T’NỌL CỜ HÀ NỘI – C’LEH PA CĂH LỊCH SỬ, RAU HÂNG HƠNH ÂNG THỦ ĐÔ
Thứ sáu, 07:59, 18/10/2024 Thanh Huyền- Lê Phương Thanh Huyền- Lê Phương
T’ngay 10/10/1954, bhiệc bhan clă dôông cờ Tổ quốc đhị t’nọl cờ Hà Nội năc ơy vaih cr’chăl chr’năp ma bhuy, pa căh c’leh lịch sử âng k’tiếc k’ruung Việt Nam:Thủ đô Hà Nội bơơn giải phóng. T’nol cờ Hà Nội nắc c’leh pa căh đoọng cr’chăl lịch sử grơơ nhool năc đoo âng Thủ đô, đh’rưah nắc cr’chăl pa căh c’leh grơơ nhool âng zr’lụ k’tiếc Thăng Long – Hà Nội.

 

 

T’nol cờ Hà Nội, dzợ đơc nắc kỳ đài Hà Nội, ặt coh tang Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, coh c’lâng Điện Biên Phủ (quận Ba Đình). Nâu năc đhị hi la cờ bhrôông x’manh rơơc dưr păr coh 70 c’moo hay, dưr vaih nắc c’leh hâng hơnh âng manyh Việt Nam.

Đại úy Nguyễn Lan Hương, phòng Tuyên truyền giáo dục, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đoong năl: “T’nol cờ Hà Nội bơơn bhrợ pa dưr c’moo 1805, bhrợ xang moọt c’moo 1812 đhị lang bhua Gia Long, bhuh Nguyễn. Đhị t’nol cờ Hà Nội ơy vêy 2 g’luh tr’zêl  bhlưa quân triều đình bhuh Nguyễn lâng binh lính Pháp. G’luh tr’nơợp c’moo 1873, g’luh bơr moọt c’moo 1882, binh lính Pháp ơy pa chô zr’lụ nâu bhrợ đhị zr’lụ quân ặt. Apêê đươi dua t’nol cờ bhrợ đhị cha mêệt lêy coh cr’chăl zêl a rọp Pháp âng quân lâng đhanuôr Việt Nam. Tước c’moo 1954, bêl Thủ đô Hà Nội bơơn giải phóng zêng, ahêê nắc ơy k’đhơợng cờ Hà Nội”.

Cr’noọ bh’rợ ặt coh đhăm k’tiếc đăh nam âng Hoàng thành Thăng Long a hay. T’nọl cờ dal 33m, ha dang dap lâng t’nọl dông cờ nắc 44m; bơơn bhrợ têng vêy 3 clang đế lâng 1 t’nol. Zập clang đế hình chóp vuông k’tứi r’dợ lâng tân gơn. Clang 1 juôih 42,5m, dal 3,1m. Clang 2 zập đăh huối 27m, dal 3,7m lâng vêy 4 p’loọng. P’loọng đăh Đông, đăh piing vêy bơr chữ “Nghênh Húc”, nắc t’pâh clá tr’ang bêl ra diu.

P’loọng đăh Tây vêy bơr chữ “Hồi Quang”, nắc clá ang dzọol; p’loọng Nam vêy chữ “Hướng Minh” xay ooy tr’ang; cơnh lâng p’loọng Bắc căh vêy chữ. Clang 3, zập đăh 12,8m, dal 5,1m veye p’loọng đấc p’rang lêy chô ooy Bắc. Coh tầng nâu vêy t’nol cờ dal 18,2m, hình trụ 8 cạnh k’tứi r’dợ năc a têh. Coh t’nol vêy p’rang 54 bh’nơơc, xây đui p’nong a puối dzoóc piing, bơơn dzool ang lâng thông hơi tơợ 39 bọong hình chr’đhí. Đhị lang bhua Nguyễn, coh zập cr’chăl lễ, tết, cờ vàng âng triều đình buôn dông coh tu. T’nol cờ nắc đhị Bhua nghía lêy quân ngũ, đấu võ. T’ngay đâu, dzoọng coh tầng dal bhlầng âng t’nol cờ, t’mooi choom lêy bấc đhị pr’hay âng Hà Nội lâng chấc lêy c’leh Thăng Long a hay.

Lêy chô đăh Bắc nắc bấc c’kir ty, cơnh: p’loọng Đoan Môn, Lầu Công Chúa, p’loọng Bắc: đăh Đông nắc Bưu điện Hà Nội lâng Hồ Hoàn Kiếm; đăh Tây nắc Quảng trường Ba Đình, Ping xal Chủ tịch Hồ Chí Minh; đăh Nam nắc zr’lụ bơơn t’bhưah lâng bấc pr’đhang bh’rợ tr’haanh.

Ting Thượng tá Lê Vũ Huy, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, t’nol cờ Hà Nội nắc 1 coh bấc cr’noọ bh’rợ dzợ cơnh ty đanh lâng chr’năp bhlầng coh c’bhuh c’kir Hoàng thành Thăng Long. T’nol cờ Hà Nội bơơn xay moon nắc c’kir lịch sử c’moo 1989. Ha dợ lâh mơ dzợ, đhị đâu nắc bơơn lêy muy coh pazêng c’leh chr’năp ma bhuy lâng vêy chr’năp lịch sử âng thủ đô Anh hùng.

C’moo 1945, tơợ xang cách mạng c’xêê T’cool liêm choom, t’la cờ bhrôông x’manh rơơc g’luh tr’nơợp bơơn dông coh t’nol cờ Hà Nội. Tơợ đêêc tước nâu kêi, t’nol cờ Hà Nội năc dzợ chr’năp liêm ting c’xêê c’moo: “Z’lâh bấc cơnh âng lịch sử, pa bhlầng nắc coh 30 c’moo chiến tranh giải phóng, t’nol cờ dzợ liêm chr’năp tơợ bêl tơợp bhrợ tước nâu kêi. T’la cờ dưr păr coh dal đơơng chr’năp pa căh ooy văn hóa, pa dưr loom hâng hơnh âng ma nuyh Việt Nam, cung nắc rau hâng hơnh cơnh lâng pr’zơc bha lang k’tiếc bêl tước Việt Nam, tước ooy Hà Nội”.

T’la cờ bơơn dông coh t’nol cờ Hà Nội năc ga mắc 4mx6m, bhưah 24m vuông. Bêl t’la cờ tân jêêc nắc đâh xăl cờ t’mêê đoọng zư pa căh chr’năp liêm, ma bhuy âng k’tiếc k’ruung.

Căh muy chr’năp đăh kiến trúc, t’nol cờ Hà Nội ơy đanh lâh 200 c’moo dzợ nắc c’leh pa căh c’rơ grơơ nhool âng Thăng Long – Hà Nội. Pa bhlầng nắc xa nay bh’rợ t’ngay 10/10/1945, k’rơ bhầu đhanuôr tooi chô ooy t’nol cờ Hà Nội đương cr’chăl lịch sử - lê n’đhâng cờ Tổ quốc, pa căh c’leh chr’năp ma bhuy coh lịch sử Việt Nam, năc đoo t’ngay Thủ đô Hà Nội giải phóng zêng.

Z’lâh t’ngay c’xêê, z’lâh zập k’đhap k’ra âng pleng k’tiếc lâng chiến tranh pa hư, pa căh bấc bh’rợ lịch sử âng k’tiếc k’ruung, t’nol cờ Hà Nội dzợ liêm đhâng, t’la cờ Tổ quốc dưr păr, pa căh c’rơ độc lập tự chủ âng ma nuyh Việt Nam. T’nol cờ Hà Nội nắc muy c’leh lịch sử, muy chr’năp liêm âng Thủ đô Hà Nội moon lalay lâng ma nuyh Việt Nam moon za zưm./.

CỘT CỜ HÀ NỘI - NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ, NIỀM TỰ HÀO CỦA THỦ ĐÔ

Ngày 10/10/1954, lễ thượng cờ Tổ quốc tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Cột cờ Hà Nội là nhân chứng cho giờ phút lịch sử hào hùng đó của Thủ đô, đồng thời cũng là chứng tích ghi lại những dấu ấn oanh liệt của vùng đất Thăng Long - Hà Nội.

Cột cờ Hà Nội, còn được gọi là kỳ đài Hà Nội, nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trên đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình). Đây là nơi lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh tung bay suốt 70 năm qua, trở thành biểu tượng vinh quang, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Đại úy Nguyễn Lan Hương, phòng Tuyên truyền giáo dục, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, cho biết: "Cột cờ Hà Nội được xây dựng vào năm 1805, hoàn thành vào năm 1812 dưới triều vua Gia Long nhà Nguyễn. Tại Cột cờ Hà Nội đã có 2 trận chiến nổ ra giữa binh lính triều đình nhà Nguyễn và binh lính Pháp. Lần thứ nhất năm 1873, lần thứ hai vào năm 1882, binh lính Pháp đã chiếm được nơi này làm nơi đóng quân. Họ đã sử dụng cột cờ làm nơi quan sát trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Việt Nam. Mãi đến năm 1954, khi Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới tiếp quản Cột cờ Hà Nội.”

Công trình nằm trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long xưa. Cột cờ có chiều cao tổng thể là 33m, nếu tính cả trụ treo cờ là 44m; được xây dựng gồm 3 tầng đế và 1 thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt nhỏ dần và chồng lên nhau. Tầng 1, mỗi chiều dài 42,5m cao 3,1m. Tầng 2, mỗi chiều dài 27m, cao 3,7 m và có 4 cửa. Cửa hướng Đông, phía trên có hai chữ “Nghênh Húc”, nghĩa là đón ánh sáng ban mai.

Cửa Tây với hai chữ “Hồi Quang”, tức là Ánh sáng phản chiếu; cửa Nam có chữ “Hướng Minh”, ý nói hướng về ánh sáng; riêng cửa Bắc không có chữ đề. Tầng 3, mỗi chiều dài 12,8m cao 5,1m có cửa lên cầu thang trông về hướng Bắc. Trên tầng này có thân cột cờ cao 18,2 m, hình trụ 8 cạnh thon dần lên trên. Trong thân cột có cầu thang 54 bậc, xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh, được soi sáng và thông hơi bởi 39 lỗ thoáng hình rẻ quạt chạy xung quanh thân cột. Dưới triều nhà Nguyễn, trong các dịp lễ, Tết, cờ vàng của triều đình thường được treo trên đỉnh. Cột cờ còn là nơi Vua quan xem duyệt quân ngũ, đấu võ. Ngày nay, đứng trên tầng cao của Cột cờ, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh quan Hà Nội và tìm lại dấu vết Thăng Long xưa.

Nhìn về hướng Bắc là nhiều di tích cổ, như: cửa Đoan Môn, Lầu Công Chúa, Cửa Bắc; hướng Đông là Bưu điện Hà Nội và Hồ Hoàn Kiếm; hướng Tây là Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh; hướng Nam là không gian được mở rộng với nhiều kiến trúc tiêu biểu.

Theo Thượng tá Lê Vũ Huy, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Cột cờ Hà Nội là 1 trong số ít công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng Thành Thăng Long. Cột cờ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử năm 1989. Nhưng trên hết, nơi đây được coi là một trong những biểu tượng tôn nghiêm và có giá trị lịch sử của thủ đô Anh hùng.

Năm 1945, sau khi cách mạng tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên cột cờ Hà Nội. Kể từ đó đến nay, Cột cờ Hà Nội vẫn sừng sững uy nghiêm và trường tồn với thời gian: "Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đặc biệt trong 30 năm chiến tranh giải phóng, cột cờ vẫn còn nguyên vẹn những giá trị từ khi được xây dựng cho đến hiện nay. Hình ảnh lá cờ tung bay trên đỉnh của cột cờ mang giá trị biểu đạt về văn hóa, khơi dậy lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng là niềm tự hào, kiêu hãnh đối với bạn bè quốc tế khi đến thăm Việt Nam, đến với Hà Nội."

Lá Quốc kỳ được treo trên đỉnh Cột cờ Hà Nội có kích thước 4m x 6m, diện tích 24m vuông. Bất kể lúc nào lá cờ bị bạc màu hay bị rách sẽ được thay ngay lập tức để giữ gìn một biểu tượng thiêng liêng của đất nước.

Không chỉ độc đáo về kiến trúc, Cột cờ Hà Nội với tuổi đời trên 200 năm còn là chứng tích ghi lại những dấu tích oai hùng, oanh liệt của Thăng Long – Hà Nội. Đặc biệt nhất là sự kiện ngày 10/10/1954, hàng nghìn người đổ về xung quanh Cột cờ Hà Nội chờ đợi thời khắc lịch sử - lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh cộ cờ, ghi dấu giây phút thiêng liêng trong lịch sử Việt Nam, đó là ngày Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.

Trải qua thời gian, vượt qua mọi khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc, Cột cờ Hà Nội vẫn đứng sừng sững mang lá cờ Tổ quốc, biểu trưng cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. Cột cờ Hà Nội chính là một nhân chứng lịch sử, một biểu tượng vinh quang và là niềm tự hào của Thủ đô Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung./.

Thanh Huyền- Lê Phương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC