ZƯ ĐƠC VEL BH’RỢ TỢƠ AHAY ĐHỊ APÊÊ LƠP PA CHOOM BH’RỢ
Thứ hai, 08:16, 04/11/2024  Kim Cương Kim Cương
Đươi dua đợ pr’đươi bâc ơl âi vêy l’lăm, chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xooc bhrợ k’rơ bh’rợ zooi pa choom đoọng apêê lơp pa choom bh’rợ lang a hay, coh đêêc vêy bh’rợ taanh dzăc âng ma nưih Cơ Tu.

 

Apêê lơp pa choom đoọng bh’rợ n’nâu căh muy bhrợ t’vaih bh’nơơn pr’đươi pa câl chr’năp dal năc dzợ chroi đoọng bhrợ pa dưr, zư đơc chr’năp văn hóa lang a hay âng đha nuôr Cơ Tu.

 

 

Lâh muy c’xêê đâu, câp thứ 7, Chủ nhật zâp tuần, đha nuôr Cơ Tu coh chr’val Tà Bhing, chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bhui har k’rong chô ooy Đong Văn hóa tổ 1, vel Ga Lêê đọong pa choom taanh dzăc. T’cooh Coor Minh, Trưởng c’bhuh lơp pa choom bh’rợ taanh dzăc Cơ Tu đhị chr’val Tà Bhing đoọng năl, lơp pa choom vêy k’noọ 30 cha năc ting pâh, coh đêêc vêy 7 pân đil. Apêê ting pâh pa choom bơơn 3 cha năc g’lăng z’hai taanh dzăc bhlâng đhị chr’val Tà Bhing pa choom đoọng zâp n’jeh. C’lâng bh’rợ pa choom bâc năc k’đhơợng têy pa choom bh’rợ đoọng zâp ngai bhrợ t’vaih bh’nơơn tr’naanh la lay cơnh tơợ bh’rợ buôn tươc k’đhap. T’cooh Coor Minh p’rơơm, đhị lơp pa choom n’nâu căh muy bhrợ t’vaih apêê bh’nơơn tr’naanh liêm lêy, vêy chr’năp pa câl dal năc dzợ zooi pr’châc p’niên choom pa dưr bh’rợ âng aconh abhươp đơc đoọng: “L’lăm a hay, năc muy apêê t’cooh a năm tơt taanh dzăc. Nâu câi, bh’rợ n’nâu choom đoọng t’bơơn râu pa chô, chính quyền vel đong năc k’rang zooi pa choom đoọng bh’rợ ha zâp ngai đh’rưah pa choom, ngai công lưch loom ting pâh, căh xay moon pân jưih, pân đil. Taanh dzăc năc bh’rợ tơợ a hay âng ma nưih Cơ Tu choom bơơn zư đơc liêm. Pa bhlâng năc bêl vel zi bhrợ du lịch vel bhươl choom xay truih tươc t’mooi ch’ngai đăn apêê chr’năp văn hóa âng đha nuôr Cơ Tu bâc lâh mơ”.

La lay lâng cr’noọ xa nay a hay âng ma nưih Cơ Tu, bh’rợ taanh dzăc năc muy đơc đoọng ha pân jưih a năm, nâu câi n’đhơ pân đil công ma por ting pâh pa choom. Ting amoó Arất Chiến, ma nưih ting pâh pa choom taanh dzăc Cơ Tu coh chr’val Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang, vel đong ting t’ngay ting pa dưr, văn minh, pân jưih - pân đil bh’nhăn ma mơ mr’cơnh lâh. Lâh mơ n’năc, bh’rợ taanh dzăc âng ma nưih Cơ Tu doó vêy k’đhap bhrợ, pân jưih, pân đil, p’niên, t’cooh zêng choom bhrợ. Tu cơnh đêêc, amoó ting pa choom bh’rợ cơnh lâng rơơm kiêng choom bơơn p’xoọng zên bêl doó tr’vâng. Amoó Arất Chiến moon, chr’val Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang xooc dưr vaih đhị du lịch vel bhươl bơơn bâc t’mooi tươc booi lum, đha nuôr rơơm kiêng bhrợ t’vaih bâc bh’nơơn chr’năp dal đoọng t’bơơn p’xoọng zên: “Bh’rợ taanh dzăc năc k’đươi vêy loom mâng, zay bhrợ têng, z’hai năc vêy choom bhrợ. Bh’rợ taanh dzăc công doó lâh k’đhap, n’đhang cơnh lâng pân đil năc bh’rợ chiah c’xêê, ra dzul năc lum k’đhap lâh tu buôn căh mâng têy, buôn tr’toot. Tươc đâu, zâp ngai công âi choom taanh a pậ a đhung, zong. Kiêng bhrợ t’vaih tr’naanh liêm năc choom p’ghit ta mêệng xơợng apêê pa choom đoọng, măt lêy, têy taanh, đhị ooy choom bhrợ pa cach, đhị ooy choom bhrợ t’bhrơng năc vêy choom vaih tr’naanh liêm”.

Lơp pa choom bh’rợ taanh dzăc Cơ Tu dhị chr’val Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang âng Trung tâm pa choom bh’rợ Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam pazum lâng chr’hoong Nam Giang bhrợ têng cơnh lâng zên 70 ưc đồng. Ting t’cooh Nguyễn Đăng Chương, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, coh vel đong chr’hoong vêy bâc pr’đươi cơnh c’rêê, cram, ra dzul, p’oo. Tơợ pr’đơợ liêm n’nâu, chr’hoong âi p’loon pr’đơợ apêê dự án, bh’rợ xa nay, pa choom đoọng lâng pa dưr apêê vel bh’rợ lang a hay âng apêê acoon coh, coh đêêc, vêy bh’rợ taanh dzăc âng đha nuôr Cơ Tu.

T’cooh Nguyễn Đăng Chương moon ghit, đhị apêê lơp pa choom đoọng ting cr’chăl coh ha nua, muy bơr vel bh’rợ âng đha nuôr r’dợ bhrợ pa dưr lâng dưr vaih đhị bh’rợ tổ hợp tác, c’bhuh pr’loọng đong. Apêê bh’nơơn taanh dzăc Cơ Tu cơnh zong, n’dzay, a pâ… dưr vaih apêê pr’đươi bhrợ pr’hêl ha t’mooi du lịch. Đhị đêêc, chroi đoọng bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng, pa dzooc râu pa chô ha pr’loọng đha nuôr acoon công cơnh bhrợ k’rơ bh’rợ tr’xăl c’lâng bhrợ cha coh ha rêê đhuôch, vel bhươl đhị vel đong. “Cr’chăl ha nua, chr’hoong Nam Giang âi p’loon apêê pr’đơợ dự án, apêê bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung, Nghị quyết ooy pa dưr tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’nơt da ding ca coong k’đươi apêê ngành chuyên môn bhrợ t’vaih apêê lơp pa choom bh’rợ lang a hay bơơn apêê chr’val lâng đha nuôr xơợng đươi lưch loom. Apêê bh’nơơn taanh dzăc âng đha nuôr cơnh n’dzay, zong, a pươih ch’na… pa dưr crêê lâng râu la lua, zư lêy môi trường, râu la liêm dal tu cơnh đêêc bơơn bâc t’mooi du lịch chăp kiêng. Râu liêm choom tr’nơơp, tươc đâu, chr’hoong vêy t’bhlâng p’loon apêê pr’đơợ zên đoọng apêê ngành bhrợ t’vaih apêê lơp pa choom đoọng pa dưr cớ apêê vel bh’rợ ty đanh âng apêê đha nuôr acoon coh đhị vel đong”./.

GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VÙNG CAO

Tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đang đẩy mạnh công tác hỗ trợ, đào tạo các lớp học nghề truyền thống, trong đó, có nghề đan lát của đồng bào Cơ Tu. Các lớp đào tạo nghề này không chỉ tạo ra sản phầm hàng hóa có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần khôi phục, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu.   

Hơn một tháng nay, đều đặn vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, bà con Cơ Tu ở xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam hào hứng tập trung về Nhà Văn hóa tổ 1, thôn Ga Lêê để học đan lát truyền thống. Ông Coor Minh, Trưởng nhóm lớp đào tạo nghề đan lát Cơ Tu tại xã Tà Bhing cho biết, lớp học có gần 30 học viên, trong đó có 7 nữ. Các học viên được 3 nghệ nhân đan lát giỏi nhất tại xã Tà Bhing kèm cặp, truyền dạy từ lý thuyết tới kỹ năng thực hành cơ bản. Phương pháp học chủ yếu là cầm tay chỉ việc cho từng học viên để tạo ra các sản phẩm đan lát khác nhau từ kỹ thuật đơn giản đến khó. Ông Coor Minh kỳ vọng, thông qua lớp học này không chỉ tạo ra các sản phẩm hàng hóa đẹp mắt, chất lượng có giá trị kinh tế cao mà còn giúp thế hệ trẻ kế tục nghề truyền thống của cha ông. “Trước đây, chỉ có người già mới ngồi đan lát. Nay, nghề này có thể cho thu nhập, chính quyền địa phương lại quan tâm hỗ trợ, đào tạo nghề cho tất cả mọi người cùng học, ai cũng nhiệt tình tham gia, không phân biệt gái, trai. Đan lát là nghề truyền thống của người Cơ Tu cần phải bảo tồn và gìn giữ. Nhất là khi làng mình làm du lịch cộng đồng cần phải giới thiệu đến du khách xa gần các giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu nhiều hơn nữa”.

Khác với quan điểm trước đây của người Cơ Tu, nghề đan lát chỉ dành cho nam giới, nay cả phụ nữ cũng tham gia học nghề. Theo chị A Rất Chiến, học viên lớp học đan lát Cơ Tu ở xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, xã hội ngày càng phát triển, văn minh, nam- nữ lại càng bình đẳng hơn. Hơn nữa, nghề đan lát của người Cơ Tu không kén lao động, trai- gái, già- trẻ đều có thể làm được, kỹ thuật cũng không quá khó. Vì thế, chị theo học nghề với mong muốn kiếm thêm thu nhập những khi nông nhàn. Chị A Rất Chiến cho biết, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang hiện trở thành điểm du lịch cộng đồng được nhiều khách du lịch ghé thăm, bà con mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để kiếm thêm thu nhập. “Nghề đan lát yêu cầu tính kiên nhẫn, chịu khó, tỉ mỉ thì mới làm được. Kỹ thuật đan cũng đơn giản, nhưng với phụ nữ thì quá trình sơ chế như vót tre, nứa gặp khó khăn hơn vì thường không đều tay, dễ đứt, gãy. Đến nay, mọi người cũng đã học đan được nong, nia, gùi rồi. Muốn tạo ra sản phẩm đẹp phải tập trung nghe các nghệ nhân hướng dẫn, mắt nhìn, tay đan phải nhịp nhàng khi nào ấn mạnh, khi nào nới lỏng thì mới tạo ra sản phẩm đẹp được”.

Lớp đào tạo nghề đan lát Cơ Tu tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang do Trung tâm dạy nghề Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam phối hợp huyện Nam Giang thực hiện với kinh phí 70 triệu đồng. Theo ông Nguyễn Đăng Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn huyện có nguồn nguyên liệu như mây, tre, nứa rất lớn. Từ lợi thế này, huyện đã tranh thủ nguồn lực từ các dự án, chương trình, chủ động đào tạo và khôi phục các làng nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số, trong đó, có nghề đan lát của đồng bào Cơ Tu.

Ông Nguyễn Đăng Chương khẳng định, thông qua các lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn hạn thời gian qua, một số làng nghề truyền thống dần khôi phục và phát triển dưới dạng tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ gia đình. Các sản phẩm đan lát Cơ Tu như gùi, giỏ, nia... trở thành các mặt hàng lưu niệm yêu thích của khách du lịch. Qua đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số cũng như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn tại địa phương. “Thời gian qua, huyện Nam Giang đã tranh thủ các nguồn dự án, các chương trình mục tiêu Quốc gia, Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giao cho các ngành chuyên môn mở các lớp đào tạo nghề truyền thống được các xã và người dân hưởng nhiệt tình. Các sản phẩm đan lát của người dân như giỏ, gùi, mâm cơm... phát triển đúng với xu hướng thuận tự nhiên, bảo vệ môi trường, tính thẩm mỹ cao nên được nhiều khách du lịch ưa chuộng. Thành công bước đầu, tới đây, huyện sẽ tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn để các ngành mở các lớp đào tạo để vực dậy các làng nghề truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn”./.

Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC