GƯƠL - C’LEH VĂN HÓA, GR’LĂNG Z’HAI ÂNG MA NƯIH CƠ TU
Thứ năm, 08:19, 25/01/2024 Ngọc Anh   Ngọc Anh  
Moon tươc ma nưih Cơ Tu năc moon tươc Gươl. Gươl căh muy năc bh’rợ kiến trúc liêm pr’hay, năc bh’nơơn bh’rợ văn hóa chr’năp pr’hăt năc dzợ đơơng c’leh la lay ha pr’đơợ đhăm k’tiêc âng ma nưih Cơ Tu. Gươl cơnh năc muy c’leh ma bhuy chr’năp lâng pa bhlâng tr’đăn coh pr’ăt tr’mông âng ma nưih Cơ Tu.

 

 

Coh pa zêng 54 c’bhuh ma nưih Việt Nam, ma nưih Cơ Tu năc c’bhuh  acoon coh ăt ma mông đhị zr’lụ miền Trung Việt Nam, truih da ding Trường Sơn, coh đêêc bâc năc coh bơr tỉnh Thừa Thiên Huế lâng Quảng Nam.

Bêl bhrợ t’vaih vel, choh đong, ma nưih Cơ Tu zêng chơơih pay k’tiêc đoọng choh Gươl l’lăm. Gươl âng ma nưih Cơ Tu năc bh’rợ c’leh gr’lăng z’hai âng prang vel. Lêy ooy Gươl ga măc k’tứi, năc choom năl ma bhuy chr’năp lâng c’rơ âng vel n’năc. T’cooh Bhriu Pố, t’cooh vel Pr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam truih: “Vel zâp bêl công choom vêy Gươl. Apêê đoo năc muy lêy ooy Gươl n’đoo ga măc, cr’nooch liêm năc năl vel n’năc ng’cơnh ooy âi. Gươl đơơng âng chr’năp cơnh lâng prang vel, n’đhơ n’đăh abhô dang. P’loọng gươl z’moh ha ooy căh chr’năp, năc muy z’moh n’đăh ooy choom cha lang lêy ch’ngai năc bhrợ p’loọng bhlâng n’đăh đêêc. Coh Gươl cooch booc bâc râu, bh’nhăn bâc râu, bh’nhăn liêm pr’hay”.

Nâu câi, bêl du lịch vel bhươl dưr k’rơ, Gươl âi dưr vaih đhị lươt la lêy cha ơh lâng choom bhrợ đhị đhêy ăt ha t’mooi. T’mooi tươc đâu năc choom bơơn năl ooy văn hóa ma nưih Cơ Tu, cơnh: t’taanh c’lăng, bhrợ tr’coó xa nul, chiing cha gâr, tân tung da dă, bhrợ bh’nooch p’rooi… Gươl công năc đhị bhrợ bâc bhiêc bhan âng vel, cơnh bhiêc bhan cha ha roo t’mêê, bhrợ pr’ngooch bhlưa vel Cơ Tu,… A noo Bhling Phát, Trưởng vel Pr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đoọng năl: “Gươl năc đhị bha bhụ k’rong ăt âng đha nuôr vel bêl bhrợ têng bhiêc bhan căh câ pa chung pa hop xay moon đợ bh’rợ chr’năp âng vel. Bh’rợ n’hâu crêê tươc vel năc choom xay moon coh Gươl. Bhrợ têng Gươl lêy tơợ dal năc cơnh hoọng coop. Chr’pợ Gươl bhrợ lâng pr’đươi pay coh crâng ca coong, năc đoo ha la phiu, ha la ch’loọn, plăng. Pr’đươi bhrợ Gươl bâc năc n’loong. Cooch booc apêê cr’nooch pa chăm coh Gươl buôn năc đợ c’bhuh a chịm, ca xanh coh crâng ca coong, đoọng p’too moon ha lang ca coon cha chau năl ooy râu chr’năp zư lêy a đhăh dzăm, zư lêy crâng ca coong”.

Ting cơnh ma nưih Cơ Tu moon, Gươl năc đhị ma bhuy chr’năp, đhị k’rong ăt âng abhô dang. Bêl tươc Gươl, zâp ngai căh choom tr’vay tr’lin, năc choom ăt prá liêm crêê, cr’er ma mơ. Anoo Pơloong Plênh, coh chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl: “Bêl bh’dzang moot ooy vel âng đha nuôr Cơ Tu râu âng bơơn lêy l’lăm năc Gươl. Gươl năc đhị pa căh râu đoàn kết đha nuôr vel. Đhị đha nuôr vel ăt bhrợ đh’rưah. Apêê bhiêc bhan ga măc k’tứi âng vel zêng ta bhrợ coh Gươl. Cơnh lâng đha nuôr Cơ Tu, vel ha dang căh vêy Gươl năc vel n’năc căh vêy vel âng Cơ Tu”.

Apêê pr’hoọm tăm bhooc bha lâng bơơn xră pa chăm coh Gươl. Coh cr’loọng Gươl vêy apêê c’leh măt t’ngay, măt bh’rương căh câ dhưưng xí, tân tung da dă… Coh Gươl buôn pa căh đơc apêê tr’coó xa nul, chiing cha gâr, pr’đươi pa bhrợ ta têng. T’cooh vel Bhriu Pố, coh vel Pr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, đoọng năl: Râu liêm pr’hay bhlâng coh Gươl năc  đoong ta bhrợ z’râng moọng năc đoo t’noọl đoọng cha glợ  Gươl: “Buôn năc đha nuôr acoon coh n’đoo công vêy đong k’rong ăt za zum âng đha nuôr vêy bâc t’noọl n’đhang acu lêy Gươl ma nưih Cơ Tu vêy râu lalay năc đoo đhêêng vêy 1 bêệ t’noọl đhị m’pâng. T’noọl ta bhrợ đhị m’pâng gươl năc đoọng đha nuôr ăt cha ơh bhui har đhiêr prang n’năc. Râu bơr cớ chr’năp bhlâng năc pa căh c’leh c’rơ đoàn kết âng đha nuôr. Ting ma nưih Cơ Tu, zâp đong, zâp ngai coh vel, zâp ngai đoàn kết cơnh muy, cơnh bêệ t’noọl z’râng moọng, năc vel doó ha mơ choom tr’pac tr’căh. T’cooh vel buôn p’too moon lâng đha nuôr năc “Đha nuôr vel ơi, ahêê năc choom đoàn kết”.

Gươl năc c’leh liêm pr’hay âng đha nuôr Cơ Tu, bơơn p’ma cơnh bảo tàng văn hóa âng ma nưih Cơ Tu. Gươl vêy bh’rợ chr’năp coh pr’ăt tr’mông âng ma nưih Cơ Tu. Cơnh lâng ma nưih Cơ Tu, Gươl năc đoo zâp râu, bơơn zư đơc Gươl năc bơơn k’đhợơng lêy vel bhươl./.

Gươl - Biểu tượng văn hóa, linh hồn của làng Cơ Tu

Nói đến dân tộc Cơ Tu phải nhắc đến Gươl. Gươl không chỉ là ngôi nhà có kiến trúc độc đáo, là sản phẩm văn hóa đặc sắc mà còn mang sắc thái đặc thù lãnh thổ rõ rệt của cộng đồng người Cơ Tu. Gươl như một biểu tượng thiêng liêng và rất gần gũi trong đời sống và tinh thần của người Cơ Tu.

Trong số 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Cơ Tu là dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực miền Trung Việt Nam, dọc theo dãy núi Trường Sơn, trong đó chủ yếu là ở 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.

“Gươl” trong tiếng Cơ Tu có nghĩa là cộng đồng. Khi lập làng, dựng nhà, người Cơ Tu đều chọn đất để dựng Gươl đầu tiên. Gươl của người Cơ Tu là công trình biểu tượng cho cả buôn làng. Nhìn vào hình ảnh nhà Gươl to hay nhỏ, có thể biết được uy quyền và sức mạnh của làng đó. Ông Bríu Pố, già làng thôn Pơr’ning, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam kể: "Làng nào cũng đều có Gươl. Người ta chỉ cần nhìn Gươl nào to, điêu khắc đẹp là biết làng đó như thế nào rồi. Gươl mang ý nghĩa đối với cả làng, kể cả về mặt tâm linh. Hướng nhà không quan trọng, cứ hướng nào mắt nhìn được xa hơn thì đặt cửa ở đó. Trong Gươl điêu khắc càng nhiều thứ, càng nhiều loài động vật, càng nhiều hình ảnh thì càng hay”.

Ngày nay, khi du lịch cộng đồng phát triển, Gươl đã trở thành điểm tham quan du lịch và có thể làm nơi lưu trú cho du khách. Du khách đến đây có thể trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa người Cơ Tu, như: nghề dệt thổ cẩm, đan lát, chế tác và trình diễn nhạc cụ, trình diễn chiêng, múa Tung tung Da dá, hát lý... Gươl cũng là nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của buôn làng, như lễ mừng lúa mới, lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng Cơ Tu, Lễ mừng được mùa... Anh Bhling Phát, Trưởng thôn Pơr’ning, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, cho biết: "Gươl là nơi tụ tập bà con dân làng có tổ chức lễ hội hoặc hội họp bàn những sự việc quan trọng của thôn, bản. Công việc gì liên quan đến cộng đồng thì phải bàn ở Gươl. Thiết kế về mặt kiến trúc, Gươl nhìn từ trên cao xuống như một cái mái rùa. Mái Gươl làm bằng vật liệu gắn liền với tự nhiên trên núi rừng, đó là lá mây, lá cọ, lá dừa nước. Vật liệu xây dựng Gươl chủ yếu là gỗ. Điêu khắc phù điêu trong Gươl thường là những con vật có trong tự nhiên, để tuyên truyền cho con cháu biết tầm quan trọng bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ thiên nhiên".

Theo quan niệm của người Cơ Tu, Gươl là chốn linh thiêng, nơi cư ngụ của thần linh, ông bà, tổ tiên. Khi đến Gươl, mọi người không được ẩu đả, cãi vã mà phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Anh Pơloong Plenh, ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, cho biết: "Khi bước chân vào làng của đồng bào Cơ Tu thì ấn tượng đầu tiên là Gươl. Gươl là nơi thể hiện tính đoàn kết cộng đồng làng. Nơi cộng đồng dân làng sinh hoạt. Các lễ hội lớn nhỏ của làng đều diễn ra tại Gươl. Đối với đồng bào Cơ Tu, làng mà không có Gươl thì làng đó không phải làng của Cơ Tu".

Các gam màu đen trắng chủ đạo được tô vẽ trong Gươl. Bên trong Gươl có các biểu tượng Mặt Trời, Mặt Trăng hay hình ảnh múa cồng chiêng... Trong Gươl thường trưng bày các loại nhạc cụ, công cụ lao động sản xuất. Già làng Bríu Pố, ở thôn Pơr’ning, xã Lăng, huyện Tây Giang,  cho biết: điểm độc đáo trong kiến trúc truyền thống Gươl là nhà được chống bởi duy nhất một cây cột. "Thường thì đồng bào dân tộc nào cũng có nhà cộng đồng có nhiều cột nhưng tôi thấy dân tộc Cơ Tu ở Gươl có điều rất đặc biệt là chỉ có 1 cái cột ở giữa nhà. Cột giữa nhà thứ nhất đó là để dân làng nhảy múa xung quanh. Thứ hai, ý nghĩa quan trọng nhất là thể hiện biểu tượng của sức mạnh đoàn kết của dân làng. Người Cơ Tu cho rằng muôn nhà, muôn người trong làng, mọi người đoàn kết như một, như cái cột, thì làng không bao giờ bị tan rã hay bị diệt vong. Già làng thường nhắn nhủ với dân làng là “ơi buôn làng ơi, buôn làng mình phải đoàn kết”.

Gươl là nét độc đáo của đồng bào Cơ Tu, được ví như bảo tàng văn hóa của người Cơ Tu. Gươl có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống, tâm linh của người Cơ Tu. Với người Cơ Tu, Gươl là tất cả, giữ được Gươl, là giữ được buôn làng./.

Ngọc Anh  

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC