Pân đil da ding ca coong k’noong k’tiêc pa dưr râu t’bơơn zên tơợ pa câl pr’đươi online
Thứ ba, 08:00, 06/02/2024   PV Kim Cương   PV Kim Cương
Đhị pr’đơợ dưr k’rơ âng công nghệ thông tin xooc đâu, đha nuôr apêê acoon coh  da ding ca coong, k’noong k’tiêc tỉnh Quảng Nam xooc r’dợ choom ăt ma mông, đươi dua công nghệ coh pr’ăt tr’mông. Đha nuôr căh muy t’đang điện, nhắn tin p’têêt pa zum lâng ma nưih đong, pr’zơc chr’ơh, năc dzợ đươi dua  apêê pr’đợ âng mạng xã hội cơnh cơnh facebook, zalo,tiktok… đoọng pa câl pr’đươi, t’bơơn zên pa chô ha pr’loọng đong.

 

 

Năc đhêêng bhrợ bơr pêê bh’rợ ba buôn coh điện thoại bhriêl t’bach, amoó Pơloong Trà ăt đhị vel Adinh, chr’val Chà Vàl, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam âi đơơng pa a căh apêê bh’nơơn n’dza ch’nêêh zangor, prớ bhooh, ch’nêêh bhrah, ch’nêêh Cơ Tu lâng bâc bh’nơơn ha rêê ha lai n’lơơng coh trang facebook, zalo âng đay đoọng xay truih, pa căh tươc apêê n’lơơng. Amoó Trà xay moon, tr’nơơp, amoó quay clip apêê bh’rợ tr’nêng zâp t’ngay cơnh uh bhrợ n’dza, choh bhơi r’veh, băn a tưch,… pa căh coh mạng âng đay lâng apêê long. Căh bhr’nêy, apêê bh’nơơn âng amoó pa căh coh mạng xã hội năc bơơn bâc ngai t’mooh câl. Tơợ đêêc, amoó vaih cr’noọ pa câl online apêê bh’nơơn âng vel đong lâng năc tơơp bhrợ têng moot c’moo 2019 tươc nâu câi.

Amóo Pơloong Trà đoọng năl, n’dza ch’nêêh zangor lâng prớ bhooh amoot năc 2 bh’nơơn pa câl bâc bhlâng tu vêy đha hum yêm la lay, đơơng âng crâng ca coong. Pr’đươi bhrợ t’vaih 2 bh’nơơn n’nâu năc zêng tơợ crâng, tơợ ha rêê lâng bhrợ têng ting cơnh bh’rợ ma nưih Cơ Tu. N’đhơ cơnh đêêc, ting amoó Trà, bh’nơơn n’đhơ đha hưm, yêm mơ ooy căh âi bơơn pa câl bâc ha dang căh năl cơnh xay pa căh. Cr’chăl xa nay 4.0, zâp ngai công đươi dua mạng xã hội đoọng p’têêt a zum pr’zơc chr’ơh, ma nưih đong, chơơc bơơn năl xa nay… tu cơnh đêêc bh’rợ đươi dua facebook, zalo, tiktok đoọng pa câl pr’đươi năc cơnh bhrợ liêm choom. Bhrợ cơnh đêêc, amoó Pơloong Trà pa chô muy c’xêê dâng 10 ưc đồng đươi pa câl pr’đươi online: “Acu p’loon bhrợ apêê bh’nơơn moot bêl x’ría c’moo đoọng pa căh pa câl. Lâh n’năc, acu dzợ a câl apêê pr’đươi bh’nơơn vel đong ting hân noo đoọng t’bơơn p’xoọng zên. Xooc đâu, acu pa câl đhị đâu vêy, coh mạng vêy. Vêy t’ngay, acu đơp k’zêt đơn online, coh đêêc, bâc năc n’dza zangor, prớ bhooh a moot crâng. Moot apêê bêl bhiêc bhan têt toc, đơn hàng bâc lâh tu cr’noọ đươi dua âng apêê hội, đoàn thể đhị chr’hoong, tỉnh dưr bâc, acu công bhrợ bâc lâh apêê g’luh cơnh đêêc. Công đươi pa câl pr’đươi online năc pr’ăt tr’mông âng râu pa chô âng cu z’zăng yêm têêm”.

Đhị Tổ hợp tác aoc tăm chr’val Tà Pơơ, chr’hoong Nam Giang, apêê pr’đươi công nghệ thông tin năc đhị pa câl bha lâng tơợ bâc c’moo đăn đâu. Bêl mạng internet chô tươc chr’val, apêê coh Tổ hợp tác ma câl đơc ha đay muy bêệ điện thoại bhriêl t’bach, pa choom chụp cha nup, xră cr’liêng xa nay xay truih bh’nơơn đoọng pa câl coh facebook, zalo âng đay. Đươi cơnh đêêc, apêê bh’nơơn âng Tổ hợp tác cơnh lêệ aoc p’riêng, aoc m’ma, aoc p’nong pa câl bâc lâh mơ, pa chô zên âng apêê ting pâh Tổ hợp tác công dưr ta clơ ghit lêy. Amoó Alăng Oanh, Tổ trưởng Tổ hợp tác aoc tăm chr’val Tà Pơơ đoọng năl, Tổ hợp tác t’mêê pa câl ha Hội Pân đil chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang lâh 35 p’nong aoc tăm, pa chô lâh 100 ưc đồng. Đhêêng cơnh pr’loọng đong amoó, bêl Tết c’moo đâu, t’mooi âi moon đơc pay câl 10 p’nong aoc p’nong lâng p’riêng. “Cơnh lâng zr’lụ da ding ca coong, pr’đơợ dzợ bâc râu zr’năh k’đhap. N’đhang bêl công nghệ thông tin dưr k’rơ, ađhi amoó âi năl xay truih pa căh bh’nơơn online bơơn bâc ngai năl tươc, vêy bâc apêê tươc chơơc câl. Doó cơnh a hay, bâc năc pa câl ha mưih c’bhuh xoọng tu cơnh đêêc căh mơ bâc. Căh muy bh’nơơn aoc tăm năc nâu câi n’đhơ đhơ đoo bh’nơơn âng đha nuôr bhrợ têng zêng pa căh pa câl, đơơng âng tươc apêê kiêng đươi. Đươi cơnh đêêc, đha nuôr buôn t’bơơn zên lâh, ha dưr dal pr’ăt tr’mông lâh l’lăm”.

Bơơn năl c’lâng pa dưr tr’câl tr’bhlêy điện tử, pân đil zr’lụ acoon coh, da ding ca coong, k’noong k’tiêc tỉnh Quảng Nam âi p’têêt pa zum lâng ma nưih câl, pa đăn cr’chăl zr’lụ đhăm. Ting p’căn Arất Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, xooc đâu, c’bhuh mạng internet, wifi, 3G, 4G r’dợ gallop sóng tươc pa zêng 63 vel coh chr’hoong, bhrợ t’vaih pr’đơợ ha đha nuôr bơơn đươi dua công nghệ liêm choom ha pr’ăt tr’mông. Cơnh lâng pân đil, apêê Tổ, Chi, Hội có vel đong âi bhrợ t’vaih k’noọ 100 trang, c’bhuh zalo, facebook cơnh lâng k’noọ 3.750 cha năc ting pâh. Đh’rưah lâng n’năc, Hội công p’zương, p’too moon adhi amoó ting pâh apêê bh’rợ za zum, ra văng đoọng ha đay đợ z’hai pa câl pr’đươi coh apêê mạng xã hội. P’căn Arất Thị Hoa moon, nâu câi, bh;rợ đơơng apêê bh’nơơn ooy mạng xã hội, thương mại điện tử bhrợ t’vaih bâc pr’đơợ ha pân đil acoon coh ting pâh pa dưr tr’mông tr’meh – pr’ăt tr’nơt lâng ting tr’xin moon ghit chr’ăp đay coh pr’loọng đong: “Râu pa dưr âng công nghệ 4.0 lalua năc liêm choom cơnh lâng zr’lụ da ding ca coong. Năc n’đhơ đhêêng bơr pêê kg taboon, p’nong pih bhung căh câ apêê puôl bhơi r’veh coh ha rêê công pa căh coh mạng năc vêy ngai câl, zooi ađhi amoó vêy p’xoọng đhị t’bơơn zên. Pa bhlâng năc cơnh lâng pân đil acoon coh dzợ bâc râu ta bhuch xr’dô, bh’rợ ting âh pa dưr tr’mông chroi đoọng  moon p’ghit chr’năp âng đay coh pr’loọng đong. Ting acu, công nghệ 4.0 năc pa bhlâng liêm choom lâng a đhi amoó”./.

Phụ nữ vùng cao, biên giới tăng thu nhập từ bán hàng online

Trước xu thế bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, đồng bào các DTTS ở miền núi, biên giới tỉnh Quảng Nam đang dần thích ứng, ứng dụng công nghệ trong đời sống. Người dân không chỉ gọi điện, nhắn tin kết nối người thân, bạn bè mà còn sử dụng các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok… để bán hàng, tăng thu nhập cho gia đình.

Chỉ vài thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại thông minh, chị Pơ Loong Trà ở thôn A Dinh, xã Chà Val, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã đưa các sản phẩm rượu cần nếp than, muối tiêu rừng, gạo lứt, gạo rẫy và nhiều mặt hàng nông sản khác lên trang cá nhân facebook, zalo để giới thiệu, quảng bá đến khách hàng. Chị Trà chia sẻ, ban đầu, chị quay clip các hoạt động thường ngày như làm rượu cần, trồng rau, nuôi gà,... đăng lên trang cá nhân để chia sẻ cuộc sống với bạn bè, người thân. Thật bất ngờ, các sản phẩm chị khoe trên mạng xã hội lại được người quen và bạn bè hỏi mua. Từ đó, chị nảy ra ý tưởng kinh doanh online các sản phẩm đặc trưng của địa phương và bắt tay thực hiện vào năm 2019 đến nay.

Chị Pơ Loong Trà cho hay, rượu cần nếp than và muối tiêu rừng là 2 sản phẩm bán chạy nhất vì hương vị thơm, ngon, mang đậm hương vị núi rừng. Nguyên liệu làm ra 2 sản phẩm này hoàn toàn tự nhiên và được chế biến theo hình thức thủ công truyền thống của người Cơ Tu. Tuy nhiên, theo chị Trà, sản phẩm dù thơm, ngon tới đâu chưa chắc bán được nhiều hàng nếu không biết cách giới thiệu, quảng bá. Thời đại 4.0, ai cũng sử dụng mạng xã hội để kết nối bạn bè, người thân, cập nhật tin tức... nên việc sử dụng facebook, zalo, tiktok để bán hàng là cách làm hiệu quả. Với cách làm này, chị Pơlong Trà thu về mỗi tháng trên dưới 10 triệu đồng lợi nhuận nhờ bán hàng online. “Tôi tranh thủ làm các sản phẩm vào dịp cuối tuần để đăng bán. Ngoài ra, tôi còn bán các mặt hàng nông sản địa phương theo mùa để tăng thu nhập. Hiện nay, tôi vừa bán kiểu truyền thống vừa bán online. Có ngày, tôi nhận cả chục đơn hàng online, trong đó chủ yếu là rượu cần nếp than, muối tiêu rừng. Vào các dịp lễ, Tết, đơn hàng nhiều hơn vì nhu cầu của các hội, đoàn thể tại huyện, tỉnh tăng cao, tôi cũng làm nhiều hơn những dịp như thế này. Cũng nhờ bán hàng online mà cuộc sống và nguồn thu nhập của tôi khá ổn định”.

Tại Tổ hợp tác heo đen xã Tà Pơ, huyện Nam Giang, các ứng dụng công nghệ thông tin là kênh bán hàng chủ lực từ vài năm nay. Khi mạng internet về tới xã, các thành viên trong Tổ hợp tác tự sắm cho mình chiếc điện thoại thông minh, học cách chụp ảnh, viết lời giới thiệu, quảng bá sản phẩm để bán hàng trên trang facebook, zalo cá nhân. Nhờ vậy, các sản phẩm của Tổ hợp tác như thịt heo đen xông khói, heo giống, heo thương phẩm bán được nhiều hơn, thu nhập của các thành viên tăng lên rõ rệt. Chị Alăng Oanh, Tổ trưởng Tổ hợp tác heo đen xã Tà Pơ cho biết, Tổ hợp tác vừa xuất bán cho Hội LHPN xã Sông Kôn, huyện Đông Giang hơn 35 con heo đen, thu hơn 100 triệu đồng. Riêng gia đình chị, dịp Tết năm nay khách đã đặt 10 con heo vừa mổ thịt, vừa xông khói. “Đối với khu vực miền núi, điều kiện còn nhiều rất khó khăn. Nhưng khi công nghệ thông tin phát triển, chị em đã biết giới thiệu, quảng bá sản phẩm online được nhiều người biết đến, có nhiều khách hàng tìm mua. Chứ như trước đây chủ yếu bán người quen nên không được nhiều. Không chỉ mỗi sản phẩm heo đen mà bất kỳ sản phẩm nào bà con cũng đều đăng lên bán, ship tận nơi. Nhờ vậy, người dân dễ dàng kiếm thêm thu nhập, nâng cao đời sống hơn trước”.

Nắm bắt xu hướng phát triển thương mại điện tử, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới tỉnh Quảng Nam đã kết nối với người mua, thu hẹp khoảng khách vùng, miền. Theo bà A Rất Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, hiện nay, hệ thống mạng internet, wifi, 3G, 4G dần phủ sóng đến tất cả 50 thôn trên địa bàn, tạo điều kiện cho bà con tiếp cận các ứng dụng công nghệ hữu ích phục vụ đời sống. Đối với phụ nữ, các Tổ, Chi, Hội trên địa bàn đã lập gần 100 trang nhóm zalo, facebook với gần 3.750 hội viên có sử dụng điện thoạt thông minh tham gia để trao đổi công việc. Cùng với đó, Hội khuyến khích, động viên chị em tham gia các hoạt động cộng đồng, trang bị kỹ năng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Bà A Rất Thị Hoa cho biết, giờ đây, việc đưa các sản phẩm lên các kênh mạng xã hội, thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế - xã hội và từng bước khẳng định vị trí trong gia đình. “Sự phát triển của công nghệ 4.0 thật sự rất hiệu quả đối với khu vực miền núi. Đơn giản chỉ vài cân lòn bon, quả bưởi da xanh hay các loại rau trên rẫy đưa lên là có người mua, giúp chị em có thêm thu nhập, giảm nghèo. Nhất là đối với phụ nữ thiểu số còn nhiều thiệt thòi, định kiến, việc tham gia phát triển kinh tế góp phần khẳng định vị trí của mình trong gia đình. Tôi cho rằng, công nghệ 4.0 rất là hữu ích đối với chị em”./.

  PV Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC