ĐƠC PR’HAT CƠ TU ĂT CHR’VA
Thứ năm, 08:53, 11/01/2024 PV Kim Thu -VOV Miền Trung PV Kim Thu -VOV Miền Trung
Đhị chr’hoong da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đha nuôr Cơ Tu ma mông k’rong bâc coh apêê chr’val Hồng Hạ, Hương Nguyên, Lâm Đớt,… Công cơnh apêê đhi noo acoon coh n’lơơng, đha nuôr Cơ Tu coh đâu công dzợ bơơn zư đơc bâc c’leh văn hóa chr’năp pr’hay, coh đêêc vêy bâc bhr’ươr pr’hat, pr’múa. Đoọng đợ bhr’ươr pr’hat Cơ Tu ăt chr’va coh crâng ca coong, bâc t’cooh vel, nghệ nhân coh chr’hoong A Lưới công xooc t’ngay ha dum pa choom đoọng ha pr’châc p’niên, tơợ đêêc, chroi đoọng zư đơc lâng pa dưr đợ chr’năp văn hóa âng đha nuôr đay.

 

 

Đhr’nong đong k’tứi âng nghệ nhân Kăn Hà coh chr’val Lâm Đớt, chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế r’rộ r’răm xa nul n’jưl, đh’riêng pr’hat âng apêê ca coon cha chau đh’rưah lâng đha đhâm c’mâr coh vel. N’đhơ âi 80 c’moo, c’rơ lâh đhur, n’đhang zâp ha bu nghệ nhân Kăn Hà công p’zay k’rong ca coon cha chau coh đong lâng apêê pr’zơc p’niên đoọng pa choom đoọng ting n’juông, ting bhr’ươr coh apêê pr’hat acoon coh đay. Nghệ nhân Kăn Hà truih, tơợ tứi, a đoo âi  chăp kiêng văn hóa văn nghệ, pa bhlâng năc apêê bhr’ươr pr’hat, pr’múa Cơ Tu. Dưr pậ ting Cách mạng, a đoo ting pâh c’bhuh văn công bhrợ đoọng ha bộ đọi. Rach chô lâng vel đong, a dich Kăn Hà t’bhlâng k’rong zư đơc apêê bhr’ươr pr’hat, pr’múa âng đha nuôr Cơ Tu, p’loon zâp bêl, zâp đhị pa choom đoọng ha coon cha chau đoọng văn hóa âng acoon coh đay choom ma mông ting c’moo c’xêê: “Tơợ tứi, acu âi kiêng hat xul. Tươc bêl xrôông pâ, acu pa choom đoọng múa, pa choom đoọng hat ha pêê pr’châc p’niên coh vel, chr’val tươc chr’hoong, tinhe. Ngai k’đươi acu pa choom đoọng k’lới, năc cu pa choom đoọng k’lới, ngai moon pa choom đoọng ba booch năc hat ba cooch, hat nha nhim… Đợ bêl dzợ acu ma mông năc công p’zay ting pâh văn hóa văn nghệ. N’đhơ c’rơ căh dzợ cơnh a hay acu công p’zay pa choom đoọng ha pr’châc p’niên. Acu năl bơơn năl mơ ooy năc acu pa choom đoọng ha pêê lang t’tun mơ đêêc”.

Mr’cơnh loom chăp kiêng văn hóa cơnh adich Kăn Hà, t’cooh vel Lê Văn Rao coh chr’val Lâm Đớt, chr’hoong A Lưới công xooc t’ngay ha dum t’bhlâng k’rong, pa choom đoọng apêê bhr’ươr pr’hat, pr’múa ha lang p’niên.

T’cooh vel Lê Văn Rao ting pâh cách mạng rach chô ooy vel đong, xang t’ngay giải phóng, t’cooh z’lâh bâc bh’rợ cơnh: Bí thư Đoàn đha đhâm c’mâr, Trưởng vel, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó Chủ tịch Hội t’cooh t’ha âng chr’val. Tr’vâng bh’rợ tr’nêng n’đhang t’cooh năc vêy cr’chăl lươt bâc, tr’lum lâng bâc t’cooh vel, nghệ nhân đoọng k’rong zư đơc apêê pr’hat, apêê bhiêc bhan âng đha nuôr apêê Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô. Năl p’xoọng pr’hat n’hâu năc a đoo xră đơc pa liêm, pa choom ng’cơnh hat ting n’juông, ting cr’liêng xang năc pa choom ha lang p’niên. T’cooh vel Lê Văn Rao moon, năc dzợ c’rơ năc t’cooh dzợ t’bhlâng pachoom đoọng cơnh lâng rơơm kiêng lang p’niên ting t’ngay ting p’xoọng chăp kiêng văn hóa âng aconh abhươp: “Acu k’rong zư đơc apêê bhr’ươr K’lới, Cha châp, babooch xang năc pa choom đoọng cớ ha coon achau. Ađay năc ma nưih âng cách mạng, n’đhơ t’cooh đhur n’đhang công p’zay pa choom đoọng lưch loom, căh chơớ râu rí. Năc muy rơơm apêê ca coon cha chau lâng pr’châc p’niên t’ngay đâu choom  hat, choom piah n’jưl, năl ghit ooy pr’máu, năl apêê bhiêc bhan âng aconh abhươp đơc đọong. Vêy cơnh đêêc, năc văn hóa vêy bơơn pa dưr”.

Đhị chr’hoong A Lưới, đha nuôr Cơ Tu ma mông bâc coh apêê chr’val Lâm Đớt, Hồng Hạ, Hương Nguyên,… N’đhơ acoon ma nưih căh bâc t’piing lâng apêê acoon coh Tà Ôi, Pa Cô n’đhang đha nuôr Cơ Tu coh đâu công dzợ bơơn zư đơc bâc chr’năp văn hóa liêm pr’hay. Coh đêêc, apêê pr’hat pr’múa buôn bơơn đha nuôr đươi dua coh apêê bhiêc bhan, xay xơ, moot đong t’mêê, bhrợ têng đoọng ha bh’rợ văn hóa văn nghệ đhị vel đong… Tơợ râu pa choom đoọng âng apêê t’cooh vel, nghệ nhân, bâc pr’zơc Cơ Tu coh A Lưới âi choom hat liêm choom apêê pr’hat cơnh: Nha nhim, Bha dơng ca coon, ma nưih acoon coh  chăp hơnh Đảng… Paven Hiếu, coh chr’hoong A Lưới xay moon, đươi vêy râu pa choom đoọng âng apêê t’cooh vel, nghệ nhân cơnh adich Kăn Hà, t’cooh Lê Văn Rao, a đoo âi choom hat bâc pr’hat Cơ Tu: “Acu năc ma nưih kiêng ha ha xa xul, pa bhlâng năc pr’hat acoon coh Cơ Tu. Acu bơơn châc pa choom tơợ apêê t’cooh vel, nghệ nhân cơnh adich Kăn Hà, t’cooh Lê Văn Rao, Lê Văn Trình. Acu rơơm kiêng apêê đoo ma mông a ling ching dzoo đoọng lang ca coon cha chau bơơn pa choom bâc lâh mơ ooy pr’hat pr’múa acoon coh Cơ Tu tơợ apêê. Tơợ đêêc zư đơc c’leh văn hóa âng đay doó choom bil pât”.

P’căn Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl, vel đong xay moon bh’rợ zư đơc lâng pa dưr c’leh văn hóa apêê acoon coh năc bh’rợ  ta luôn lâng đanh mâng. Coh đêêc, bh’rợ xơợng bhrợ Nghị quyết ooy “Zư đơc lâng pa dưr c’leh văn hóa apêê acoon coh chr’hoong A Lưới, cr’chăl 2021-2023, chr’năp tươc c’moo 2030” âng Huyện ủy A Lưới âi chroi đoọng zư đơc, pa dưr chr’năp apêê bhiêc bhan, văn hóa ch’na đh’năh, apêê pr’hat, pr’múa, bh’rợ thủ công âng đha nuôr acoon coh. P’căn Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong A Lưới moon ghit, lâh t’bhlâng âng chính quyền lâng đha nuôr, năc apêê t’cooh vel, nghệ nhân năc c’bhuh bha lâng coh bh’rợ zư đơc lâng pa choom đoọng apêê chr’năp văn hóa chr’năp pr’hay ha lang t’tun: “Chr’hoong A Lưới xooc đâu vêy k’noọ 200 nghệ nhân coh zâp râu bh’rợ văn hóa. Lâng đoọng zư đơc lâng pa dưr chr’năp văn hóa đha nuôr acoon coh năc azi lêy apêê lang lươt l’lăm, apêê nghệ nhân, t’cooh vel, ma nưih bâc ngai chăp năc đợ apêê pa bhlâng chr’năp. Azi p’too moon apêê nghệ nhân ting pâh apêê lớp pa choom đoọng hat múa, cooch booc ha lang p’niên. Pa bhlâng năc vêy bâc nghệ nhân lưch loom, ta luôn ting pâh apêê lớp pa choom đoọng văn hóa âng acoon coh đay”./.

ĐỂ DÂN CA CƠ TU CÒN MÃI

Tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng bào Cơ Tu sống tập trung ở các xã Hồng Hạ, Hương Nguyên, Lâm Đớt… Cũng như các dân tộc anh em khác, bà con Cơ Tu nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống quý báu, trong đó có các làn điệu dân ca, dân vũ. Để những làn điệu dân ca Cơ Tu vang vọng mãi giữa đại ngàn, nhiều già làng, nghệ nhân ở huyện A Lưới vẫn đang ngày đêm trao truyền cho thế hệ trẻ, từ đó, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào mình. 

Căn nhà nhỏ của nghệ nhân Kăn Hà ở xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế rộn ràng tiếng đàn hát dân ca của các con cháu cùng mấy thanh niên trong làng. Dù đã ở tuổi 80, sức khỏe không còn như xưa, nhưng chiều chiều nghệ nhân Kăn Hà vẫn tập trung con cháu trong nhà và các bạn trẻ để truyền dạy, uốn nắn từng câu, từng chữ trong các bài dân ca dân tộc mình. Nghệ nhân Kăn Hà kể, từ nhỏ, bà đã có niềm đam mê mãnh liệt đối với văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các làn điệu dân ca, dân vũ Cơ Tu. Lớn lên theo cách mạng, bà tham gia đoàn văn công phục vụ bộ đội. Trở về địa phương, bà Kăn Hà nỗ lực sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào Cơ Tu, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi truyền dạy cho con cháu để văn hóa truyền thống của đồng bào mình sống mãi với thời gian. “Từ nhỏ tôi đã đam mê múa hát. Đến khi trưởng thành tôi dạy múa, dạy hát, hướng dẫn cho các bạn trẻ ở thôn, xã đến huyện, tỉnh. Người nào nhờ mình dạy hát k’lới, thì mình dạy hát k’lới, ai nhờ hát ba booch thì hát ba booch, rồi hát nha nhim thì hát nha nhim. Chừng nào tôi còn sống thì tôi vẫn tham gia văn hóa văn nghệ. Mặc dù sức khỏe không còn như trước tôi vẫn tiếp tục truyền dạy, hướng dẫn cho thế hệ sau. Tôi biết những gì về văn hóa, văn nghệ tôi tiếp tục truyền dạy cho tất cả cho thế hệ sau”.

Cùng chung niềm đam mê văn hóa truyền thống với bà Kăn Hà, già làng Lê Văn Rao ở xã Lâm Đớt, huyện A Lưới vẫn đang ngày đêm nỗ lực sưu tầm, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ cho lớp trẻ.

Già làng Lê Văn Rao tham gia cách mạng trở về quê hương sau ngày giải phóng, ông trải qua nhiều cương vị như: Bí thư Đoàn thanh niên, Trưởng thôn, Phó Chủ tịch hội Cựu chiến binh, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi của xã. Bận bịu công tác nhưng ông lại có thời gian đi nhiều, gặp gỡ nhiều già làng, nghệ nhân để sưu tầm các bài hát dân ca, các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô. Biết thêm bài nào là ông lại cẩn thận ghi chép, học cách hát, cách luyến láy từng câu, từng chữ rồi truyền dạy cho lớp trẻ. Già làng Lê Văn Rao bảo rằng, chỉ cần còn sức khỏe là ông còn nỗ lực trao truyền với mong muốn lớp trẻ ngày càng thêm yêu văn hóa của cha ông: “Tôi sưu tầm các làn điệu K’lới, Cha chấp, Babooch rồi dạy lại cho con cháu. Mình là người của cách mạng, dù tuổi đã cao nhưng vẫn bày vẽ, hướng dẫn tận tình, không tiếc gì cả. Chỉ mong sao các con cháu và lớp trẻ ngày nay biết đàn hát dân ca, biết biểu diễn dân vũ, biết các lễ hội truyền thống của cha ông. Có như vậy thì văn hóa truyền thống mới phát huy được’.

Tại huyện A Lưới, đồng bào Cơ Tu sống tập trung ở các xã Lâm Đớt, Hồng Hạ, Hương Nguyên... Dù dân số không nhiều so với các dân tộc Tà Ôi, Pa Cô nhưng bà con Cơ Tu nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Trong đó, các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ thường được bà con sử dụng trong các lễ hội, dịp cưới hỏi, mừng nhà mới, phục vụ phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương… Từ sự trao truyền của các già làng, nghệ nhân, nhiều bạn trẻ Cơ Tu ở A Lưới đã có thể hát thành thạo các bài dân ca như: Nha nhim, Ru con, người Cơ Tu ơn Đảng… Pa Ven Hiếu, ở huyện A Lưới chia sẻ, nhờ sự truyền dạy của các già làng, nghệ nhân như bà Kăn Hà, ông Lê Văn Rao, mình đã có thể hát được nhiều bài dân ca Cơ Tu: “Em là người rất đam mê ca hát, nhất là dân ca dân vũ dân tộc Cơ Tu. Đặc biệt, em học hỏi được rất nhiều từ các già làng, nghệ nhân như bà Kăn Hà, ông Lê Văn Rao, ông Lê Văn Trình. Em mong muốn các ông bà sống thật lâu để các con cháu học hỏi được nhiều hơn nữa về dân ca dân vũ dân tộc Cơ Tu. Từ đó bảo tồn bản sắc văn hóa của mình không bị mai một”.

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, địa phương xác định công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ xuyên suốt, lâu dài. Trong đó, việc thực hiện Nghị quyết về "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2030" của Huyện ủy A Lưới đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị các lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực, các thể loại dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới khẳng định, ngoài nỗ lực của chính quyền và người dân, thì các già làng, nghệ nhân là lực lượng nòng cốt trong việc sưu tầm, gìn giữ và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống quý báu cho lớp trẻ: “Huyện A Lưới hiện nay có gần 200 nghệ nhân ở các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể. Và để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các DTTS thì chúng tôi xem các thế hệ đi trước, các nghệ nhân, già làng, người có uy tín là các nhân tố hết sức cơ bản. Chúng tôi động viên, khuyến khích các nghệ nhân tham gia các lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ, điêu khắc cho lớp trẻ. Đặc biệt có rất nhiều nghệ nhân tâm huyết, thường xuyên tham gia các lớp truyền dạy, trao truyền lại các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc mình”./.

         

PV Kim Thu -VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC