Nam Đông: K’đhơợng đơc xa nul chiing cha gâr ăt chr’va xul coh crâng ca coong
Thứ tư, 15:38, 08/11/2023 A Lăng Lợi-VOV Miền Trung A Lăng Lợi-VOV Miền Trung
Công cơnh đha nuôr Cơ Tu coh tỉnh Quảng Nam, đha nuôr Cơ Tu chr’hoong da ding ca coong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế ta luôn lêy chiing cha gâr năc cr’van chr’năp, năc cr’van ma bhuy p’têêt lâng pr’ăt tr’mông âng đha nuôr coh đâu. N’đhơ cơnh đêêc, đhị pr’đơợ moot ăt bhrợ lâng Bha lang k’tiêc ting t’ngay ting đhộ bhưah, xa nul chiing cha gâr xooc ngoop r’dợ coh apêê vel bhươl ma nưih Cơ Tu.

 

 

Tơợ ahay, chiing cha gâr năc râu pr’đươi chr’năp coh apêê bh’rợ tr’nêng âng ma nưih Cơ Tu. T’cooh Tarương Mão, cán bộ Văn hóa chr’val Thượng Long, muy coh hăt ngai dzợ năl lâng lưch loom chăp kiêng văn hóa Cơ Tu coh chr’hoong Nam Đông xay moon, chiing lâng cha gâr năc đoo đh’riêng xa nul xay pa căh choor châc. Năc ting ooy xa nul âng chiing cha gâr, đha nuôr choom bơơn năl apêê xa nay n’hâu: “Ma nưih Cơ Tu hêê vêy bâc cơnh xa nul chiing cha gâr. Muy cơnh xa nul zêng đơơng âng xay moon xa nay la lay. Pa dhang moon cơnh ahêê tơt coh vel n’tôh năc xơợng n’đăh vel m’muy đhưưng xí nhoot lưu ng’cơnh năc năl coh vel n’năc xooc vêy bh’rợ n’hâu”.

Chr’hoong da ding ca coong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế vêy lâh 40% đha nuôr Cơ Tu ăt ma mông. Pr’ăt tr’mông văn hóa âng dha nuôr coh đâu công z’zăng liêm bâc cơnh. N’đhơ cơnh đêêc, đhị pr’đơợ moot ăt bhrợ đh’rưah lâng bha lang k’tiêc ting t’ngay ting đhộ bhưah, bâc chr’năp văn hóa liêm pr’hay âng đha nuôr, coh đêêc vêy chiing cha gâr xooc dzoọng đhị râu bil pât. Xa nul chiing cha gâr tu cơnh đêêc công ting t’ngay r’dợ ngoop coh apêê vel bhươl Cơ Tu.

Xay moon ghit zư đơc văn hóa lang a hay, coh đêêc vêy chiing cha gâr năc muy coh bâc bh’rợ bha lâng âng vel đong, c’moo 2018, chr’hoong Nam Đông âi xay bhrợ Đề án ooy zư đơc lâng pa dưr văn hóa acoon coh. Tơợ đêêc tươc đâu, bâc lơp pa choom đoọng đhưưng xí tân tung da dă âi dưr vaih t’đang t’pâh bâc ngai chăp kiêng văn hóa Cơ Tu. T’cooh Tarương Mão, cán bộ Văn hóa chr’val Thượng Long, chr’hoong Nam Đông đoọng năl: Căh hăt apêê pr’zơc p’niên coh apêê chr’val Thượng Long, Thượng Lộ, Thượng Quảng, Thượng Nhật, Hương Hữu lâng Hương Sơn xang bêl ting pâh apêê g’luh pa choom âi chăp kiêng lâng năl ghit lâh mơ chr’năp bh’rợ lang a hay âng acoon coh đay: “Zâp chu chr’hoong, tỉnh bhrợ têng n’hâu zêng vêy c’bhuh chiing cha gâr chr’val ting pâh. Xooc đâu, đhêêng coh chr’val Thượng Long vêy k’noọ 500 bêệ chiing cha gâr lâng lâh 300 ngai choom đhưưng n’toong liêm pr’hay, vêy c’bhuh chiing cha gâr p’niên k’tứi âng chr’val ta luôn ting pâh apêê bhiêc bhan ga măc. Năc đoo râu âng cu công cơnh bâc đha nuôr Cơ Tu hơnh bhlâng”.

Công tơợ apêê lơp học n’nâu, bâc ngai âi dưr choom lâng ting pâh “c’bhuh pa choom đoọng” ha pêê pa choom t’tun. Amoó Hồ Thị Hương, vel Cha Măng, chr’val Thượng Lộ năc muy coh apêê n’năc. Amoó Hương moon, l’lăm ahay 1 lơp học năc đhêêng vêy dâng 20 cha năc a năm năc nâu câi t’pâh tươc k’ha riêng cha năc pâh pa choom: “Acu kiêng tân tung da dă âng ahêê. Bêl căh âi choom da dă acu xơợng xa nul chiing cha gâr đơơr năc muy xơợng pr’hay a năm. Ha dợ nâu câi choom ă da dă, zâp chu xơợng xa nul chiing cha gâr năc acu kiêng dưr da dă. Acu ting pâh pa choom đoọng ha pêê a đhi, apêê amoon da dă. Lêy apêê đoo choom da dă, hâng hơnh căh cơnh”.

Ting t’cooh Lê Nhữ Sửu, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, tơợ c’moo 2018 tươc đâu, Phòng âi bhrợ t’vaih 13 lớp pa choom đoọng đhưưng n’toong, prá pr’ma bhrợ bh’nooch lâng tân tung da dă âng Cơ Tu t’đang t’pâh lâh 350 cha năc ting pâh. Đhị đêêc, chroi đoọng zư đơc lâng pa dưr chr’năp văn hóa âng ma nưih Cơ Tu: “Lâh bh’rợ pa choom đoọng, zâp c’moo a zi xay moon lâng chr’hoong pay m’bứi zên đoọng câl c’bhuh pr’đươi pr’dua ha lớp học, zooi đoọng dha nuôr ting pâh pa choom. C’moo đâu, azi vêy zên tơợ Bh’rợ xa nay cr’noọ c’rniêng k’tiêc k’ruung ooy zư đơc văn hóa ty đanh đoọng câl p’xoọng chiing cha gâr lâng muy bơr tr’coó xa nul n’lơơng cơnh khèn, a luôt zooi đha nuôr coh bh’rợ zư dơc xa nul chiing cha gâr ăt ch’va xul coh vel đong Nam Đông”.

Ăt cơnh đêêc, apêê lươt l’lăm “pa trơơi” ha ma nưih lươt t’tun đoọng nâu câi coh m’pâng crâng ca coong ma bhuy z’nghit, xa nul chiing cha gâr năc ăt chr’va prang vel bhươl Cơ Tu./.

Nam Đông: Giữ tiếng trống chiêng vang mãi nơi non ngàn

Cũng như bà con Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, đồng bào Cơ Tu huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xem trống chiêng là tài sản quý, là vật thiêng gắn với đời sống tâm linh của đồng bào nơi đây. Thế nhưng, trước xu thế hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng, tiếng trống chiêng đang vắng dần trong các bản làng của người Cơ Tu.

Xưa nay, trống, chiêng luôn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động lễ hội truyền thống của người Cơ Tu. Ông Tarương Mão, cán bộ Văn hóa xã Thượng Long, một trong số rất ít người am hiểu và tâm huyết với văn hóa Cơ Tu ở huyện Nam Đông chia sẻ, trống và chiêng là linh hồn sống, là âm thanh gọi mùa màng bội thu. Và tùy theo tiết tấu của trống chiêng, bà con có thể hiểu được các thông điệp khác nhau: “Tiếng trống chiêng có nhiều tiết tấu. Mỗi tiết tấu đều mang một thông tin, ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như mình đang ngồi ở tận bản kia mà nghe bản này đánh một hồi trống, hồi chiêng có tiết tấu thế nào là biết được ở bản đó đang có sự việc gì”.

Huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 40% đồng bào Cơ Tu sinh sống. Đời sống văn hóa của bà con nơi đây khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào, trong đó có trống chiêng đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Tiếng trống chiêng vì thế cũng ngày càng thưa dần trong các bản làng Cơ Tu.

Xác định bảo tồn văn hóa truyền thống, trong đó có trống chiêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, năm 2018, huyện Nam Đông đã triển khai Đề án về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Từ đó đến nay, nhiều lớp truyền dạy trống chiêng đã ra đời thu hút nhiều người yêu văn hóa Cơ Tu tham gia. Ông Tarương Mão, cán bộ Văn hóa xã Thượng Long, huyện Nam Đông cho biết: Không ít các bạn trẻ ở các xã Thượng Long, Thượng Lộ, Thượng Quảng, Thượng Nhật, Hương Hữu và Hương Sơn sau khi tham gia các khóa học đã yêu và hiểu hơn giá trị truyền thống của dân tộc mình: “Mỗi lần huyện tổ chức, tỉnh tổ chức sự kiện gì đều có tiếng trống chiêng ngân vang. Hiện nay, riêng ở xã Thượng Long có gần 500 bộ trống chiêng và hơn 300 người đánh trống chiêng thành thạo, có cả đội trống chiêng nhí của xã thường xuyên tham gia các lễ lớn. Đó là điều tôi cũng như nhiều bà con Cơ Tu vui mừng nhất”.

Cũng từ các lớp học này, nhiều người đã trưởng thành và gia nhập đội ngũ “những người hướng dẫn” cho những lứa học trò sau. Chị Hồ Thị Hương, thôn Cha Măng, xã Thượng Lộ là một trong số đó. Chị Hương khoe, trước đây 1 lớp học thường chỉ có 20 học viên thì đến nay có lớp thu hút cả trăm người học: “Tôi thích điệu múa dân tộc mình lắm. Lúc chưa biết múa tôi nghe tiếng trống chiêng vang lên chỉ thấy hay hay thôi. Còn bây giờ biết múa rồi á, mỗi lần nghe tiếng trống chiêng vang lên là người tôi cứ muốn dậy múa luôn. Tôi tham gia lớp hướng dẫn các em, các cháu múa da dă. Thấy các học trò đã biết da dă, và múa rất đẹp. Trong lòng tôi rất tự hào.”

Theo ông Lê Nhữ Sửu, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2018 đến nay, đơn vị đã mở 13 lớp truyền dạy về đánh trống chiêng, nói lý hát lý và múa truyền thống Cơ Tu thu hút hơn 350 học viên tham gia. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu: “Ngoài việc truyền dạy, hàng năm, chúng tôi tham mưu huyện trích một phần kinh phí để mua sắm các thiết bị phục vụ lớp học, hỗ trợ bà con tham gia lớp học. Năm nay, chúng tôi có nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo tồn văn hóa truyền thống để sắm mấy chục trống chiêng và một số nhạc cụ đi kèm như khèn, sáo hỗ trợ cho bà con trong việc bảo tồn, gìn giữ tiếng trống tiêng chiêng ngân vang mãi trên địa bàn Nam Đông”.

Cứ thế, người đi trước “truyền lửa” cho người đi sau để giờ đây giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng trống chiêng lại vang vọng khắp thôn bản Cơ Tu./.

 

A Lăng Lợi-VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC