên pa zay bhrợ têng cha, pa xiêr đha rựt đanh mâng”.
Cung cơnh anoo A Lăng Len, c’rơ pa zay, lưch loom lâng bh’rợ tr’nêng âng amoó Arâl Thị Kiều, Tổ trưởng Tổ k’đhơợng zên vặ vel Pơrning, chr’val Lăng năc vaih đhị za nươr âng đhanuôr Cơ Tu tơợ bấc c’moo đâu. Lâh mơ k’đhơợng zên vặ liêm choom, amoó Kiều lâng Ban k’đhơợng lêy Tổ dzợ đađâh zooi apêê tổ viên z’lâh k’đhap k’ra, tr’pác kinh nghiệm đhị bhrợ cha đoọng đh’rưah ha dưr. Đươi cơnh đêêc, bấc tổ viên bơơn zooi zên bhrợ cha đâh loon, pa zay pa dưr pr’ặt tr’mông, z’lâh đha rựt đanh mâng. Năc cơnh pr’loọng anoo Bhling Nhượng, tơợ muy pr’loọng k’đhap k’ra, căh zập k’tiếc bhrợ cha năc ơy z’lâh k’đhap ha dưr z’zăng đươi tơợ vặ zên.

Anoo Bhling Nhượng xay moon, k’tiếc m’bứi nắc diic điêl anoo xiêr ooy thành phố Đà Nẵng bhrợ thuê đoọng ha pân lơơng. Tơợ bấc c’moo pa bhrợ ha dợ căh rau k’rong k’miah tu zên cha đăh, đươi dua lalâh bấc năc diic điêl anoo văl chô ooy đong t’bơơn bh’rợ rau lơơng. Năl pr’ặt tr’mông anoo cơnh đêêc, amoó Arâl Thị Kiều lưch loom xay moon đoọng ha nhi cơnh băn a’ọc, groong bhươn băn a tưch, a đha pa zưm lâng choh rơ veh rơ đoong… Jưah lâng đêêc, c’moo 2022, amoó Kiều dzợ zooi anoo bhrợ bha ar vặ zên 50 ức đồng tơợ Ngân hàng CSXH. Tơợ đêêc tước nâu kêi, pr’loọng đong anoo pa zay bhrợ cha, đươi dua zên crêê cơnh, t’bưah cr’rọol bhươn tông lâng ơy chroot lưch nợ. Anoo Nhượng đoọng năl, pr’loọng đong anoo xoọc băn 3 p’nong a’ọc r’rưah, zập c’moo vêy tước k’zệt p’nong a’ọc m’ma; cr’năn a tưch, a đha k’ha riêng p’nong. Diic điêl anoo dzợ k’rong câl máy xát ha roo, pa câl tạp hóa… Lâng pazêng bh’nơơn pa chô lâh 100 ức đồng zập c’moo, pr’loọng đong anoo nắc ơy vêy pr’ặt tr’mông tệêm ngăn. “Đươi vêy vặ zên tơợ Ngân hàng CSXH chr’hoong Tây Giang năc pr’loọng đong zi vêy pa chô bh’nơơn cơnh t’ngay đâu. Nhà nước căh dzợ đoọng bơơn cha tơợ crâng, căh dzợ tal ha rêê, nâu kêi nắc pr’loọng đong zi bhrợ cha cơnh đâu cung zập, pr’ặt tr’mông cung tệêm ngăn. Đươi vêy amoó Kiều lâng apêê đăh Tổ đoọng vặ zên năc a zi vêy bơơn bh’nơơn cơnh đâu. Ha y nắc azi t’bhưah đợ bh’rợ xoọc bhrợ đoọng pa dưr dal pr’ặt tr’mông ha dưr lâh mơ”.
T’cooh Bhling Miên, Chủ tịch UBND chr’val Lăng đoọng năl, đhị chr’val Lăng xoọc vêy 11 Tổ k’đhơợng đoọng vặ zên đhị 5 vel nắc Pơr’ning Tà’ri, Nal, Arơh lâng Aró. Zập xa nay đoọng vặ zên âng Ngân hàng CSXH chr’năp bhlầng cơnh lâng bh’rợ pa dưr pr’ặt tr’mông âng đhanuôr vel đong, pa bhlầng nắc bh’rợ pa xiêr đha rựt đanh mâng. Prang chr’val vêy 683 pr’loọng nắc tước 503 pr’loọng vặ zên chính sách đoọng k’rong bhrợ têng cha, bhrợ đong đác… lâng pazêng đợ zên vặ lâh 32 tỷ đồng. Ting cơnh t’cooh Miên, apêê Tổ k’đhơợng zên vặ đhị apêê vel bhươl năc manuyh zooi đoọng đhanuôr bơơn vặ zên lâng đươi dua zên vặ liêm choom, pa chô bh’nơơn dal. “Xa nay bh’rợ đoọng vặ zên âng Ngân hàng CSXH năc muy coh pazêng bh’rợ chr’năp bhlầng coh xa nay bh’rợ âng k’tiếc k’ruung đăh pa xiêr đha rựt đanh mâng k’rang pr’ặt tr’mông âng đhanuôr, bhrợ têng vel bhươl t’mêê đhị vel đong nâu. Coh đêêc, căh choom căh moon tước chr’năp bh’rợ âng c’bhuh k’đhơợng zên vặ, apêê ơy đơơng zên vặ tước zập pr’loọng đhanuôr. Apêê nắc manuyh lêy bhrợ, chơih pay ngai bơơn vặ, apêê bhrợ crêê quy định. Đh’rưah năc apêê cha mêệt liêm ghit, đươi dua zên vêy pa chô bh’nơơn căh, chroi k’rong pa xiêr đợ pr’loọng đha rựt đhị vel đong liêm choom”.

Ting cơnh t’cooh Vũ Định, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, prang chr’hoong vêy 8/10 chr’val âng zr’lụ ca noong k’tiếc dzợ bấc rau k’đhap zr’năh, lâh 95% năc ma nuyh Cơ Tu ặt ma mông. Coh đêêc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH chr’hoong năc vêy 9 cán bộ, coh đêêc 1 Tổ trưởng đoọng vặ zên lâng 3 cán bộ zooi bhrợ. Zập cán bộ đoọng vặ zên k’đhơợng lêy 2 3 chr’val, lêy tơợ bh’rợ tr’nêng âng c’bhuh k’đhơợng zên vặ đhị vel bhươl, apêê hội, đoàn thể đớp ủy thác đoọng xay bhrợ đợ zên vặ t’đui đoọng tước zập pr’loọng đhanuôr. T’cooh Vũ Định đoọng năl, tước nâu kêi pazêng đợ zên đoọng vặ tơợ zên chính sách đhị Tây Giang lâh 286 tỷ đồng lâng 4.318 pr’loọng vặ. Đợ zên vặ chính sách bơơn tước têy âng đhanuôr nắc vêy chroi k’rong ga mắc chr’năp âng c’bhuh k’đhơợng zên vặ đhị 10 vel bhươl coh prang chr’hoong. “Lâh 20 c’moo, Ngân hàng CSXH Tây Giang pa ghit bh’rợ prá xay lâng đhanuôr, đoọng năl đhr’năng zên vặ. Cán bộ k’đhơợng zên vặ đhơ pa ghit lâng bh’rợ tr’nêng ha dợ nắc cung đươi tơợ apêê hội, đoàn thể, c’bhuh k’đhơợng zên vặ đhị vel bhươl. Nâu năc c’bhuh bơơn lêy cơnh “xr’looc têy pa têệt dal”, zooi cán bộ Ngân hàng CSXH pa xiêr bh’rợ, trực tiếp chơih pay ngai choom vặ, ngai căh, k’đhơợng lêy đhr’năng vặ zên vêy pa chô bh’nơơn. Tơợ đêêc, jưah lâng chính quyền vel đong bhrợ liêm choom bh’rợ pa xiêr đha rựt tơợ 50,6% c’moo 2023 xiêr dzợ 43,5% x’rịa c’moo 2024”./.
VAI TRÒ CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN Ở VÙNG CAO QUẢNG NAM
Thời gian qua, các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam luôn làm tốt vai trò “cầu nối”, đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân vùng xa xôi, biên giới. Từ nguồn vốn chính sách này, giúp bà con DTTS có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững.

Hơn 13 năm gắn bó với Ngân hàng Chính sách Xã hội ở vai trò Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Aréc, xã A Vương, anh Alăng Len tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong việc đưa nguồn vốn chính sách đến từng hộ dân.
Là người con Cơ Tu, anh Alăng Len hiểu rõ nếp nghĩ, cách làm theo lối cũ đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống của đồng bào nơi đây. Theo anh Len, đa số người dân chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế, mà chỉ vay để giải quyết khó khăn trước mắt. Vì thế, anh thường xuyên đến từng nhà, tuyên truyền, giải thích lợi ích của nguồn vốn chính sách để bà con hiểu. Đồng thời, nắm bắt hoàn cảnh, nguyện vọng của từng hộ để tư vấn các gói vay phù hợp, phát huy được hiệu quả đồng vốn. Nỗ lực, hết mình với công việc, anh Len đã phát triển Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Aréc từ hơn 10 tổ viên ban đầu lên 54 người với tổng dư nợ hơn 3,3 tỷ đồng. Anh Alăng Len khoe, Tổ của anh hoạt động rất hiệu quả, không có lãi tồn đọng, không nợ quá hạn, sử dụng vốn hiệu quả. Ngoài ra, mỗi tháng tất cả các tổ viên còn gửi tiền tiết kiệm từ 100-200 nghìn đồng/người. “Người dân ở đây còn khó khăn lắm, mình phải cố gắng, hỗ trợ bà con thay đổi suy nghĩ, mạnh dạn vay vốn đầu tư làm ăn để thay đổi cuộc sống. Ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng mình cứ gần gũi, động viên, chia sẻ rồi tư vấn bà con sẽ hiểu. Mình cũng phải giám sát, đôn đốc các hộ đã vay vốn tích cực sản xuất cho hiệu quả, trả gốc, trả lãi đúng quy định cam kết. Những hộ nào gặp khó khăn, có nguy cơ nợ quá hạn cũng được phát hiện kịp thời để hỗ trợ, tìm giải pháp xử lý. Nhờ vậy, bà con rất là yên tâm nỗ lực làm kinh tế, giảm nghèo bền vững”.
Cũng như anh A Lăng Len, sự năng nổ, nhiệt huyết và đầy trách nhiệm của chị Arâl Thị Kiều, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Pơr’ning, xã Lăng trở thành điển tựa của bà con Cơ Tu từ nhiều năm nay. Ngoài quản lý hiệu quả vốn vay, chị Kiều và Ban quản lý Tổ còn linh hoạt kết nối các tổ viên giúp nhau vượt khó, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn để cùng phát triển. Nhờ vậy, nhiều tổ viên được hỗ trợ vốn kịp thời, nỗ lực phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Điển hình như gia đình anh Bhling Nhượng, từ một hộ khó khăn, thiếu đất sản xuất đã vươn lên khấm khá nhờ tiếp cận vốn vay giải quyết việc làm.

Anh Bhling Nhượng chia sẻ, ít đất sản xuất nên vợ chồng anh xuống thành phố Đà Nẵng làm thuê. Nhiều năm làm việc nhưng dành dụm chẳng được là bao vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ nên vợ chồng anh về quê tìm kế mưu sinh. Nắm được gia cảnh của anh, chị Arâl Thị Kiều nhiệt tình tư vấn mô hình nuôi lợn, khoanh vườn để thả gà, vịt kết hợp trồng rau, củ, quả. Cùng với đó, chị Kiều tư vấn và giúp anh làm thủ tục vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH vào năm 2022. Từ đó đến nay, gia đình anh chú tâm làm ăn, xoay đều vòng vốn và mở rộng quy mô chuồng, trại và đã trả hết nợ. Anh Nhượng cho biết, gia đình anh đang duy trì nuôi 3 con heo nái sinh sản, hàng chục con heo giống mỗi năm; đàn gia cầm, gồm gà, vịt xiêm cả trăm con. Vợ, chồng anh còn đầu tư mua thêm máy xát lúa, mở quầy tạp hóa… Với tổng thu nhập hơn 100 triệu mỗi năm, gia đình anh đã có cuộc sống ổn định. “Nhờ tiếp cận vốn vay Ngân hàng CSXH huyện Tây Giang mà gia đình tôi có nguồn thu nhập như bây giờ. Nhà nước đã cấm phá rừng, làm nương, nay gia đình tôi đã xây dựng được mô hình kinh tế này nên an tâm lắm. Cuộc sống gia đình khác trước rất nhiều, nhờ sự tận tình, giúp sức của chị Kiều và mọi người trong Tổ nhiều lắm. Tới đây, gia đình tôi sẽ tiếp mở rộng, phát triển mô hình để nâng cao đời sống gia đình hơn nữa”.
Ông Bhing Miên, Chủ tịch UBND xã Lăng cho biết, trên địa bàn xã Lăng hiện có 11 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn hoạt động tại 5 thôn, gồm: Pơr’ning, Tà’ri, Nal, Arớh và Aró. Các chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH đóng vai trò lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nhất là công tác giảm nghèo bền vững. Toàn xã có 683 hộ thì có đến 503 hộ vay vốn chính sách đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, chuyển đổi nghề, xóa nhà tạm, xây dựng công trình nước sạch… với tổng dư nợ hơn 32 tỷ đồng. Theo ông Miên, chính các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn ở các thôn đã giúp người dân tiếp cận nguồn vốn vay và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.“Chương trình vốn vay tín dụng của Ngân hàng CSXH là một trong những trụ cột quan trọng trong việc thực hiện các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội, xây dựng Nông thôn mới tại địa phương. Trong đó không thể không nhắc đến vai trò của các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn đưa vốn vay đến từng hộ dân. Họ chính là người đứng ra bình xét công khai, dân chủ, đúng quy định. Đồng thời, giám sát các hộ vay vốn chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương”.
Theo ông Vũ Định, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, toàn huyện có 8/10 xã thuộc khu vực biên giới địa hình phức tạp, hơn 95% dân số là người Cơ Tu. Trong khi đó, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện chỉ có 9 cán bộ, trong đó, 1 Tổ trưởng Tín dụng và 3 cán bộ tín dụng. Mỗi cán bộ tín dụng được giao phụ trách 2-3 xã thông qua hoạt động các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, các hội, đoàn thể nhận ủy thác để triển khai nguồn vốn ưu đãi đến từng hộ dân. Ông Vũ Định cho biết thêm, đến nay, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Tây Giang đạt hơn 286 tỷ đồng với 4.318 hộ vay. Nguồn vốn tín dụng chính sách đến tay người dân có sự đóng góp lớn của 106 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn hoạt động tại 10 xã trên địa bàn huyện. “Hơn 20 năm, Ngân hàng CSXH Tây Giang rất chú trọng công tác đối thoại với người dân, để nắm bắt nhu cầu vốn vay. Cán bộ tín dụng mặc dù rất là sâu, sát công việc nhưng đều phải nhờ các hội, đoàn thể, Tổ Tiết kiệm và Vay vốn ở cơ sở. Đây là đội ngũ được xem là “cánh tay nối dài”, giúp cán bộ Ngân hàng CSXH giảm áp lực trong việc, trực tiếp bình xét đối tượng, giám sát hoạt động vốn vay, huy động tiết kiệm, thu lãi suất và nợ gốc các chương trình tín dụng hiệu quả. Qua đó, cùng với chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả giảm nghèo từ 50,6% năm 2023 xuống còn 43,5% cuối năm 2024”./.
Viết bình luận