Đhanuôr Cơ Tu zư pa dưr, t’vaih bh’nơơn tơợ pr’đươi t’taanh ch’chiêh
Thứ sáu, 08:04, 29/12/2023 (Vơ Nich Oang/VOV Miền Trung) (Vơ Nich Oang/VOV Miền Trung)
T’taanh ch’chiêh năc đoo bh’rợ ơy tơợ lang a hay âng đhanuôr acoon coh ặt truih da ding ca coong Trường Sơn. Tơợ a ngoọn c’rêê, k’tang, p’oo.. apêê ma nuyh Cơ Tu choom t’taanh đhị da ding ca coong Quảng Nam ơy taanh bhrợ bấc pr’đươi buôn đươi coh đong. Lâh mơ apêê pr’đươi cơnh c’xu, apêê choom t’taanh ch’chiêh đhị chr’hoong da ding ca coong Tây Giang dzợ bhrợ t’vaih bấc pr’đươi lơơng, bhrợ liêm cra đoọng ha pêê t’mooi câl đươi, pa chô bh’nơơn đoọng ha pr’loọng đong.

 

 

T’cooh Y Đêl Chiêl ặt đhị vel Anonh, chr’val ca noong k’tiếc A Nông, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam c’moo đâu năc ruh 76 c’moo ha dợ dzợ ặt bhrợ t’taanh ch’chiêh. N’đhơ t’cooh đhur ha dợ tr’pang têy âng t’cooh lêy dzợ x’răng đa đâh, chơih zập jeh c’rêê marăh k’tứi đoọng taanh pr’chăm zong zá. T’cooh Chiêl moon, taanh T’lec năc pay c’rêê marăh năc taanh vêy u mâng. C’rêê nâu k’đhap ng’jeh tu ađoo chặt bọo coh bha lầng n’lâng dal, căh mặ hêê glụ. Pazêng rau pr’đươi taanh lâng c’rêê ma răh, ha dang hêê đươi liêm năc choom đanh tước k’zệt c’moo. Đoo bêl căh vêy c’rêê marăh năc t’cooh Chiêl taanh a pậ, a ring… lâng c’rêê rau lơơng căh cợ năc lâng k’tang. Ting cơnh t’cooh Y Đêl Chiêl, t’taanh ch’chiêh căh muy bh’rợ ty đanh âng ma nuyh Cơ Tu năc dzợ pa căh g’lăng z’hai âng manuyh taanh bhrợ. Tu cơnh đêêc, bêl taanh pazêng pr’đươi k’tứi đoọng pa câl năc ma nuyh taanh pa ghit chơih hau c’rêê, cơnh taanh đoọng u liêm, tu rau cr’tứi cơnh đâu u k’đhap ng’taanh. Lâng lâh 50 c’moo ơy loih t’taanh ch’chiêh âng đay, t’cooh Chiêl moon năc bh’rợ tr’naanh nâu căh muy bhrợ đoọng ha đay dọo ặt tớt k’gooh năc dzợ t’bơơn tr’bứi zên zooi pr’loọng đong: “Acu taanh zong zá, a pậ, h’điêng đoọng pa câl, xoọc tơợp vêy cu taanh zong cước, lêy căn p’niên guy năc bấc ngai lêy liêm, apêê zươc câl, vêy đoo c’moo cu pa câl lâh k’zệt bêệ. Bấc pr’loọng đong căh vêy zên câl năc xăl lâng a rong, a tưch, jưah pa câl, jưah đoọng… Lâh mơ cơnh ha đay, apêê dzợ câl đoọng k’bhuh xoọng. Năc cơnh T’leh nâu cung pa câl 1,2 ức. Đươi vêy pa câl năc vêy coon pa chô tr’bứi zên”.

Cung năc ma nuyh chăp kiêng t’taanh ch’chiêh tơợ dzợ p’niên, t’cooh A lăng Công, ma nuyh choom t’taanh đhị vel Tưr, chr’val Dang, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam buôn apêê k’dua tước pâh pa căh z’hai tr’naanh đhị zập g’luh vel đong bhrợ bhiệc bhan, pa căh bh’nơơn pr’đươi ty đanh âng ma nuyh Cơ Tu. T’cooh Công truih, zập t’ngay a đay bhrợ tr’bứi, bêl năc chiêh c’rêê, chiêc am, bêl năc trâm pr’đươi coh đac, bêl năc tớt taanh. Vêy đoo pr’đươi bhrợ 5 - 7 t’ngay, vêy đoo pr’đươi bhrợ pa ghit đanh 15 t’ngay cung vêy đoo pr’đươi đanh ca c’xêê năc vêy xang. Xoọc đâu, k’đhap k’ra bhlầng cơnh lâng t’cooh năc căh mặ moọt ooy crâng bơơn c’rêê liêm đoọng taanh. Tu cơnh đêêc, mơ chu kiêng t’taanh năc a đoo k’dua apêê bơơn c’rêê căh cợ câl tơợ apêê đoo c’rêê liêm đoọng taanh pazêng rau pr’đươi Cơ Tu liêm cra bhlầng. Ruh t’cooh đhur ặ, t’cooh Alăng Công ta luôn pa chăp đăh bhiệc pa choom pa dưr cớ bh’rợ tr’naanh nâu đoọng ha lang p’niên. T’mêê đâu, t’cooh ting pâh pa choom t’taanh ch’chiêh ta bhrợ đhị UBND chr’val Dang, chr’hoong Tây Giang. Tơợ lớp pa choom nâu, t’cooh A lăng Công kiêng lang p’niên đhị vel đong k’rang pa choom bhrợ, ting chroi k’rong zư lêy, pa dưr chr’năp bh’rợ ty đanh âng ma nuyh hêê, vaih năc pr’đươi đoọng pa câl ha t’mooi du lịch đhị  vel đong: “Acu buôn pa too pa choom apêê đha đhâm coh vel, đhị doọ trơ vâng năc oọ k’rong ặt âm cha, chấc bhrợ rau đi rau tôh, băn tr’mông. Năc cơnh bh’rợ tr’naanh nâu ahêê buôn đươi dua, cơnh a pậ đoọng ar ha roo, ha dang câl bạt tơợ a đhuôc đâh tân jeh tơợ zên lo câl, taanh zong đoọng ng’guy. Nâu kêi tr’naanh nâu apêê kiêng bhlầng, pa bhlầng năc apêê tơợ k’tiếc k’ruung lơơng kiêng rau tr’naanh Cơ Tu hêê, apêê kiêng rau cr’tứi, lêy liêm apêê câl”.

Pazêng c’moo hay, bh’rợ zư lêy, pa dưr chr’năp văn hóa âng đhanuôr Cơ Tu bơơn chính quyền chr’hoong da ding ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam pa bhlầng k’rang. Cr’chăl c’moo 2023 - 2025, chr’hoong năc vêy cớ apêê chính sách zooi k’bhuh t’taanh ch’chiêh lâng taanh adin Cơ Tu đoọng ha dưr lâh mơ. T’cooh Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, bh’rợ zư lêy zập chr’năp văn hóa âng ma nuyh Cơ Tu bơơn vel đong k’rang pa ghit; apêê vel bh’rợ tr’nêng đhị chr’val Lăng, chr’val Dang ơy t’vaih bh’nơơn pr’đươi liêm cra, liêm choom cơnh lâng đươi dua âng t’mooi, apêê kiêng pa bhlầng: “Cr’chăl tước đâu, vel đong pa đơp ha pêê ngành crêê tước khuyến công, vel bh’rợ tr’nêng năc k’rong bhrợ oọ bhrợ t’bấc cơnh lalăm ahay dzợ. Chr’hoong k’đươi moon apêê phòng chuyên môn cơnh Kinh tế - Hạ tầng lâng apêê Phòng Acoon coh, Phòng Văn hóa lâng Thông tin năc bhrợ cơnh ooy đoọng đhanuôr bơơn năl, bơơn lêy rau a đay ma bhrợ đhơ cơnh đhơ kị năc căh lâh pa chô bh’nơơn, ha dợ pêê pa chăp pa ghit, t’vaih rau  pr’đươi liêm cra jưah lâng thị trường bấc ngai kiêng đươi năc lêy k’rong bhrợ. Tơợ đêêc, k’dua apêê ngành t’vaih pr’đơợ, zooi apêê nâu pa dưr dal bh’nơơn bh’rợ, t’bhưah zr’lụ bhrợ têng, t’bấc pr’đươi lâng bhrợ cơnh t’mooi kiêng đươi dua”./.

Đồng bào Cơ Tu bảo tồn, tạo thu nhập từ sản phẩm truyền thống

Đan lát là nghề truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn. Từ những sợi mây, cây dang, cây nứa … các nghệ nhân Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam đã tạo ra nhiều vật dụng trong gia đình. Ngoài các sản phẩm truyền thống, các nghệ nhân ở huyện miền núi Tây Giang còn làm ra nhiều sản phẩm đa dạng, bắt mắt phục vụ du khách, đem về thu nhập cho gia đình.

Già Y Đêl Chiêl ở thôn Anonh, xã biên giới A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam năm nay đã 76 tuổi nhưng vẫn đeo đuổi nghề truyền thống đan lát như một niềm đam mê. Bàn tay già Chiêl khô ráp nhưng vẫn linh hoạt, cẩn thận chọn lựa từng sợi mây marăh nhỏ, mảnh để tạo nên những họa tiết tinh tế trên chiếc gùi. Già Chiêl bảo, đan T’lec phải chọn mây marăh, loại mây chắc có ở rừng già, quấn chặt vào cây cao to. Sản phẩm đan từ mây marăh nếu bảo quản tốt có thể sử dụng đến vài chục năm. Những lúc không kiếm được loại mây này, già Chiêl sử dụng mây nước, mây rút hoặc cây dang để đan nong, nia, rổ, rá…Theo già Y Đêl Chiêl, đan lát không chỉ là nghề truyền thống của người Cơ Tu mà còn là biểu tượng của sự tinh tế, sự kiên nhẫn và lòng nhiệt huyết. Do đó, khi đan những sản phẩm làm quà lưu niệm có những chi tiết nhỏ đòi hỏi nghệ nhân phải tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu đến cách thực hiện. Với kinh nghiệm đan lát hơn 50 năm của mình, già Chiêl cho biết, nghề đan lát không chỉ mang lại cho ông niềm vui lúc tuổi già mà còn giúp gia đình ông có thêm thu nhập. “Sản phẩm tôi bán đầu tiên là chiếc gùi cước. Khi thấy vợ tôi mang chiếc gùi cước các bà trong làng rất thích nên họ mua nhiều lắm. Có năm tôi bán hơn 20 cái. Nhiều gia đình không có tiền thì đổi bằng lúa, sắn, mình vừa cho vừa bán… Ngoài sử dụng, bà con cũng mua để đem biếu, tặng người thân. Như T’léc đôi đang đan này giá 1,2 triệu đồng. Nhờ bán lai rai các sản phẩm này tôi cũng có ít thu nhập phụ gia đình”.

Cũng là người đam mê đan lát từ nhỏ, già A lăng Công, nghệ nhân ở thôn Tưr, xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thường được mời hay tham gia các dịp trình diễn nghề đan lát truyền thống Cơ Tu do huyện, tỉnh tổ chức. Già Công kể, mỗi ngày già làm một chút, lúc thì ngồi chẻ mây, vót nứa, ngâm nước, lúc thì ngồi đan. Có sản phẩm già làm 5-7 ngày, có sản phẩm phải trau chuốt mất 15 ngày, thậm chí cả tháng mới xong. Hiện nay, khó khăn lớn nhất của già là không thể tự thân vào rừng để tìm nguyên liệu. Vì vậy, muốn đan được các sản phẩm, già phải thuê bà con vào rừng chặt cây nứa, tìm dây mây… để làm ra những sản phẩm mang bản sắc của nười Cơ Tu. Ở tuổi xế chiều, già Alăng Công luôn trăn trở việc truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Mới đây, ông tham gia truyền dạy nghề đan lát tổ chức tại UBND xã Dang, huyện Tây Giang. Qua lớp học, già A Lăng Công mong muốn lớp trẻ ở địa phương quan tâm học hỏi, góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch tại địa phương: “Tôi hay nói với thanh niên trong làng, những lúc rảnh đừng có tụ tập uống rượu, không làm cái này thì làm cái kia. Sản phẩm đan lát này nó rất thiết thực trong cuộc sống mình. Đan cái mủng to phơi lúa nó bền hơn dùng tấm bạt, dùng gùi mang nông sản khỏe hơn gùi bao lát. Đan lát không như hồi xưa nữa, nay có khách du lịch đặc biệt là nước ngoài họ rất thich sản phẩm đan lát truyền thống. Họ hay mua mấy cái đan lát nhỏ nhỏ ấy, cái lớn họ không thich. Sản phẩm nhỏ như này tuy làm khó nhưng được cái là khách du lịch rất ưa chuộng. Họ thấy là mua liền. Mình cũng mừng, bán được sản phẩm có thu nhập”.

Những năm qua, công tác bảo tồn, khôi phục văn hóa truyền thống Cơ Tu được chính quyền huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đặc biệt quan tâm. Giai đoạn 2023 - 2025, huyện Tây Giang tiếp tục có các chính sách hỗ trợ đưa nhóm nghề đan lát Cơ Tu và dệt thổ cẩm truyền thống phát triển. Ông A rất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa của người Cơ Tu được địa phương rất chú trọng; các làng nghề truyền thống ở xã Lăng, xã Dang đã tạo ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng: “Thời gian đến, địa phương giao cho các ban ngành liên quan mảng khuyến công, làng nghề tập trung làm, không làm tràn lan theo phong trào như trước đây. Huyện chỉ đạo phòng chuyên môn đó là Kinh tế - Hạ tầng cùng các phòng chuyên môn khác như Phòng Dân tộc, Phòng Văn hóa và Thông tin làm sao cho bà con nhận thấy rằng làm thủ công bán ra không được bao nhiêu, nhưng tự nghiên cứu, tạo sản phẩm độc đáo, riêng biệt của riêng mình. Từ lợi thế thị trường ưa chuộng, do đó các ngành tạo điều kiện, hỗ trợ các chủ thể để họ nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô sản xuất theo nhu cầu khách hàng”./.

(Vơ Nich Oang/VOV Miền Trung)

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC