K’rong bhrợ ooy c’lâng p’rang da ding k’coong - Lêy tơợ bơr chr’hoong Đông Giang lâng Tây Giang
Thứ sáu, 09:17, 05/01/2024 Hôih Nhàn-VOV Miền Trung Hôih Nhàn-VOV Miền Trung
Pr’dưr pr’dzoong coh da ding k’coong âng tỉnh Quảng Nam vêy bấc râu tr’xăl liêm choom k’rơ bhlâng đươi tơợ pazêng chính sách k’rong bhrợ đớc đoọng ha da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh. Chr’năp bhlâng, cr’chăl bhrợ c’lâng p’rang ơy pa dưr pr’ắt tr’mông, nhâm mâng an ninh, quốc phòng coh zr’lụ da ding lâng c’noong k’tiếc.

 

 

Đường giao thông kéo về tận thôn bản vùng sâu, vùng xa

Tỉnh Quảng Nam vêy 9 chr’hoong da ding k’coong, coh đêêc 6 chr’hoong da ding k’coong dal. Xa nay bh’rợ bhrợ têng bhươl cr’noon t’mêê; Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong; Nghị quyết 38 âng HĐND tỉnh Quảng Nam ooy Đề án pa mâng c’lâng p’rang coh chr’hoong lâng c’lâng p’rang coh bhươl cr’noon đhị zr’lụ tỉnh, cr’chăl c’moo 2021 - 2025 ơy pa dưr k’rơ pa bhlâng c’lâng p’rang coh pazêng chr’hoong da ding k’coong, chr’năp bhlâng năc coh 2 chr’hoong Đông Giang lâng Tây Giang.

Đhị vel đong chr’hoong Tây Giang, c’lâng p’rang chô ooy pazêng bhươl cr’noon ơy vêy ta bhrợ lâng bê tông. Ba bi cơnh c’lâng chô ooy cr’noon Ta Ri, cr’noon ch’ngai bhlâng âng chr’val Lăng. Cr’noon n’nâu vêy 59 pr’loọng đong đhanuôr lâng lâh 200 cha năc manuyh ắt mamông. P’căn Cơ Lâu Thị Nhớp, c’la đong pa câl tạp hoá coh cr’noon Ta Ri prá xay: L’lăm ahay, đhanuôr kiêng gluh lướt ooy chr’val năc lướt dzung đanh bhlâng, năc ng’lướt coh c’lâng k’tiếc, đhr’đấc dal. Năc nâu cơy la lay cơnh lâng l’lăm ahay: “Xoọc đâu acu lêy liêm buôn pa bhlâng năc vêy đác ch’ngaách đươi dua, vêy c’lâng bê tông, vêy zr’lụ ắt mamông têêm ngăn. Vêy c’lâng n’nâu năc đhanuôr zi bhui har pa bhlâng. Xoọc đâu đơơng âng hàng hoá doọ dzợ lâh zr’năh k’đhap cơnh l’lăm ahay dzợ”.

 

Chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang vêy 5 cr’noon lâng lâh 600 cha năc manuyh ắt mamông. C’moo 2015, chr’val Lăng xay bhrợ liêm xang xa nay bh’rợ bhươl cr’noon t’mêê. Đươi vêy cơnh đêêc, pazêng râu pr’đươi chr’năp coh vel đong chr’val vêy ta bhrợ liêm mâng, pa bhlâng năc c’lâng tơợ chr’val tước ooy pazêng bhươl cr’noon vêy ta bhrợ nhâm mâng. Căh muy liêm buôn đoọng ha đhanuôr lướt chô, chr’noh chr’bêệt vêy ta bhrợ năc vêy apêê tơợ xuôi tước câl đhị đong, zooi đhanuôr vêy p’xoọng râu bơơn pay pa chô, pa liêm pa crêê pr’ắt tr’mông. T’cooh Bhling Miên, Chủ tịch UBND chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang prá xay: “Xoọc đâu c’lâng p’rang đhị chr’val vêy ta bhrợ liêm crêê, pa bhlâng năc c’lâng tước ooy zr’lụ pa bhrợ âng đhanuôr. Coh c’moo 2024 chr’val t’bhlâng bhrợ têng c’lâng lướt ooy zr’lụ pa bhrợ ha mơ dzợ âng đhanuôr năc coh zr’lụ Đông Văng lâng Chr’miết đoọng bhrợ pr’đơợ liêm buôn ha đhanuôr pa dưr bh’rợ ch’choh b’băn, t’bhlâng t’bil đharựt nhâm mâng”.

Bấc c’moo ahay, chr’hoong da ding k’coong Tây Giang ơy đươi k’r’bhâu tỷ đồng bhrợ pazêng pr’đươi chr’năp. T’cooh Tăng Ngọc Duẩn, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng chr’hoong Tây Giang prá xay: Năc coh c’moo 2023, Tây Giang vêy lâh 25km c’lâng lướt ooy chr’val vêy ta bhrợ t’mêê lâng đợ zên bhrợ têng lâh 70 tỷ đồng. Đh’rưah lâng râu liêm buôn năc bh’rợ bhrợ têng c’lâng p’rang coh chr’hoong Tây Giang công lum bấc râu zr’năh k’đhap: “Vêy đoo c’lâng năc bha nân k’tiếc căh lâh mâng n’đăh ta luy âm ta huung đhậu năc buôn vaih hr’lang hr’câh. Cơnh c’lâng ĐH4 tơợ A Xan tước ooy Ga Ry chô ooy Ch’Ơm; c’lâng biên phòng tơợ Ga Ry lướt ooy Nam Giang lâng c’lâng ĐT606 tơợ Tr’Hy lướt ooy cửa khẩu phụ Tây Giang - Kà Lừm, năc đợ c’lâng buôn bhlâng hr’lang hr’câh. Bh’rợ bhr’lậ pa liêm pazêng c’lâng lướt đhị chr’hoong năc vêy ta bhrợ đâh loon”.

Trung tâm huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Chr’hoong c’noong k’tiếc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam k’tiếc k’bunh zr’năh k’đhap, bấc da ding k’coong. Lâh 90% đhanuôr năc manuyh Cơ Tu. Tước nâu cơy, lâh 98% c’lâng p’rang zêng vêy ta bhrợ lâng bê tông. T’cooh Bhling Mia, Bí thư Huyện uỷ Tây Giang prá xay, coh cr’chăl ha y, chr’hoong Tây Giang năc t’bhlâng đươi dua liêm choom đợ zên tơợ pazêng Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung đoọng bhrợ c’lâng p’rang liêm mâng lâh mơ: “Azi xoọc t’bhlâng tước c’moo 2025 năc xay bhrợ liêm xang pazêng c’lâng lướt tước ooy zr’lụ pa bhrợ năc zêng lâng bê tông đoọng bhrợ t’vaih râu liêm crêê đoọng đhanuôr pa dưr pr’ắt tr’mông, tr’câl tr’bhlêy hàng hoá. Đh’rưah lâng pazêng c’rơ tơợ pazêng Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung lâng zên âng chr’hoong, azi t’bhlâng xay bhrợ liêm choom lâh mơ, pa dưr râu liêm choom xang bêl ng’bhrợ têng. Azi xay moon c’lâng p’rang lướt l’lăm năc ting chrooi pa dưr pr’ắt tr’mông, pa dưr t’bấc râu bơơn pay pa chô, bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng đoọng ha đhanuôr”.

Công cơnh chr’hoong Tây Giang, bơr pêê c’moo đăn đâu chr’hoong Đông Giang ơy đươi k’r’bhâu tỷ đồng bhrợ pazêng pr’đươi chr’năp, pa bhlâng năc c’lâng p’rang. Chr’năp bhlâng năc: C'lâng lướt nội thị tơợ n’đăh Tây k’ruung A Vương tr’nơớp năc tơợ c’lâng Hồ Chí Minh âng thị trấn Prao tước ooy cr’noon A Dung âng chr’val A Rooi, pazêng zên bhrợ têng lâh 170 tỷ đồng; c’lâng nội thị n’đăh Đông đh’rưah lâng pếch da ding g’đech vaih hr’lang hr’câh k’tiếc coh da ding Kiểm Lâm ooy zr’lụ đhanuôr ắt mamông đhị thị trấn Prao lâng đợ zên bhrợ têng k’nặ 250 tỷ đồng. C’lâng ĐT609 pa têệt tơợ chr’val Đại Hưng, chr’hoong Đại Lộc tước ooy c’lâng Hồ Chí Minh đhị chr’val Ma Cooih, chr’hoong Đông Giang xoọc vêy bhrợ t’bhưah cr’chăl 2. Đh’rưah k’rong bhrợ c’lâng bhlâng, chr’hoong Đông Giang công t’bhlâng pa liêm, pa mâng c’lâng p’rang lướt ooy bhươl cr’noon; t’bhlâng đươi dua pazêng râu c’rơ đoọng bhrợ têng liêm mâng c’lâng p’rang tước ooy pazêng chr’val, bhươl cr’noon, c’lâng lướt ooy zr’lụ pa bhrợ… T’cooh Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang prá xay: “Đông Giang vêy 2 c’lâng bha lâng năc c’lâng bhlâng 14G lâng c’lâng ĐT609. Lâng c’lâng ĐT609 coh c’moo đâu năc vêy ta k’rong bhrợ, n’đăh UBND chr’hoong Đông Giang ơy pazao đoọng 12/14 héc ta mặt bằng, bhrợ t’vaih pr’đơợ liêm buôn ha bh’rợ bhrợ têng. Chr’hoong Đông Giang rơơm kiêng c’lâng n’nâu vêy ta bhr’lậ, pa liêm bhrợ t’bhưah năc bhrợ t’vaih râu liêm buôn ha bh’rợ tr’câl tr’bhlêy hàng hoá bhlưa chr’hoong Đông Giang lâng chr’hoong Đại Lộc lâng muy bơr chr’hoong coh xuôi. Chr’năp bhlâng, coh toor c’lâng n’nâu vêy Zr’lụ du lịch cruung đác Cổng Trời năc k’đơơng t’pâh ta mooi tước ooy đâu lướt la lêy, đhêy ắt. C’lâng p’rang vêy ta pa liêm năc ting pa dưr du lịch Đông Giang vaih k’rơ coh cr’chăl ha y”.

Tước nâu cơy, 100% c’lâng ô tô tước ooy zr’lụ chr’val coh pazêng chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam ơy vêy ta bhrợ lâng nhựa căh cậ lâng bê tông, lâh 98% c’lâng tước ooy bhươl cr’noon vêy ta bhrợ nhâm mâng. C’lâng p’rang liêm buôn ơy lâng xoọc pa dưr pr’ắt tr’mông coh pazêng chr’hoong da ding k’coong, chr’hoong c’noong k’tiếc pa dưr nhâm mâng lâh mơ. Quảng Nam xoọc t’bhlâng k’rong pazêng c’rơ đoọng bhrợ têng c’lâng p’rang tước ooy zr’lụ ch’ngai bha dăh, zr’lụ pa bhlâng zr’năh k’đhap. Râu t’bhlâng n’nâu xoọc bhrợ t’vaih c’lâng bh’rợ t’mêê coh c’lâng bh’rợ pa dưr kinh tế nhâm mâng n’đăh Tây âng vel đong n’nâu. Quảng Nam công ta đang moon pazêng c’bhuh k’rong bhrợ, bhrợ dự án bhrợ pazêng đong máy bhrợ têng ghít liêm pazêng râu pr’đươi chr’năp tơợ crâng k’roong coh pazêng chr’hoong da ding k’coong. Nâu đoo vêy ta lêy năc c’lâng bh’rợ liêm choom bhlâng đoọng da ding k’coong Quảng Nam pa dưr nhâm mâng./.

Đầu tư giao thông nông thôn miền núi - Nhìn từ hai huyện Đông Giang và Tây Giang

Diện mạo miền núi tỉnh Quảng Nam có sự đổi thay vượt bậc nhờ các chính sách đầu tư dành cho miền núi, vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, quá trình đầu tư hệ thống giao thông đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng ở vùng miền núi và biên giới.

Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi, trong đó 6 huyện miền núi cao. Chương trình Xây dựng Nông thôn mới; Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Nghị quyết 38 của HĐND tỉnh Quảng Nam về Đề án kiên cố hệ thống đường huyện (ĐH) và giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025 đã phát triển mạnh mẽ hệ thống giao thông ở các huyện miền núi, đặc biệt là ở 2 huyện Đông Giang và Tây Giang.

Trên địa bàn huyện Tây Giang, hệ thống giao thông về các thôn đều đã được bê tông hoá. Điển hình như đường về thôn Ta Ri, thôn xa nhất của xã Lăng. Thôn này có 59 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu. Bà Cơ Lâu Thị Nhớp, chủ cửa hàng tạp hoá ở thôn Ta Ri so sánh: Trước đây, bà con muốn ra trung tâm xã phải đi bộ mất nhiều giờ, toàn phải đi đường đất, có độ dốc cao. Còn bây giờ thì khác xa rồi: “Hiện nay tôi nhận thấy thuận lợi hơn nhiều là có nước sạch sử dụng, có đường bê tông, có khu tái định cư. Có con đường này bà con chúng tôi vui lắm. Giờ đây vận chuyển hàng hoá không còn khó khăn như trước đây nữa”.

Xã Lăng, huyện Tây Giang có 5 thôn với hơn 600 nhân khẩu. Năm 2015, xã Lăng đạt chuẩn Nông thôn mới. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông từ xã đến tất cả các thôn đều được kiên cố hoá. Không chỉ thuận lơi cho bà con đi lại, nông sản làm ra được thương lái từ dưới xuôi đến tận nơi tiêu thụ, giúp cho bà con có thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Ông Bhling Miên, Chủ tịch UBND xã Lăng, huyện Tây Giang cho biết: “Hiện nay hệ thống giao thông trên địa bàn xã được đầu tư đồng bộ, hiệu quả, đặc biệt là giao thông vào khu sản xuất tập trung của bà con. Trong năm 2024 xã tiếp tục đâu tư xây dựng hệ thống giao thông vào khu sản xuất còn lại là khu sản xuất Đông Văng và Chr’miết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển mô hình kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Nhiều năm qua, huyện miền núi Tây Giang đã được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Ông Tăng Ngọc Duẩn, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tây Giang cho biết: Chỉ riêng năm 2023, Tây Giang có trên 25 km đường giao thông liên xã được mớ mới với kinh phí hơn 70 tỷ đồng. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì việc xây dựng hệ thống giao thông ở địa bàn huyện Tây Giang cũng gặp nhiều khó khăn: “Có những tuyến đường mà nền đất yếu nằm bên ta luy âm vực sâu thì thường xuyên sạt lở. Như tuyến đường ĐH4 đi từ A Xan đến Ga Ry rồi về Ch’Ơm; tuyến đường biên phòng từ Ga Ry đi Nam Giang và tuyến đường ĐT606 từ Tr’Hy đi cửa khẩu phụ Tây Giang – Kà Lừm, thì đó là những tuyến đường thường xuyên bị sạt lở. Công tác khắc phục thì cơ bản các tuyến đường trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện từ rất sớm”.

Huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi cao. Hơn 90% dân số là đồng bào Cơ Tu. Đến nay, hơn 98% đường giao thông được bê tông hoá. Ông Bhling Mia, Bí thư Huyện uỷ Tây Giang cho biết, thời gian tới, huyện Tây Giang tiếp tục sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn: “Chúng tôi đang phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành các tuyến đường đến khu sản xuất đều được bê tông hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển kinh tế - xã hội, giao thương hàng hoá. Cùng với nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn cân đối của huyện, chúng tôi tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phải phát huy được hiệu quả sau đầu tư. Chúng tôi xác định hệ thống giao thông đến đâu thì sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân”.

Cũng như huyện Tây Giang, mấy năm gần đây huyện Đông Giang đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là đường giao thông. Đáng kể như: Tuyến đường nội thị bờ Tây sông A Vương có điểm đầu từ đường Hồ Chí Minh thuộc thị trấn Prao đến thôn A Dung của xã A Rooi, tổng kinh phí hơn 170 tỷ đồng; đường nội thị phía Đông kết hợp hạ cốt nền tránh nguy cơ sạt lở đồi Kiểm Lâm vào khu dân cư thị trấn Prao với kinh phí gần 250 tỷ đồng. Tuyến ĐT609 kết nối từ xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc lên đến đường Hồ Chí Minh tại xã Ma Cooih, huyện Đông Giang đang được nâng cấp mở rộng giai đoạn 2. Cùng với đầu tư các tuyến đường trọng điểm, huyện Đông Giang cũng tăng cường kiên cố hóa giao thông nông thôn; nỗ lực huy động các nguồn lực nhằm xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông đến các xã, thôn, đường vào khu sản xuất… Ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang nhìn nhận: “Đông Giang có 2 tuyến huyết mạch đó là tuyến QL14G và tuyến ĐT609. Đối với đường ĐT 609 trong năm nay được gấp rút đầu tư, phía UBND huyện Đông Giang đã giao 12/14 héc ta mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công. Huyện Đông Giang kỳ vọng tuyến đường này được sửa chữa, cải tạo mở rộng sẽ tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá giữa huyện Đông Giang với huyện Đại Lộc và một số huyện ở đồng bằng. Đặc biệt, trên tuyến đường này có Khu du lịch sinh thái Cổng Trời sẽ thu hút du khách đến đây tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Giao thông được cải thiện mạnh còn góp phần phát triển du lịch Đông Giang trong thời gian tới”.

Đến nay, 100% tuyến đường ô tô đến trung tâm xã ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã được nhựa hóa hoặc bê tông, hơn 98% đường đến trung tâm thôn được cứng hóa. Giao thông thuận lợi đã và đang thúc đẩy Kinh tế - Xã hội ở các huyện miền núi, huyện biên giới phát triển bền vững. Quảng Nam đang tiếp tục tập trung toàn lực để đầu tư xây dựng các tuyến giao thông áp cận các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Quyết tâm này đang mở ra một hướng đi mới trong định hướng phát triển kinh tế bền vững về phía Tây của địa phương này. Quảng Nam cũng kêu gọi các nhà đầu tư, lập dự án xây dựng các tổ hợp nhà máy chế biến chuyên sâu các loại lâm sản ở các huyện miền núi. Đây được xem là bước đột phá để miền núi Quảng Nam phát triển bền vững./.

Hôih Nhàn-VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC