Đha nuôr Cơ Tu lơi jợ đhr’niêng tăc t’rí coh apêê t’ngay bhiêc bhan ga măc
Thứ năm, 16:40, 03/03/2022
Đha nuôr Cơ Tu ma mông bâc coh zr’lụ da ding k’coong n’đăh tây tỉnh Quảng Nam, apeê chr’hoong Nam Đông, Alưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, m’bứi coh thành phố Đà Nẵng lâng k’tiêc k’ruung pr’zơc Lào. Cơnh lâng đha nuôr Cơ Tu, t’rí năc bh’năn pr’đoọng pr’đhooi năc vêy buôn chơơih pay đoọng bhrợ bha nuôih chr’năp bhuôih dang, zooi đha nuôr vel pa căh loom luônh lâng abhô dang, rơơm kiêng a bhô dang bơơn đơp bha nuôih, ting ha dưr ha dooc pooc bhong zâp ngai đha nuôr muy c’moo t’mêê năc cớ bơơn ca bhố ngăn. Lâh Tết Nguyên đán, đhr’niêng tăc t’rí bơơn bhrợ têng coh apêê bhiêc bhan ga măc cơnh cha ha roo t’mêê, xay xơ ma nưih, moot đong t’mêê… N’đhang ma nưih Cơ Tu nâu câi xooc lơi jợ r’dợ đhr’niêng n’nâu tu căh dzợ u liêm glăp lâng pr’ăt tr’mông xooc đâu.

 

Ting cơnh đhr’niêng lang a hay, zâp bêl Tết Nguyên đán, đha nuôr Cơ Tu coh chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế bhrợ têng câ đhr’niêng tăc t’rí đoọng hơnh c’moo t’mêê, rơơm kiêng boo crêê đhí liêm, ha roo a bhoo choor châc. N’đhơ cơnh đêêc, bâc c’moo đăn đâu, đha nuôr coh đâu xooc r’dợ lơi jợ đhr’niêng n’nâu tu căh dzợ u liêm glăp.

Chr’val Thượng Lộ, chr’hoong Nam Đông vêy tươc 95% ma nưih năc đha nuôr Cơ Tu. Nâu đoo công năc muy coh bâc vel đong lươt l’lăm coh bh’rợ lơi jợ đhr’niêng tăc t’rí. Đhị Gươl vel Dỗi, chr’val Thượng Lộ vêy văng đơc bâc a cọ t’rí. Nâu đoo năc pa căh ha muy đhr’niêng bh’rợ âi vaih tơợ đanh âng ma nưih Cơ Tu coh đâu.

Nâu câi, đhr’niêng n’nâu âi bơơn đha nuôr Cơ Tu mr’cơnh loom lơi jợ. Ch’ol têy ooy apêê bêệ t’ghêy t’rí, t’cooh vel Vương Văn Cưa truih, đhr’niêng tăc t’rí buôn bhrợ moot bêl apêê bhiêc bhan ga măc coh bơr t’ngay muy ha dum. T’rí bơơn keh crăp ooy x’nuur tơợ ha bu l’lăm lâng đhr’niêng tăc t’rí vêy ta bhrợ moot ra diu t’ngay m’muy.

L’lăm đhr’niêng tăc t’rí, đha nuôr chơơih pay muy p’nong t’rí k’rơ, pa hoọm liêm lâng đoọng ca caach ca bhố, xang n’năc chọ lâng angoọn bhrươt ooy x’nuur âi bơơn pa chăm lâng z’nơơr. Xang n’năc, đha nuôr bhrợ bhuôih dang xay truih lâng a bhô dang lâng k’đươi apêê a bhô dang chô pâh lêy đhr’niêng tăc t’rí coh t’ngay ra diu. Coh bha nuôih vêy a oc, atưch đoọng ha bhô dang; đha nuôr cha ộm, tân tung da dă, dhưưng xí toong ha dum, ha dợ apêê t’cooh vel nơơi t’rí… Bêl a tưch t’căr công năc bêl bh’rợ nơơi t’rí păt lâng zâp ngai năc ra văng ha đhr’niêng tăc t’rí.

T’cooh vel Vương Văn Cưa xay moon, “ bhiêc bhan vaih đhr’niêng tăc t’rí buôn ta bhrợ coh bơr t’ngay, bil bh’rợ tr’nêng, bil zên pră. Bâc pr’loọng đha rưt k’đhap nưac plăm vă zên đoọng câl t’rí, xang bhiêc bhan năc bh’nhăn đha rưt lâh. Lâh mơ cớ, đhr’niêng n’nâu công căh dzợ liêm glăp lâng pr’ăt tr’mông xooc đâu, azi p’too moon đha nuôr oó dzợ bhrợ đhr’niêng tăc  t’rí.”

Đhr’niêng tăc t’rí năc đhr’niêng vaih tơợ đanh lâng c’leh văn hóa âng đha nuôr Cơ Tu. Tu cơnh đêêc, p’too moon đha nuôr lơi jợ năc đoo bh’rợ k’đhap. N’đhơ cơnh đêêc, cơnh lâng râu moot bhrợ âng zâp câp chính quyền, pa bhlâng năc, apêê t’cooh vel, trưởng vel ma nưih vêy bâc ngai chăp năc p’têêt xay truih, p’too moon đha nuôr bơơn lêy bh’rợ tăc t’rí  đhị bhiêc bhan năc bh’rợ căh liêm, choom t’bil lơi.

T’cooh vel Hồ A Ray, vel A Xăng, chr’val Thượng Long, chr’hoong Nam Đông đoọng năl: Đhr’niêng tăc t’rí năc c’leh văn hóa âng ma nưih Cơ Tu n’đhang coh cr’chăl n’nâu, đhr’niêng n’nâu căh dzợ liêm glăp choom lơi jợ. tr’nơơp, bâc đha nuôr vel căh tộ, a zi ăt p’zay p’too moon pa ghit đoọng đha nuôr năl.”

T’rí năc râu bh’năn chr’năp âng đha nuôr. Bêl jeh ca ay âi vêy apêê bác sĩ pa dưah cr’ay, bhuôih caih căh choom dưah cr’ay năc muy bil zên pră. Đha nuôr bơơn năl lâng r’dợ lơi đhr’niêng n’nâu đoọng liêm glăp lâng pr’ăt tr’mông t’mêê. A moó Alăng Thị Bé, chr’val Thượng Lộ, chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: “ Đoọng chăp hơnh muy c’moo t’mêê boo crêê đhí liêm a zi buôn ting chroi đọong câl muy p’nong t’rí, hơnh deh c’moo t’mêê. Xang muy cr’chăl a zi lêy bh’rợ tăc t’rí căh vêy u liêm crêê dzợ lâng vêy râu p’too moon âng cán bộ chr’val, cán bộ vel năc zi lêy căh liêm glăp dzợ. Bh’rợ t’bil lơi đhr’niêng tăc t’rí doó vêy cr’đơơng căh liêm tươc đhr’niêng cr’bưn liêm pr’hay âng đha nuôr.”

Chr’hoong da ding ca coong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế  xooc vêy k’noọ 40 vel, bhươl âng 6 chr’val, cơnh lâng dâng 70% đha nuôr năc Cơ Tu. Cơnh lâng râu moot bhrợ âng zâp câp chính quyền, l’lăm năc apêê t’cooh vel, trưởng vel mr’cơnh loom ting xơợng đươi, xooc đâu, bh’rợ tăc t’rí coh apêê bhiêc bhan ga măc cơnh cha ha roo t’mêê, xay xơ manưih… doó dzợ vaih coh apêê vel.

T’cooh Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: “ Đoọng căh đơc dưr vaih đhr’năng tăc t’rí năc p’too moon ma nưih bh’cộ cấp ủy, chính quyền pa bhlâng năc apêê trưởng vel, ma nưih vêy bâc ngai chăp lươt p’too moon đha nuôr, pay vel đong choom bhrợ đoọng moon pa căh ha pêê vel đong căh âi choom bhrợ ma ting lêy./.”

Đồng bào Cơ Tu bỏ tục đâm trâu trong các ngày lễ hội truyền thống

Đồng bào Cơ Tu sống chủ yếu ở vùng núi phía tây của tỉnh Quảng Nam và các huyện Nam Đông, Alưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, một bộ phận ít ở thành phố Đà Nẵng và nước bạn Lào. Với đồng bào Cơ Tu, con trâu là con vật may mắn mới được chọn để làm vật tế thần, giúp dân làng thể hiện được tình cảm với thần linh, mong thần linh nhận được vật tế để phù hộ cho dân làng một năm mới tiếp tục no ấm, sung túc. Ngoài dịp Tết Nguyên đán, nghi thức đâm trâu được tổ chức trong các dịp Lễ hội truyền thống, như mừng lúa mới, lễ tạ ơn, cưới xin, lễ cúng nhà mồ... Nhưng người Cơ Tu đang dần xóa bỏ phong tục này vì không còn phù hợp.

Theo phong tục từ ngàn xưa, mỗi dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế lại tổ chức nghi thức đâm trâu để mừng năm mới, cầu nguyện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.Thế nhưng, những năm gần đây, đồng bào nơi đây đang dần xóa bỏ phong tục này vì không còn phù hợp.

Xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông có đến 95% dân số là người Cơ Tu. Đây cũng là một trong những địa phương tiên phong xóa bỏ phong tục đâm trâu. Tại Gươl truyền thống thôn Dỗi, xã Thượng Lộ có những chiếc đầu trâu được treo trên cột chính giữa nhà. Đây là minh chứng cho một phong tục có truyền thống lâu đời của người Cơ Tu nơi đây.

Ngày nay, phong tục này đã được bà con Cơ Tu đồng lòng dần xóa bỏ. Chỉ tay về phía những chiếc sừng trâu, Già làng Vương Văn Cừa kể, nghi thức đâm trâu thường được tổ chức vào các dịp lễ hội lớn diễn ra trong hai ngày một đêm. Trâu được dẫn về từ chiều hôm trước và nghi thức đâm trâu sẽ diễn ra vào trưa hôm sau.

Trước nghi thức đâm trâu diễn ra, người dân chọn một con trâu thật khỏe, tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no, rồi đem buộc bằng dây mây vào một cột nêu đã được trang trí bằng các hoa văn, hoa rừng đẹp. Sau đó, dân làng tổ chức cúng tế lên Giàng báo với thần linh và mời các ngài về chứng giám nghi thức đâm trâu ngày mai.Trong lễ cúng có lợn, gà để dâng lên thần linh; dân làng ăn uống, nhảy múa, nổi trống chiêng suốt đêm, còn các già làng khóc tế trâu cả đêm như là một lễ tiễn trâu về với Giàng. Khi gà rừng cất tiếng gáy cũng chính là lễ khóc trâu dừng lại và tất cả mọi người chuẩn bị nghi thức đâm trâu.

Già làng Vương Văn Cừa chia sẻ, “lễ hội có nghi thức đâm trâu thường diễn ra hai ngày, rất mất công và tốn kém tiền bạc. Nhiều gia đình nghèo khó, phải vay mượn tiền để mua trâu, sau lễ lại càng nghèo hơn. Hơn nữa, tục lệ này cũng không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại bởi cảnh tượng đâm trâu không đẹp mắt, không nhân văn, nên chúng tôi vận động bà con không tổ chức đâm trâu nữa.”

Nghi thức đâm trâu là phong tục truyền thống lâu đời và nét văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Vì vậy, vận động đồng bào xóa bỏ phong tục này là một việc rất khó. Song, với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, đặc biệt, các già làng, trưởng bản người có uy tín là cầu nối để truyền tải, thuyết phục người dân thấy được việc đâm giết trâu tại lễ hội là hành động thiếu nhân văn, cần được xóa bỏ.

Già làng Hồ A Ray, thôn A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông cho biết: “Nghi thức đâm trâu là bản sắc của người Cơ Tu nhưng trong thời đại văn minh này, nghi lễ này không còn phù hợp thì cần xóa bỏ. Lúc đầu, nhiều dân làng không đồng ý, chúng tôi phải giải thích dần cho người dân hiểu rõ.”

Con trâu là vật nuôi gần gũi để phục vụ sản xuất nông nghiệp; khi đau ốm đã có các bác sỹ chữa bệnh, cúng bái không thể lành bệnh mà chỉ tốn tiền của. Người dân nhận thức được và dần bỏ phong tục này để phù hợp với nếp sống mới, đời sống văn hóa mới. Chị A Lăng Thị Bé, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, Thừa Thiên – Huế cho biết: “Để cảm ơn một năm mới mưa thuận gió hòa chúng tôi thường góp nhau để mua một con trâu để chào đón năm mới qua một quá trình chúng tôi thấy việc đâm trâu không nhân văn và nhờ sự quan tâm truyền đạt của cán bộ xã, cán bộ thôn thì chúng tôi thấy không phù hợp nữa. Việc xóa bỏ lễ hội đâm trâu không ảnh hưởng gì đến phong tập tập quán ở đây, vẫn giữ nét đẹp văn hóa của người đồng bào.”

Huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có gần 40 bản, làng của 6 xã, với khoảng 70% dân cư là đồng bào Cơ Tu. Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, trước tiên là các già làng, trưởng bản đồng tình ủng hộ và thuyết phục người dân, hiện nay, việc đâm trâu trong các lễ hội dịp năm mới, lễ mừng lúa mới và cưới hỏi… không còn ở các bản làng.

  Ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Để không xảy ra tình trạng đâm trâu thì phải vận động tuyên truyền người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đặc biệt là già làng trưởng bản, người có uy tín phải vận động, tuyên truyền, lấy địa phương làm được để cho các địa phương chưa làm được học theo./.

                                    (Theo TTXVN)

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC