PA DƯR DU LỊCH DA DING CA COONG, BHRỢ T'VAIH C'LÂNG BHRỢ CHA NHÂM MÂNG HA ĐHA NUÔR
Thứ ba, 17:25, 27/02/2024 CTV Duy Binh-Xuân Lãm CTV Duy Binh-Xuân Lãm
Cr’chăl đâu, vêy bấc bh’nơơn pr’đươi du lịch đhị da ding k’coong Quảng Nam bơơn ta mooi cóh cr’loọng k’tiếc k’ruung lâng đắh k’tiếc k’ruung lơơng hơnh déh, tước pấh chi ớh lâng bấc râu t’mêê pr’hay đoọng ha ta mooi. Lâng zr’lụ da ding k’coong, lấh mơ đợ râu chr’nắp liêm đắh văn hoá âng đhanuôr zâp acoon cóh, ooy đâu dzợ vêy crâng da ding liêm pr’hay.

 

 

Zr’lụ da ding ca coong tỉnh Quảng Nam vêy bâc pr’đơợ đoọng pa dưr du lịch đươi c’bhuh crâng đac bâc, crâng ca coong liêm pr’hay đh’rưah lâng râu bâc ơl âng pr’hoọm văn hóa đha nuôr apêê acoon coh. Nâu đoo năc pr’đơợ đoọng bhrợ t’vaih đợ bh’nơơn du lịch liêm la lay âng zr’lụ. Coh đêêc, muy bơr đhị du lịch âi bhrợ pa dưr cơnh: Vel du lịch za nươr ooy đha nuôr Cơ Tu, vel taanh n’đooh a dooh Zơ Ra coh chr’val Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang; vel du lịch văn hóa Bhờ Hôồng coh chr’val Sông Kôn, vel du lịch văn hóa Đh’rôồng coh chr’val Tà Lu, zr’lụ du lịch crâng đac Cổng trời coh chr’hoong Đông Giang; vel Mường coh chr’hoong Bắc Trà My; vel ty Lộc Yên coh chr’hoong Tiên Phước; vel du lịch vel bhươl Đại Bình, chr’hoong Nông Sơn;… T’cooh Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam đoọng năl:“Du lịch da ding k’coong moon lalay lâng ngành du lịch Quảng Nam moon zr’nưm xoọc vêy bấc râu liêm choom đoọng ahêê lêy bhrợ nhâm mâng vêy bấc ta mooi cóh cr’loọng k’tiếc k’ruung lâng cóh bha lang k’tiếc chô pấh. Ooy râu liêm pr’hay âng 9 chr’hoong k’coong ch’ngai Quảng Nam nắc ga mắc bhlâng, n’jứah vêy crâng da ding, cruung k’tiếc liêm bấc cơnh, nắc dzợ vêy zâp râu chr’nắp đắh văn hoá vel đông. Nắc đoo đợ râu t’pấh ta mooi du lịch ooy đenh đươnh ha y”.

Chr’hoong k’coong ch’ngai Đông Giang nắc đhị vel đông ơy lâng xoọc bhrợ liêm choom đợ râu chr’nắp liêm ơy váih nâu, g’lúh tr’nơợp ơy t’pấh zâp apêê k’rong bhrợ ooy du lịch sinh thái, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ têêm ngăn, pr’ắt tr’mung âng đhanuôr ting t’ngay ting pa dưr z’zăng lấh mơ. Pa đhang cơnh Zr’lụ du lịch Cổng trời Đông Giang bơơn tập đoàn FVG k’rong bhrợ lâng pa zêng k’tiếc bhứah lấh 120 héc ta. Zr’lụ du lịch n’nâu bơơn p’rơơm vêy dưr vaih tổ hợp du lịch ặt đhêy, chi ớh bhui har pa zưm lâng zư đợc văn hoá ty chr’nắp âng đhanuôr Cơ Tu. A noo Ta Cooih Phi, chr'val Kà Dăng, chr'hoong Đông Giang đoọng năl : Dự án n’nâu âi bhrợ t’vaih bh’rợ ha noo lâng bâc ngai Cơ Tu coh zr’lụ vêy pr’ăt tr’mông yêm têêm: “Acu hơnh déh bhlâng bêl vêy bơơn pa choom đắh bh’rợ cung cơnh pa bhrợ đhị liêm chr’nắp cơnh đâu. Acu k’rêệm loom lâng đợ zên bơơn bhrợ, têêm ngăn pr’ắt tr’mung đenh đươnh”.

Ha dợ nghệ nhân Alăng Đợi, coh thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang bhui har, bêl apêê chr’năp văn hóa âng đha nuôr Cơ Tu bơơn xay truih, pa căh tươc t’mooi bêl tươc lâng Zr’lụ du lịch Cổng trời Đông Giang: “Azi vêy bơơn âng đơơng văn hoá, râu chr’nắp liêm âng zi cơnh múa tân tung da dặ, prá pr’ma, bhrợ bh’noóch p’cắh đoọng ha ta mooi cóh cr’loọng k’tiếc k’ruung lâng ta mooi cóh bha lang k’tiếc pấh lêy. Azi lêy bhui har lâng bơơn zư đợc đợ pr’hoọm chr’nắp liêm nâu”.

Xang lấh mưy c’moo pa bhrợ, zr’lụ du lịch cruung k’tiếc Cổng trời Đông Giang t’pấh bấc ta mooi chô pấh lêy chi ớh, đhêy ặt lâng lấh 100.000 g’lúh ta mooi, chrooi pa xoọng pa dưr du lịch zr’lụ k’coong ch’ngai lâng âng đơơng bấc râu t’mêê pr’hay đoọng ha ta mooi. N’đhơ cơnh đêêc, lâh đhị bh’nơơn âi bơơn, du lịch da ding ca coong tỉnh Quảng Nam công dzợ pa bhlâng bâc râu zr’năh k’đhap, râu căh liêm choom, pa bhlâng năc cơ sở hạ tầng c’lâng p’rang căh âi bơơn k’rong bhrợ têng mr’cơnh. Râu đâu dưr vaih g’roong ga măc tươc râu pa dưr c’bhuh tour, tuyến du lịch. Đoọng du lịch da ding ca coong pa dưr nhâm mâng coh cr’chăl tươc, năc choom kiêng vêy đợ p’rá xa nay mr’cơnh bhlưa apêê vel đong, doanh nghiệp bhrợ têng du lịch lâng apêê đhị tươc la lêy cha ơh. Tơợ đêêc, năc vêy mă bhrợ pa dưr du lịch da ding ca coong pa dưr muy cơnh liêm ta nih, liêm choom, xay bhrợ c’lâng bhrợ cha nhâm mâng ha đha nuôr./.

Phát triển du lịch ở miền núi, tạo sinh kế bền vững cho người dân

Thời gian gần đây, nhiều sản phẩm du lịch với các hoạt động, trải nghiệm mới mẻ tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam được đông đảo du khách trong và ngoài nước đón nhận. Ở khu vực miền núi, ngoài những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, nơi đây còn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp được thiên nhiên ban tặng. Ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đã xác định, du lịch văn hóa là nền tảng để phát triển du lịch bền vững theo định hướng du lịch xanh. Qua đó, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

Khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nhờ hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng sự phong phú của sắc màu văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là điều kiện để hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. Trong đó, một số điểm du lịch đã hình thành như: Làng du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, làng dệt thổ cẩm Zơ Ra ở xã Tà Bhing, huyện Nam Giang; làng du lịch văn hóa Bhờ Hôồng ở xã Sông Kôn, làng du lịch văn hóa  Đhrôồng ở xã Tà Lu, khu du lịch sinh thái Cổng trời ở huyện Đông Giang; làng Mường ở huyện Bắc Trà My; làng cổ Lộc Yên ở huyện Tiên Phước; làng du lịch cộng đồng Đại Bình, huyện Nông Sơn;... Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho biết: “Du lịch khu vực miền núi nói riêng và ngành du lịch tỉnh Quảng Nam nói chung sở hữu rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch bền vững thu hút nguồn khách trong nước và quốc tế. Riêng tiềm năng của 9 huyện miền núi Quảng Nam là rất lớn nhờ sở hữu tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng với các giá trị văn hóa bản địa đặc sắc. Đây sẽ là những yếu tố thu hút lâu dài các nguồn khách du lịch”.

Huyện miền núi Đông Giang là địa phương đã và đang khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế sinh thái, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân bản địa. Điển hình như Khu du lịch Cổng trời Đông Giang được tập đoàn FVG đầu tư với tổng diện tích hơn 120 héc ta. Khu du lịch này được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí kết hợp với bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Anh Ta Cooih Phi, ở xã Kà Dăng, huyện Đông Giang, cho biết: Dự án này đã tạo việc làm cho anh và nhiều người Cơ Tu trong vùng có cuộc sống ổn định: “Tôi rất vui, rất phấn khởi khi được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cũng như làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Tôi rất yên tâm với nguồn thu nhập cao, mong rằng cuộc sống sẽ ổn định lâu dài”.

Còn nghệ nhân ALăng Đợi, ở thị trấn Prao, huyện Đông Giang phấn khởi, khi các giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu được giới thiệu, quảng bá đến du khách khi đến với Khu du lịch Cổng trời Đông Giang: “Chúng tôi tự hào khi các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc của dân tộc mình như múa Tân tung, Da dặ, nói lý, hát lý giới thiệu, quảng bá đến du khách trong nước và ngoài nước. Chúng tôi vui mừng và càng nỗ lực hơn nữa để bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống này”.

Sau hơn 1 năm hoạt động, Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang thu hút rất đông du khách tìm về trải nghiệm vui chơi, nghỉ dưỡng với hơn 100.000 lượt khách, góp phần thúc đẩy du lịch vùng cao phát triển và mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, du lịch khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ. Điều này trở thành rào cản không nhỏ đến sự phát triển tour, tuyến du lịch. Để du lịch miền núi phát triển bền vững trong thời gian tới, cần phải tìm được tiếng nói chung giữa các địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các điểm đến. Từ đó, mới thúc đẩy du lịch miền núi phát triển một cách bài bản, hiệu quả, giải quyết sinh kế bền vững cho người dân./.

Ảnh: Báo Tài nguyên & Môi trường

CTV Duy Binh-Xuân Lãm

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC