Boọc coọch n’loong âng manứih Cơ Tu
Thứ bảy, 09:55, 25/03/2023 Alăng Lợi Alăng Lợi
Đh’rứah lâng prá pr’ma, bhrợ bh’noóch, tân tung da dặ lâng taanh n’đoóh a’doóh ơy bơơn ta moon nắc k’cir Văn hoá phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung, nghệ thuật boọc coọch cung bơơn ta lêy nắc mưy râu chr’nắp liêm âng đhanuôr Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam.

 

 

Đợ xa nưl đhr’đhoọc âng hêê xơợng n’nâu nắc ta luôn dưr váih tơợ đhr’nông đh’rơơng âng t’coóh vel Bhriu Pố, cóh vel A Rấh, chr’val Lăng, chr’hoong k’coong ch’ngai Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. C’léh ooy mưy t’coóh k’noọ 80 c’moo, xọc pluục, ặt tớt boọc coọch n’loong bhrợ t’váih a’chim, k’xanh, bhi dưa tước acoon manứih... nắc đhanuôr Cơ Tu cóh đâu ta luôn lêy năl. T’coóh Bhriu Pố moon, bh’rợ boọc coọch n’loong âng manứih Cơ Tu ơy vêy tơợ đenh. Manứih Cơ Tu chr’hoong Tây Giang, lấh mơ bhrợ pa chăm, đợ pr’đươi bh’rợ boọc coọch nâu nắc dzợ p’têết pazưm lâng j’niêng bh’rợ âng manứih Cơ Tu bhrợ pa dưr pr’hoọm chr’nắp liêm âng acoon cóh hêê: “BoỌc coọch âng manứih Cơ Tu pác bhrợ 2 n’juông, mưy nặc đoọng ha pêê ma mung lâng mưy đoọng ha pêê lấh bil. ĐoỌng ha pêê ma mung nắc boọc bhrợ zâp râu bhui har, pa chăm đợc cóh Gươl. Ha dợ đoọng ha pêê bil nắc lêy ta u loom, hay chợơ... boọc bhrợ đhị ping xal.”

Gươl nắc c’léh bh’rợ văn hoá, j’niêng, đhị p’têết pazưm đhanuôr lâng nắc đhị zư đợc đợ râu chr’nắp liêm âng nghệ thuật boọc coọch đhanuôr Cơ Tu. Bấc c’moo hanua, cóh zâp vel đông Cơ Tu chr’hoong k’coong ch’ngai Tây Giang, Gươl nắc ta bhrợ pa dưr ting cơnh bh’rợ boọc coọch n’loong, pa chăm bhrợ ting truyền thống Cơ Tu. Lâng k’ha riêng bêệ tượng bơơn nghệ nhân Cơ Tu boọc bhrợ đhị c’nắt n’loong, zâp đhị t’noọl bhrợ p’cắh râu chr’nắp ma bhưy âng Gươl, n’jứah bhrợ p’cắh râu bhriêl ta bách âng manứih Cơ Tu. T’coóh vel Cơlâu Blao, cóh vel Voòng, chr’val Tr’hy moon, đợ ta la tranh, tượng boọc bhrợ âng manứih Cơ Tu vêy 2 pr’hoọm bha lâng nắc pr’hoọm tăm-bhrợ đoọng ha pr’hoọm âng k’tiếc lâng pr’hoọm bhrông nắc pr’hoọm âng mặt t’ngay. Đoọng vêy bơơn pr’hoọm bhrông, manứih Cơ Tu pay n’chưr, pr’hoọm tăm pay tơợ tà râm, pr’hoọm bhrộ nắc pay tơợ k’lung ma rớt đoọng pa chăm bhrợ ooy tượng n’loong nâu. Ting t’coóh Cơlâu Bhlao, nâu đoo nắc 2 pr’hoọm chr’nắp ma bhưy cắh choom cắh vêy ooy pr’ắt tr’mung âng manứih Cơ Tu: “Manứih Cơ Tu đợc zâp tượng, tranh n’loong ooy Gươl, đhị ping, cóh ngoai, cắh vêy đợc cóh đông. Bêl ahay, manứih Cơ Tu boọc coọch lấh mơ đoọng pa chăm nắc dzợ bhrợ cơnh g’roong đoọng zư lêy vel bhươl doọ crêê a’bhưy a’lụ, pr’lúh cr’ay... Ha dang cơnh zâp pr’đươi bhrợ cóh Gươl ta bhrợ tơợ cr’noọ, tr’mung zâp t’ngay, cơnh bhrợ a’chim, k’xanh, bhi dưa, coọp, manứih prá, k’chăng, clóh cha nêếh... múa tân tung da dặ...bhui har nắc zâp tượng cóh ngoai k’riing vel bhươl, đăn crâng ta bhrợ k’pân lêy, grơơ nhool đoọng zư vel bhươl doọ crêê a’bhưy a’lụ moót pa hư.”

Tơợ đợ râu boọc bhrợ liêm buôn, zâp pr’đươi boọc coọch n’loong âng manứih Cơ Tu xay moon ooy acoon ma nưíh, ooy vũ trụ, plêệng k’tiếc lâng zâp j’niêng bh’rợ ắt ma mung, pa bhrợ âng acoon cóh đay. Lâng đợ pr’đươi pr’dua liêm buôn cơnh a’chị, chuung, pạ... zâp nghệ nhân manứih Cơ Tu ơy liêm choom boọc bhrợ boọc bhrợ đợ tranh n’loong, đợ tượng bấc pr’hoọm chr’nắp liêm, bhrợ p’cắh cr’liêng xa nay ooy acoon manứih, a’chim a’đhắh, pa bhrợ ta têng, đợ bh’rợ zr’nưm cóh vel bhươl, bhiệc bhan. T’coóh Nguyễn Văn Sơn, manứih lêy cha mêết văn hoá acoon cóh k’coong ch’ngai Quảng Nam, Bảo tàng Quảng Nam đoọng năl: “P’ghít lêy lấh mơ, ooy bh’rợ boọc coọch n’loong âng manứih Cơ Tu, đợ nghệ nhân Cơ Tu cắh vêy pay đươi sơn công nghiệp. Tu cơnh đêếc, doọ choom bil râu chr’nắp bh’lêê bh’la âng vel đông. Manứih Cơ Tu cóh đâu dzợ zư đợc cơnh ty ahay âng bh’rợ boọc coọch n’loong ha dợ zâp acoon cóh truíh da ding tTrường Sơn-Tây Nguyên cắh ooy vêy. Nắc đoo râu chr’nắp liêm âng bh’rợ boọc coọch Cơ Tu.”

Đợ pr’đươi bh’rợ boọc coọch đhị tr’pang têy bhriêl ta bách âng zâp nghệ nhân Cơ Tu ơy lalua dưr váih mưy bảo tàng đắh nghệ thuật bh’lêê bh’la Cơ Tu. Đhanuôr Cơ Tu ta luôn bhrợ liêm choom, zư lêy lâng pa dưr pa xớc bh’rợ boọc coọch ooy pr’ắt tr’mung âng acoon cóh đay. Hân đhơ cơnh đêếc, tu chiến tranh bhrợ pa hư, đh’rứah lâng râu pa dưr pa xớc đấh âng kinh tế, râu tr’xăl đắh bh’rợ pa bhrợ, pazưm lâng râu pa dưr pa xớc âng truyền thông đại chúng bhrợ cr’chăl giao lưu, chấc lêy năl đắh văn hoá dưr k’rơ bhứah, bhrợ tr’xăl bấc cơnh đắh bh’rợ, pr’hoọm chr’nắp liêm âng đhanuôr manứih Cơ Tu, pa zêng lâng nghệ thuật boọc coọch n’loong.

T’coóh Bhriu Hùng, Trưởng Phòng Văn hoá, Thông tin chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, cr’chăl hanua, ngành Văn hoá ơy xay moon, pa glúh bấc c’lâng bh’rợ chr’nắp đoọng zư lêy nghệ thuật boọc coọch âng manứih Cơ Tu: “Cr’chăl hanua, chr’hoong ơy bhrợ zâp lớp pa choom bh’rợ, pa zưm ooy zâp g’lúh bhiệc bhan, hội thi văn hoá-thể thao cóh vel đông bhrợ zâp g’lúh thi boọc coọch n’loong đoọng clan bhứah k’rơ bhiệc zư lêy đợ chr’nắp văn hoá ty pazưm lâng pa dưr pa xớc du lịch./.”

Điêu khắc gỗ của người Cơ Tu

Cùng với nghệ thuật nói lý, hát lý, múa tân tung da dă và nghề dệt thổ cẩm đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nghệ thuật điêu khắc cũng được xem là một nét độc đáo mang đậm bản sắc của đồng bào Cơ Tu tỉnh Quảng Nam. Với người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam nói riêng, nghệ thuật điêu khắc gỗ thể hiện về thế giới cuộc sống xung quanh cũng như khát vọng lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của dân tộc.

Tiếng lách cách này luôn phát ra từ ngôi nhà sàn của già làng Bhriu Pố ở thôn Arâh, xã Lăng, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Hình ảnh cụ ông gần 80 tuổi, mái tóc bạc trắng, ngồi lụi cụi đục đẽo, chạm trổ các hình thù từ chim muông, rồng rắn đến con người… đã quen thuộc với bà con Cơ Tu nơi đây. Già Bhriu Pố chia sẻ, nghệ thuật điêu khắc gỗ của người Cơ Tu có từ lâu đời. Người Cơ Tu ở huyện Tây Giang, ngoài việc điêu khắc gỗ để trang trí còn gắn liền với phong tục và tín ngưỡng của người Cơ Tu tạo nên bản sắc của dân tộc. “Điêu khắc của người Cơ Tu có thể chia làm 2 phần: Phần dành cho người sống (dương) và 1 phần dành cho người đã khuất (âm). Phần dành cho người sống thường được điêu khắc các bức tượng, phù điêu vui tươi và được trang trí ở Gươl; còn phần dành cho người âm thường có hình thù buồn bã, sầu thương… thường được chạm khắc ở các nhà mồ.”

Đối với người Cơ Tu, Gươl là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng, cố kết cộng đồng và là nơi lưu giữ những nét đẹp tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc của đồng bào Cơ Tu. Nhiều năm qua, ở các thôn bản Cơ Tu ở huyện miền núi Tây Giang Gươl được phục dựng theo đúng kiểu dáng kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, hội họa truyền thống của người Cơ Tu. Với hàng trăm bức tượng, phù điêu hay cả bức tranh gỗ được nghệ nhân Cơ Tu chạm trổ, điêu khắc nổi trên mặt gỗ, trên các cây cột vừa thể hiện sự uy nghiêm, linh thiêng của Gươl vừa thể hiện tài năng sáng tạo của đồng bào Cơ Tu. Già làng Cơlâu Bhlao, ở thôn Voòng, xã Tr’hy cho biết, những bức tranh, tượng điêu khắc của người Cơ Tu có hai màu chủ đạo là màu chàm đen, tượng trưng cho màu của đất và màu đỏ là màu của mặt trời. Để có được màu đỏ, người Cơ Tu sử dụng củ nâu, màu chàm lấy từ cây tà râm, màu nâu từ củ ma rớt, để trang trí lên tượng gỗ và các bức phù điêu. Theo già Cơlâu Bhlao, đây là hai màu sắc của những vật thiêng không thể thiếu trong đời sống của người Cơ Tu. “Người Cơ Tu chỉ để các bức tượng, bức tranh gỗ ở Gươl, ở nhà mồ, ở ngoài trời, không để trưng trong nhà. Trước đây, người Cơ Tu điêu khắc, chạm trổ ngoài để trang trí thì những tác phẩm điêu khắc cũng được làm như hàng rào canh giữ bản làng khỏi thú dữ, dịch bệnh… Nếu như các sản phẩm điêu khắc ở Gươl được tạo ra từ suy nghĩ, cách sống hàng ngày, như tượng con chim, rắn, rồng, rùa, tượng người cười, nói, giã gạo,, múa tân tung da dă… rất mĩ miều, tươi vui thì các bức tượng ở ngoài cổng làng, ở bìa rừng thường khắc hình thù nhìn rất hung dữ để bảo vệ làng mạc trước kẻ thù và thú dữ.”

Từ những phác họa đơn giản, các bức tranh điêu khắc gỗ của người Cơ Tu phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan về vũ trụ, trời đất, vạn vật và cả phong tục tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất của dân tộc mình. Với những dụng cụ đơn sơ như rựa, rìu, đục..., các nghệ nhân người Cơ Tu đã khéo léo đục đẽo nên những bức tranh gỗ, những bức tượng đầy màu sắc và cực kỳ sinh động, thể hiện nội dung về con người, loài vật, lao động, sản xuất, những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội. Ông Nguyễn Văn Sơn, Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc miền núi Quảng Nam, Bảo tàng Quảng Nam, cho biết: “Đáng chú ý, trong nghệ thuật điêu khắc gỗ Cơ Tu, những nghệ nhân Cơ Tu  không hề lạm dụng màu sơn công nghiệp. Do đó, nó không mất đi tính dân gian cũng như nét tinh hoa bản địa của nó với một dấu ấn riêng. Người Cơ Tu nơi đây còn giữ gìn được gần như nguyên bản của nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống mà các dân tộc trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên không so sánh được. Đó là nét độc đáo của điêu khắc Cơ Tu."

Những tác phẩm điêu khắc, hội họa dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Cơ Tu đã thật sự trở thành một bảo tàng về nghệ thuật dân gian Cơ Tu. Đồng bào Cơ Tu luôn sáng tạo, bảo tồn và phát triển nghệ thuật điêu khắc trong đời sống sinh hoạt của dân tộc mình. Song, do chiến tranh tàn phá, cùng tốc độ phát triển kinh tế nhanh, sự chuyển đổi cơ cấu lao động, ngành nghề, cộng với sự phát triển của truyền thông đại chúng khiến quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa diễn ra mạnh mẽ, trên diện rộng đã tạo ra những đứt gãy và biến đổi sâu sắc về diện mạo, bản sắc của cộng đồng người Cơ Tu, bao gồm cả nghệ thuật điêu khắc gỗ.

Ông Bhríu Hùng, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua, ngành Văn hóa đã tham mưu, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn nghệ thuật điêu khắc của người Cơ Tu: “Thời gian qua, huyện đã tổ chức các lớp truyền nghề; lồng ghép trong các dịp lễ hội, hội thi văn hóa- thể thao trên địa bàn thường tổ chức các cuộc thi điêu khắc gỗ để lan tỏa mạnh mẽ việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp  gắn với phát triển du lịch./.”

Alăng Lợi

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC