Đhanuôr Cơ Tu zr’lụ ca noong k’tiếc Quảng Nam cha Tết coh đhr’nong đong t’mêê
Thứ tư, 09:20, 07/02/2024 VOV Miền Trung VOV Miền Trung
Ha pruốt nâu, bấc pr’loọng đhanuôr Cơ Tu zr’lụ ca noong k’tiếc Quảng Nam bơơn cha Tết coh đong ăt t’mêê. Lâng apêê, nâu năc Tết đơơng chr’năp lalay, tu g’luh tr’nơợp bơơn ặt coh đhr’nong đong liêm mâng, aih l’thai đhị zr’lụ ặt t’mêê. Đhanuôr ặt bha bhụ, đoàn kết lâh mơ bêl Tết tước ha pruốt chô.

 

Pazêng đhr’nong đong ta  bhrơ lâng n’loong t’mêê bhrợ xang ơy t’vaih rau liêm chr’năp coh ca noong k’tiếc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Coh đong ặt t’mêê, diic điêl anoo Riah Nhốp, ma nuyh Cơ Tu ặt đhị vel Đhung, chr’val ca noong k’tiếc Ch’ơm, chr’hoong Tây Giang trơ vâng lâng bh’rợ pa liêm đong ặt, pa chăm cha nụp ava Hồ, lêy đong t’pâh Tết bhui har bhlầng. Nghía lêy đong ặt t’mêê, Riah Nhốp truih, lalăm ahay đong ặt coh dưp a ral da ding, đong ặt năc căh dzợ nhâm mâng, k’rang bhlầng mơ chu boo đhí chô, k’pân hr’lang h’kâh. Bêl g’luh boo ngân bhlầng x’rịa c’xêê 10/2020, coh ha dưm, zập ngai coh đong xoọc bêch, năc xơợng pr’toh k’rơ pa bhlầng, muy t’clăh đhêl ga măc dưr lâu tơợ bôl, pr’đoọng bhlầng doọ ngai bhrêy tăh.

Pr’loong Riah Nhốp năc pr’loong đong đha rựt. Zập t’ngay, anoo lâng k’điêl bhrợ ha rêê. Tơợ zên ting xa nay Nghị quyết 23 âng HĐND tỉnh Quảng Nam, pr’loọng đong anoo bơơn zooi đhăm ặt lâng đợ zên k’nặ 70 ức đồng, diic điêl anoo vặ pa xoọng đoọng bhrợ đong ặt nhâm mâng. “Acu bhui har pa bhlầng tu vêy đong ặt t’mêê liêm mâng. Azi ơy ra văng câl, a’ọc, a tưch, bánh kẹo. Tết c’moo đâu đhanuôr coh vel zập ngai zêng k’bhộ ngăn, tr’zooi, tr’đoọng. Tết c’moo đâu, năc bhui har lâh mơ tu đhanuôr bơơn ặt tr’đăn coh zr’lụ ặt t’mêê”. Anoo Nhốp moon.

Đăn đong anoo Ríah Nhốp năc đong ặt t’mêê âng anoo Pơloong Tèo, vel Atu 1, chr’val ca noong k’tiếc Ch’ơm. Diic điêl anoo Pơloong Tèo tr’pay ơy 5 c’moo đâu, mị nhi diic điêl zêng pa bhrợ ch’ngai đong, pa gơi ca coon đoọng ha conh căn k’rang, a nhi năc lướt bhrợ thuê, zập t’ngay bơơn 70.000-100.000 đồng. Tr’mông tr’meh zập bêl cung zr’năh k’đhap, k’rang ch’na cha coh zập t’ngay ơy k’đhap hau moon tước choh bhrợ đong ặt. Căh mặ ngoọ tước dzơ.

C’xêê 6/2023, vel đong zooi choh bhrợ đong ặt t’mêê, đhanuôr coh vel tước zooi bhrợ. Anoo Pơloong Tèo moon, đhanuôr Cơ Tu coh ca noong k’tiếc bêl hân noo boo năc buôn hr’lang k’tiếc đhêl tơợ piing bôl buông bhrợ bil hư cr’van cr’bhộ lâng a coon ma nuyh… Nâu kêi, pr’loong đong anoo Pơloong Tèo bơơn chô ăt ma mông coh đong t’mêê đhị zr’lụ ăt k’rong, diic điêl noo doọ dzợ chấc k’rang cơnh lơơng, pa zay bhrơ cha hơơ. “Đhanuôr zi zập ngai zêng bhui har. Cám ơn Đảng lâng Nhà nước, chính quyền ơy zooi zên đoọng choh bhrợ đong ặt. Zr’lụ ặt t’mêê liêm choom lâh mơ đhi ty, đăn trường đoọng ca coong lướt học lâng c’lâng lướt chô cung liêm buôn”, anoo Pơloong Tèo đọong năl.

Ch’ơm năc chr’val ca noong k’tiếc 100% pr’loọng năc đhanuôr Cơ Tu ăt ch’ngai tơợ Trung tâm chr’hoong Tây Giang lâh 60km, đăh tốh năc k’tiếc k’ruung pr’zơc Lào. Chr’val Ch’ơm vêy 474 pr’loong ha đợ pr’loong đha rựt bấc tước 73%. T’cooh Nguyễn Hải, Phó Bí thư Đảng ủy chr’val Ch’ơm, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam moon, lalăm ahay c’lâng p’rang zr’lụ nâu căh ơy liêm. Chr’val vêy bơr pêê đhr’nong đong ặt vêy nhâm mâng, đơ bấc năc đhanuôr bhrợ đong n’loong. Đhanuôr coh đâu ặt bấc đhị tu k’tiếc k’bunh k’đhap zr’năh, bấc pr’loọng ặt coh zr’lụ buôn hr’lang.

T’cooh Nguyễn Hải đoong năl cớ, tơợ bêl vêy xa nay Nghị quyết 23 âng HĐND tỉnh Quảng Nam, vel đong ơy pa zưl bấc đăh zên, đơơi tơợ đêêc năc chr’val Ch’ơm vêy 150 pr’loọng đhanuôr bơơn zooi đong ặt t’mêê, c’lâng lướt chô liêm buôn lâng chô ăt coh zr’lụ t’mêê:  “C’moo đâu, đhanuôr bhui har pa bhlầng bơơn chô ăt coh đong t’mêê, c’lâng p’rang lướt chô liêm vbuôn, đợ hàng hóa âng đơơng tước đhị ặt, vel bhươl vêy k’rang zập zêng, k’bhộ ngăn lâh mơ. Lâh mơ rau zooi âng Nhà nước, pazêng pr’loọng chô ặt coh đhăm t’mêê, vel đong dzợ k’rang đoong cha neh cha, pr’hêl Tết, têệm ngăn ch’na đh’năh doọ đơc đhanuôr căh rau cha bêl Tết”.

Tết c’moo đâu năc Tết âng đhanuôr Cơ Tu coh ca noong k’tiếc Tây Giang doọ choom ha vil. Apêê bơơn cha Tết lâng ma nuyh đong đay coh đhr’nong đong liêm t;mêê. Năc căh muy rau bhui har lalay âng muy ngai năc rau hâng hơnh âng zập cấp chính quyền lâng đhanuôr vel đong ơy zooi apêê vêy đhị ặt têệm ngăn lâh mơ.

T’cooh Mạc Như Phương, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang đoọng năl, tước nâu kêi, chr’hoong da ding ca coong Tây Giang ơy ra pặ zr’lụ đhanuôr ặt k’rong 117 zr’lụ đhị 63 vel,, lâh 4.600 pr’loọng đhanuôr bơơn zooi đhị ặt lâng zên bhrợ đong, pazêng chr’năp lâh 500 tỷ đồng. Ting xa nay Nghị quyết 23 âng HĐND tỉnh Quảng Nam quy định đăh cơ chế, chính sách zooi, ra pặ đhanuôr da ding ca coong cr’chăl c’moo 2021-2025, chr’hoong Tây Giang ơy vêy 290 pr’loọng bơơn đớp chính sách nâu lâng pazêng đợ zên 31 tỷ đồng. “Đươi bhrợ liêm bh’rợ ra pặ zr’lụ ặt âng đhanuôr chr’hoong Tây Giang liêm choom, zập cơ sở hạ tầng cơnh điện ang, c’lâng, trường trạm, chroi k’rong zư tệêm ngăn chính trị. UBND chr’hoong ơy đâh zooi đhanuôr cha neh cha đoọng apêê vêy rau cha Tết. Bhiệc ra pặ đhanuôr chô ặt đhị đhăm k’rong năc zooi apêê vêy pr’ặt tr’nớt têệm ngăn đoọng bhrợ cha. Pa bhlầng, chroi k’rong liêm choom bhiệc cha groong đhr’năng pleng k’tiếc căh liêm”, t’cooh Mạc Như Phương xay moon.

X’nưl t'rưng, krong put crâng ca coong Trường Sơn

Zập c’moo, tỉnh Quảng Nam zooi choh t’mêê 800-1.000 đong ặt zooi pr’loọng đha rựt đhị apêê chr’hoong da ding ca coong, zr’lụ buôn hr’lang, chr’năp zập đong tơợ 40 ức đồng, vêy đong zooi tước k’ha riêng ức đồng. Bh’nơơn nâu đoọng năl, Nghị quyết 23 âng HĐND tỉnh Quảng Nam quy định đăh cơ chế chính sách zooi ra pặ, tệêm ngăn đhị ặt âng 9 chr’hoong da ding ca coong cr’chăl 2021 – 2025 moọt ooy pr’ặt tr’mông liêm choom.

T’cooh Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam moon ghit, tỉnh Quảng Nam ơy ra pặ mơ 7000 pr’loọng đhanuôr da ding ca coong chô ặt đhị đhăm t’mêê tệêm ngăn lâh: “Nghị quyết âng HĐND năc zooi đhanuôr ặt pa zưm. Zooi đhanuôr g’đech đhr’năng hr’lang k’tiếc. Rau 2 dzơ năc tệêm ngăn đhi ăt đoọng pazêng dịch vụ lơơng âng Nhà nước bơơn tước đhanuôr, năc đoo điện ang, c’lâng lướt, trường học, trạm y tế. Rau âng zi k’rang lâh mơ năc bh’rợ tr’nêng âng đhanuôr”.

Ha pruốt t’mêê năc ơy chô, đhơ dzợ bấc rau k’đhap k’ra ha dợ pr’ăt tr’mông âng đhanuôr Cơ Tu zr’lụ ca noong k’tiếc tỉnh Quảng Nam r’dợ tệêm ngăn. Pazêng đong ặt t’mêê bơơn ta đoọng moot ặt lalăm Tết Giáp Thìn c’moo đâu ơy pa ngăn loom đhanuôr zr’lụ ca noong k’tiếc tỉnh Quảng Nam.

Đồng bào Cơ Tu vùng biên giới Quảng Nam đón Tết trong nhà mới

Mùa xuân này, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu vùng cao biên giới Quảng Nam được đón Tết trong ngôi nhà mới. Với họ, đây là cái Tết đặc biệt, bởi lần đầu tiên trong đời được ở trong ngôi nhà khang trang, sạch đẹp trong khu dân cư mới tập trung. Tình làng nghĩa xóm càng gắn bó hơn khi Tết đến Xuân về.

Giữa làn sương sớm dày đặc, những ngôi nhà bằng gỗ khang trang vừa hoàn thiện đã tạo điểm nhấn khác biệt nơi vùng cao biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Trong căn nhà mới, vợ chồng anh Ríah Nhốp, người dân tộc Cơ Tu, ở thôn Đhung, xã biên giới Ch’ơm, huyện Tây Giang tất bật dọn dẹp nhà cửa, trang trí lại bàn thờ Bác Hồ, không khí Tết đã ùa vào trong nhà. Ngắm nhìn ngôi nhà mới, Ríah Nhốp kể, ngày trước, nhà anh nằm kề chân núi, nỗi lo sạt lở cứ rình rập, căn nhà cũ lợp bằng phên nứa rất chật hẹp đã xuống cấp, không bảo đảm an toàn. Đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 10/2020, trong đêm khuya, cả nhà anh đang ngủ, bỗng nghe tiếng nổ rầm, một tảng đá rơi từ trên đồi xuống, rất may không ai bị thương vong.

Gia đình Ríah Nhốp thuộc diện hộ nghèo. Hàng ngày, anh và vợ lên rừng làm rẫy. Từ nguồn kinh phí theo Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam, gia đình anh được cấp mặt bằng và nhận số tiền hỗ trợ gần 70 triệu đồng, vợ chồng anh vay mượn thêm để làm được ngôi nhà vững chắc. Anh Nhốp tâm sự: Tết năm nay, chắc chắn vui hơn vì bà con được quây quần sống gần nhau trong khu dân cư mới. “Tôi rất hạnh phúc vì có nhà mới khang trang. Gia đình chuẩn bị Tết, con gà, heo, bánh kẹo. Tết này gia đình cũng như bà con trong thôn, xóm được ấm no, đùm bọc lẫn nhau. Tết nay có nhà mới vui lắm”, anh Ríah Nhốp nói.

Cạnh nhà Ríah Nhốp không xa là ngôi nhà mới của anh Pơloong Tèo, ở thôn Atu 1, xã biên giới Ch’ơm. Vợ chồng anh Pơloong Tèo cưới nhau 5 năm nay, cả 2 vợ chồng đều không có việc làm phải gửi con cho ông, bà nội trông giúp rồi lên rừng làm thuê, mỗi ngày kiếm được 70.000-100.000 đồng. Cuộc sống lúc nào cũng chật vật, lo đủ bữa ăn hàng ngày đã khó, chuyện làm nhà dường như là giấc mơ xa vời.

Tháng 6/2023, địa phương hỗ trợ kinh phí làm nhà mới, bà con trong thôn, bản, nhiều người đến giúp ngày công, vận chuyển vật liệu xây dựng giúp anh làm nhà. Anh Pơloong Tèo nói, đồng bào Cơ Tu nơi biên giới sống lưng chừng đồi núi, mùa mưa lũ thường bị đất đá trên cao sạt lở gây thiệt hại tài sản và nguy hiểm tính mạng…. Nay gia đình Pơloong Tèo được về sống trong khu dân cư mới tập trung, có nhà mới, vợ chồng yên tâm lao động sản xuất. “Bà con chúng tôi rất vui mừng. Cám ơn Đảng và Nhà nước và chính quyền địa phương đã hỗ trợ kinh phí làm nhà. Về mặt bằng mới điều kiện tốt hơn nơi cũ, ở gần trường cho các con đi học và đường sá thuận tiện cho bà con đi lại”, anh Pơloong Tèo cho biết.

Ch'ơm là xã biên giới có 100% hộ dân là đồng bào Cơ Tu, cách Trung tâm huyện Tây Giang hơn 60km, phía bên kia là nước Lào. Xã Ch'ơm có 474 hộ nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 73%. Ông Nguyễn Hải, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Ch’ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nói rằng, mấy năm trước, hệ thống giao thông nối các thôn chủ yếu là đường đất, nắng bụi, mưa bùn; đường lên Trung tâm xã cũng lởm chởm ổ gà, ổ voi. Cả xã chỉ có vài ngôi nhà kiên cố, còn chủ yếu là nhà phên gỗ cũ kỹ. Bà con ở đây sống phân tán trên những địa bàn khó khăn, địa hình chia cắt, nguy hiểm, nhiều hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở núi.

Ông Nguyễn Hải cho biết thêm, sau khi có Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam, địa phương lồng nghép nhiều nguồn kinh phí khác, nhờ đó xã Ch'ơm có 150 hộ dân được hỗ trợ nhà ở và di dời đến khu dân cư mới:  “Năm nay bà con rất vui mừng có nơi ở mới, giao thông thuận lợi, lượng hàng hoá đến tận thôn, bản đầy đủ, bà con ấm cúng hơn. Ngoài chương trình hỗ trợ của Nhà nước, những hộ về mặt bằng mới, địa phương quan tâm cấp gạo, hỗ trợ bà con ăn Tết, có quà đảm bảo lương thực, thực phẩm không để bà con thiếu trong dịp Tết”.

Tết năm nay là cái Tết đáng nhớ nhất của đồng bào Cơ Tu nơi vùng cao biên giới huyện Tây Giang. Họ được đón Tết bên gia đình, người thân trong ngôi nhà vững chắc, khang trang, thắm đượm tình làng nghĩa xóm. Đó không chỉ là niềm vui riêng của những người dân nghèo mà cũng là niềm vui chung của các cấp chính quyền, địa phương và bà con hàng xóm từng giúp họ có cuộc sống ổn định hơn.

Ông Mạc Như Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, đến nay, huyện miền núi cao Tây Giang đã bố trí dân cư tập trung 117 điểm ở 63 thôn, hơn 4.600 hộ dân được hỗ trợ mặt bằng và kinh phí làm nhà, tổng trị giá hơn 500 tỷ đồng. Theo Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, sắp xếp ổn định dân cư miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Tây Giang đã có 290 hộ được hưởng thụ chính sách này với tổng kinh phí 31 tỷ đồng. “Nhờ làm tốt công tác sắp xếp bố trí dân cư người dân huyện Tây Giang có chỗ ở ổn định, có đầy đủ cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống như điện, đường, trường trạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị. UBND huyện đã kịp thời hỗ trợ cho các gia đình gạo cho họ có điều kiện đón Tết. Việc sắp xếp dân cư tập trung giúp bà con có cuộc sống ổn định, thực hiện tốt phát triển kinh tế. Đặc biệt, góp phần hiệu quả trong việc phòng chống thiên tai”,  ông Mạc Như Phương chia sẻ.

Tiếng đàn t'rưng, đàn krong put núi rừng Trường Sơn

Mỗi năm, tỉnh Quảng Nam hỗ trợ xây mới từ 800-1.000 nhà giúp hộ nghèo ở các huyện miền núi, vùng có nguy cơ sạt lở, mỗi nhà trị giá từ 40 triệu đồng, có nhà được hỗ trợ cả trăm triệu đồng. Kết quả này cho thấy, Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định về cơ chế chính sách hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn 9 huyện miền núi giai đoạn 2021-2025 đi vào cuộc sống rất hiệu quả.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam khẳng định, tỉnh Quảng Nam đã bố trí, sắp xếp khoảng 7.000 hộ dân ở vùng miền núi nguy cơ cao về sạt lở đến nơi ở mới an toàn: “Nghị quyết của HĐND là hỗ trợ cho nhân dân xen ghép. Mục đích chính quyền là làm sao giúp người dân tránh vùng sạt lở. Thứ 2 là ổn định dân cư để những dịch vụ thiết yếu của Nhà nước đưa tới tận người dân, đó là điện, đường, trường trạm. Cái chúng tôi quan tâm hơn là sinh kế của người dân”.

Mùa xuân mới lại về, dẫu còn đó những khó khăn, vất vả nhưng cuộc sống của đồng bào Cơ Tu vùng cao biên giới tỉnh Quảng Nam dần dần ổn định, an cư lạc nghiệp. Những ngôi nhà mới được đưa vào sử dụng trước Tết Giáp Thìn năm nay đã sưởi ấm tình người vùng biên giới tỉnh Quảng Nam./.

VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC