CLAN BHỨAH CR’NOỌ CHẮP KIÊNG VEL BHƯƠL, LOOM LUÔNH HÂNG HƠNH ACOON CÓH ĐOỌNG HA HỌC SINH ACOON CÓH
Thứ ba, 08:48, 09/01/2024            PV Kim Cương            PV Kim Cương
Bhrợ pa dưr bh’rợ cr’lặ k’noong k’tiếc biển đảo, bhrợ pa dưr gươl, xập xa nập ty chr’nắp ahay... cóh trường học nắc đợ bhiệc bhrợ pr’hay chr’nắp âng bấc trường học cóh chr’hoong k’noong k’tiếc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đợ bhiệc bhrợ liêm ghít, pr’hay chr’nắp nâu chrooi pa xoọng p’too pa choom văn hoá ty chr’nắp, bhrợ pa dưr loom luônh hâng hơnh đoọng ha học sinh acoon cóh.

 

 

Moot c’moo học nâu, zâp tiết học lịch sử, địa lý cắh cậ chào cờ, g’lúh ngoại khoá nắc ting lêy pr’hay chr’nắp lấh mơ lâng apêê thầy trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS chr’val Dang, chr’hoong k’noong k’tiếc Tây Giang bêl lêy cóh tang trường vêy pa xoọng cớ mưy cr’lặ Trường Sa t’mêê ta bhrợ pa dưr. Bhiệc pa zưm bhrợ âng bản đồ, lý thuyết lâng bh’rợ trực quan zooi đoọng bhiệc bhrợ pa choom âng apêê thầy cô ting pr’hay lấh, học sinh buôn năl liêm ghít lấh mơ.

A’đhi Đinh Thị Anary, học sinh lớp 5 cung cơnh bấc học sinh lơơng vêy năl cr’lặ biển đảo ma bhưy chr’nắp âng k’tiếc k’ruung đhị râu moon pa choom âng thầy, cô giáo, vêy bêl nặc lêy cóh tivi. Xọoc đâu, cr’lặ k’noong k’tiếc biển đảo Trường Sa hân đhơ ta bhrợ cắh a’bhlâng đhị tang trường cung vêy bhrợ đoọng cr’noọ hâng hơnh âng zâp apêê học sinh: “Acu lâng zâp apêê pr’zợc ta luôn tước ooy zr’lụ công viên Trường Sa âng trường đoọng ôn bài cắh cậ ặt chi ớh. Tơợ bêl trường bhrợ công viên nâu, acu vêy năl ghít lấh mơ ooy đắh k’tiếc biển đảo âng Việt Nam đoọng t’bhlâng học tập lấh mơ”.

Thầy Bhnướch Zói, Tổng phụ trách đội Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học lâng Trung học cơ sở chr’val Dang nắc manứih lêy moon pa glúh cr’noọ bh’rợ lâng bhrợ zr’lụ công viên Trường Sa cóh trường. Pr’đơợ tr’mung cóh k’coong ch’ngai dzợ bấc zr’nắh k’đhạp, học sinh cóh đâu cắh lấh bơơn lêy, chấc năl zâp đắh râu bhiệc lalay cóh xã hội. Nhà trường ơy bhrợ pa dưr zr’lụ công viên Trường Sa đhị k’tiếc bhứah k’dâng 100 mét vuông ắt đăn đhị Gươl. Bh’rợ nâu pa zêng vêy mưy cr’lặ Trường Sa bhrợ pa dưr cơnh lalua, zr’lụ đêếc nắc vêy zâp xa nay bh’rợ lơơng cơnh a’bóc đác, tr’nớt lâng đhêl, đhị lêy dông đợc pô lan. Pa zêng zên bhrợ bh’rợ nâu nắc 100 ực đồng tơợ zên chrooi đoọng âng thầy, cô cóh trường lâng zâp đơn vị doanh nghiệp, c’la manứih zooi đoọng.

Thầy Bhnướch Zói đoọng năl cớ, zr’lụ công viên Trường Sa nắc mưy ooy 5 xa nay bh’rợ măng non chr’nắp liêm cấp tỉnh c’moo 2023 t’mêê bơơn Hội đồng Đội tỉnh Quảng Nam cher đoọng ch’ner: “Bhiệc xay bhrợ bh’rợ nâu, nhà trường kiêng lêy chô bhrợ pa dưr mưy đhị c’năl bhrông ooy biển đảo k’tiếc k’ruung đoọng p’too pa choom học sinh. Apêê a’đhi cóh k’coong ch’ngai k’đhạp đoọng lêy năl ha cơnh nắc zr’lụ k’noong k’tiếc cóh biển. Tu cơnh đêếc, bêl bhrợ pa dưr zr’lụ Công viên Trường Sa cắh mưy zooi đoọng apêê a’đhi năl ghít, lêy cóh ngoai pr’hay liêm, nắc dzợ đhị ặt chi ớh, bhrợ zâp bh’rợ âng trường”.

Thầy Nguyễn Thanh Triều, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS chr’hoong Tây Giang đoọng năl, trường xoọc vêy 350 học sinh, ooy đâu, học sinh Cơ Tu tước lấh 90%. Giáo dục văn hoá ty chr’nắp đoọng ha học sinh đhị zâp Câu lạc bộ n’toong chiing, đhưng cha gâr, tân tung da dặ, k’đươi moon xập đợ xa nập ty chr’nắp ooy cr’chăl hanua vêy bơơn đợ bh’nơơn liêm choom lalua. Ting cơnh thầy Triều, đoọng apêê a’đhi doọ dzợ lấh ặt hay ooy vel đông bêl chô ặt nội trú cóh trường, nhà trường ơy bhrợ pa dưr Gươl tơợ đenh, bhrợ đhị ặt chi ớh đoọng ha pêê a’đhi. Trường dzợ bhrợ pa dưr Phòng Truyền thống đợc p’cắh zâp bh’rợ vật thể văn hoá Cơ Tu, tranh xrặ bhrợ ooy đắh vel bhươl âng học sinh, tư liệu ooy Ava Hồ, tư liệu đắh biển đảo k’tiếc k’ruung... Đợ bhiệc nâu đh’rứah lâng râu moon pa choom âng giáo viên bhrợ đoọng ha zâp apêê a’đhi chắp kiêng vel bhươl, k’tiếc k’ruung đhị tr’nớt nhà trường: “Hân đhơ nắc trường acoon cóh nội trú âng chr’hoong nắc bhiệc p’too pa choom đắh truyền thống văn hoá vel đông bơơn nhà trường xay bhrợ cr’chăl hanua. Đh’rứah lâng bhrợ pa dưr Gươl, bhrợ pa dưr mưy cr’lặ Trường Sa pa choom đắh biển đảo, loom luônh hâng hơnh acoon cóh bơơn nhà trường bhrợ pa dưr bêl xang apêê a’đhi ặt học cóh trường. Cắh mưy zâp trường, nắc zâp đơn vị lơơng cung bhrợ liêm choom bhiệc nâu”.

T’coóh Nguyễn Quốc Kỳ, Phó Trưởng Phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Tây Giang moon ghít, p’too pa choom truyền thống nắc đoo cr’liêng xa nay chr’nắp ơy bơơn ngành giáo dục vel đông ta luôn k’đươi moon, bhrợ têng. Bhiệc nâu ơy chrooi pa xoọng bhrợ clan bhứah liêm cr’noọ chắp kiêng vel bhươl, loom luônh hâng hơnh acoon cóh đoọng ha học sinh manứih acoon cóh. Bhiệc bhrợ nâu âng chr’hoong Tây Giang cung bơơn bấc chr’hoong k’coong ch’ngai lơơng ting lêy bhrợ pa choom: “Ooy 21 trường âng Ngành Giáo dục chr’hoong Tây Giang k’đhơợng zư nắc vêy 5 trường váih Gươl, 6 trường váih zâp CLB tân tung da dặ lâng bấc trường quy định xập xa nập ty chr’nắp bêl mưy t’ngay cóh tuần. Ooy zâp bh’rợ nâu, chrooi pa xoọng bhrợ pa dưr pa liêm pr’ắt bh’rợ chắp kiêng vel bhươl, k’tiếc k’ruung cóh zâp apêê a’đhi học sinh”./.

Lan tỏa tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho học sinh DTTS  

Xây dựng mô hình Cột mốc chủ quyền biển đảo, dựng gươl, mặc trang phục truyền thống... ở trong trường học là những cách làm hay, sinh động của nhiều trường học ở huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Những việc làm cụ thể, sinh động này góp phần giáo dục văn hóa truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số.

Bước vào năm học này, các tiết học lịch sử, địa lý hay chào cờ, buổi ngoại khóa trở nên sôi nổi, hấp dẫn hơn với thầy, trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS xã Dang, huyện biên giới Tây Giang khi trong khuôn viên của trường có thêm cột mốc Trường Sa vừa được xây dựng. Việc kết hợp giữa bản đồ, lý thuyết và mô hình trực quan giúp bài giảng trở nên sinh động, học sinh nắm bắt kiến thức tốt hơn.

Em Đinh Thị Anary, học sinh lớp 5 cũng như nhiều học sinh khác chỉ biết cột mốc biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc qua bài giảng của thầy, cô giáo, thi thoảng thấy trên tivi. Nay, cột mốc chủ quyền biển đảo Trường Sa đó dù chỉ là mô hình thôi hiên ngang ngay trong sân trường đã truyền cảm hứng cho các bạn học sinh.  “Em và các bạn thường đến Khu công viên Trường Sa của trường ôn bài hay vui chơi. Từ khi trường làm công viên này, em hiểu hơn về lãnh thổ biển đảo của Việt Nam mình để phấn đấu trong học tập hơn”.

Thầy Bhnướch Zói, Tổng phụ trách đội Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Dang là người đưa ra ý tưởng và thực hiện Khu công viên Trường Sa trong trường. Điều kiện miền núi còn nhiều khó khăn, học sinh nơi đây ít được trải nghiệm, tìm hiểu các vấn đề thực tế ngoài xã hội. Nhà trường đã triển khai xây dựng Khu công viên Trường Sa trên diện tích khoảng 100 m2 nằm liền kề Gươl. Công trình gồm 1 cột mốc Trường Sa được xây dựng giống như thật, xung quanh là các công trình phụ như hồ nước, bàn ghế đá, giàn treo hoa lan. Tổng kinh phí công trình 100 triệu đồng từ nguồn đóng góp của thầy, cô trong trường và các đơn vị doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ.

Thầy Bhnướch Zói cho biết thêm, Khu công viên Trường Sa là 1 trong 5 công trình măng non tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023 vừa được Hội đồng Đội tỉnh Quảng Nam khen thưởng. “Việc triển khai công trình này, nhà trường muốn hướng đến xây dựng một địa chỉ đỏ về biển đảo Tổ quốc để giáo dục học sinh. Các em ở miền núi rất khó hình dùng thế nào là vùng lãnh thổ trên biển. Do vậy, khi xây dựng Khu công viên Trường Sa không chỉ giúp các em cảm nhận, thấy ngoài thực tế 1 cách sinh động mà nơi đây còn là điểm vui chơi, giải trí, diễn ra các hoạt động của trường”.

Thầy Nguyễn Thanh Triều, Hiệu trưởng Trường Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Tây Giang cho hay, trường hiện có 350 học sinh, trong đó, học sinh Cơ Tu chiếm đến 90%. Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh thông qua Câu lạc bộ đánh trống chiêng, múa tân tung da dặ, quy định mặc trang phục truyền thống thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực. Theo thầy Triều, để các em vơi nỗi nhớ bản làng khi ở nội trú tại trường, nhà trường đã xây dựng Gươl từ nhiều năm nay làm nơi sinh hoạt, vui chơi cho các em. Trường còn xây dựng Phòng truyền thống trưng bày các mô hình vật thể văn hóa Cơ Tu, tranh vẽ hình ảnh về bản làng của học sinh, tư liệu về Bác Hồ, tư liệu biển đảo Tổ quốc… Những điều này cùng với sự hướng dẫn, giảng dạy của giáo viên vun đắp cho các em tình yêu quê hương, đất nước ngay trên ghế nhà trường. “Đặc thù là trường dân tộc nội trú của huyện nên việc giáo dục về truyền thống văn hóa địa phương được nhà trường triển khai thực hiện thời gian qua. Cùng với dựng Gươl, xây dựng cột mốc Trường Sa giáo dục về biển đảo, lòng tự hào dân tộc được nhà trường vun đắp ngay khi các em ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ mỗi trường thôi mà các đơn vị khác cũng thực hiện rất tốt vấn đề này.  

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang khẳng định, giáo dục truyền thống là nội dung quan trọng được ngành giáo dục địa phương thường xuyên chỉ đạo, thực hiện. Chính điều đó đã góp phần lan tỏa tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho học sinh DTTS. Cách làm này của huyện Tây Giang cũng được nhiều huyện miền núi khác học tập và làm theo. “Trong 21 trường do Ngành Giáo dục huyện Tây Giang quản lý thì có 5 trường có Gươl, 6 trường có các Câu lạc bộ Tân tung da dặ và nhiều trường quy định mặc trang phục truyền thống vào 1 ngày cố định trong tuần. Thông qua các hoạt động này, góp phần vun đắp, khơi dạy tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi em học sinh”./.

           PV Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC