Râu liêm pr’hay bh’rợ chr’ơh chr’lêê âng ma nưih Cơ Tu
Thứ năm, 10:48, 15/06/2023 A Lăng Lợi-VOV Miền Trung A Lăng Lợi-VOV Miền Trung
Coh c’bhuh văn hóa, văn nghệ âng ma nưih Cơ Tu ăt n’đăh măt t’ngay loop tỉnh Quảng Nam căh muy vêy xa nul cha gâr, xa nul chiing, tân tung da dă…, năc đha nuôr dzợ zư đơc zăng bâc chr’ơh chr’lêê ty đanh đơơng âng liêm âng crâng ca coong. Đhị apêê chr’ơh chr’lêê n’nâu đơơng đoọng râu bhui har ha ma nưih lêy, pa căh râu bhreh k’rơ, t’bach g’lăng âng

 

Bâc t’ngay bhiêc bhan, Tết, căh câ apêê t’ngay chr’năp, đhị apêê vel Cơ Tu coh zr’lụ da ding ca coong Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam căh choom căh vêy  apêê chr’ơh bhui har đơơng âng liêm đợ c’leh văn hóa la lay âng ma nưih vel đong.

Ting apêê t’cooh vel, coh apêê chr’ơh ty đanh, pân đil pân jưih đha đhâm c’mâr coh vel buôn tơơp lâng chr’ơh ch’ploọng pađhiêr. Chr’ơh n’nâu năc chọ muy đhiêr lâng c’rêê đhị muy n’jeh n’loong tih. Bơr cha năc pân đil dzoọng k’đhơợng mị n’đăh đhiêr lâng đơc apêê dha đhâm  coh vel ch’ploọng moot ooy đhiêr n’năc, ng’cơnh choom doó crêê ca lêêh lâng đhiêr doó c’lâm.

Chr’ơh n’nâu n’jưah đơơng âng râu bhui har, p’rá c’chăng; đh’rưah lâng pa đhep rau bhreh ca rơ, t’bach x’răng ha pêê cha ơh. Năc đoo công bơơn lêy môn thể thao pa đhep loom nhâm ha đha đhâm c’mâr. Ting amoó Bhríu Thị Nem, Chủ tịch Hội liên hiệp Pân đil chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng ting pâh chr’ơh n’nâu, apêê đha đhâm c’mâr năc choom ta luôn pa choom cha ơh đhị râu pa choom đoọng âng apêê t’cooh vel; căh vêy zâp ngai công choom ch’ploọng, n’đhơ choom hay căh zâp ngai zêng bhui har:“Xooc đâu apêê chr’ơh cơnh đâu căh dzợ buôn ta bhrợ têng. Năc muy bêl vaih bh’rợ ga măc, tết năc vêy ta bhrợ. Acu kiêng apêê t’cooh vel ma bhrợ têng, pa choom đoọng apêê chr’ơh cơnh đâu coh apêe g’luh cha ha roo tmêê, moot Gươl… âng vel, âng chr’val. A hêê choom bhrợ têng ta luôn đoọng zư đơc, pa choom đoọng râu liêm pr’hay âng chr’ơh chr’lêê acoon coh hêê.”

Muy coh bâc chr’ơh buôn bâc ngai cha ơh lâng zăng k’đhap năc đoo tăc pr’chêêng, Anoo Pơloong Plênh ăt coh vel Pr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang đoọng năl, nâu đoo năc chr’ơh pa căh cớ bh’rợ lươt t’bơơn a đhăh dzăm. Apêê đhiêr cr’tứi ta bhrợ lâng crêê bơơn ta p’chêêng pa rach pa lươt năc cơnh apêê ađhăh dzăm dưr mut bêl crêê ahêê plăm. Ngai bơợn tăc crêê đhiêr năc đoo choom năl âi tăc crêê a đhăh lâng năc ma nưih vêy bơơn bh’nơơn. Nâu đoo năc muy chr’ơh tơợ đanh âi, đơơng râu ăt ma mông p’têêt pa zum âng ma nưih Cơ Tu, tu chr’ơh n’nâu zâp ngai zêng choom cha ơh. Tăc Pr’chêêng zooi đha đhâm c’mâr pa choom râu x’răng, g’lăng t’bach… Ting a noo Pơloong Plênh, ma nưih Cơ Tu  dzợ bâc chr’ơh đơơng bh’rợ pa đhep c’rơ, mâng loom, z’hai g’lăng, x’răng t’bach:“Ma nưih Cơ Tu vêy bâc chr’ơh liêm pr’hay, cơnh ch’ploọng pa đhiêr, tăc pr’chêêng, c’cloh, tr’glụ, cr’chut, tr’coop, tr’đơợng têy… Muy râu chr’ơh năc vêy muy cơnh cha ơh lâng k’đhap buôn la lay mơ. N’đhơ cơnh đêêc, râu mr’cơnh năc đoo pa đhep c’rơ, bh’riêl, x’răng lâng ăt p’têêt pa zum vel bhươl muy ooy liêm nhâm lâh.”

Ma mông truih da ding Trường Sơn, đha nuôr CƠ Tu coh da ding ca coong Quảng Nam buôn ăt ma mông lâng crâng. Tu cơnh đêêc, coh apêê chr’ơh âng đha nuôr dzợ zư đơc buôn pa căh râu bhriêl g’lăng, x’răng bach cơnh xong bhrôông lâng bhreh k’rơ cơnh ruôih crâng. Đoọng apêê chr’ơh âng ma nưih Cơ Tu doó choom bil pât, bh’rợ âng apêê t’cooh vel, trưởng vel năc pa bhlâng chr’năp. Apêê đoo năc đợ ma nưih bhrợ têng, pa dưr cớ lâng pa choom đoọng ha lang p’niên nâu câi. Ting t’cooh Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đoọng pa dưr du lịch Tây Giang, pr’đơợ môi trường crâng, văn hóa ma nưih Cơ Tu pa bhlâng chr’năp, pa bhlâng năc du lịch vel bhươl, coh đêêc apêê chr’ơh ty đanh, muy bơr bh’rợ cơnh taanh dzăc,… năc đợ c’leh la lay t’đang t’pâh pr’zơc chr’ơh, t’mooi tơợ lơơng, pa bhlâng năc t’mooi k’tiêc k’ruung n’lơơng bêl tươc k’tiêc Tây Giang:“Bh’rợ bhrợ têng chr’ơh ty đanh moot bêl apêê bhiêc bhan, têt toc năc muy coh bâc bh’rợ đoọng zư đơc lâng pa dưr apêê chr’năp văn hóa ty đanh âng đha nuôr. Coh c’lâng bh’rợ pa dưr tr’mông tr’meh, p’ghit pa dưr du lịch. A zi xay moon ghit năc pay văn hóa đọong pa dưr du lịch lâng pay du lịch đoọng zư đơc văn hóa./.”

Nét độc đáo trò chơi dân gian Cơ Tu

Trong kho tàng văn hóa, văn nghệ của người Cơ Tu ở phía tây tỉnh Quảng Nam không chỉ có tiếng trống, tiếng chiêng, điệu múa tân tung da dă..., mà bà con còn lưu giữ khá nhiều trò chơi dân gian mang đậm hơi thở của núi rừng. Thông qua các trò chơi này mang đến tiếng cười sảng khoái cho người xem, thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai của người chơi. Đặc biệt, từ các trò chơi dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây.

Những ngày lễ, Tết, hay sự kiện quan trọng, tại các bản làng Cơ Tu ở vùng cao Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang tỉnh Quảng Nam không thể thiếu những trò chơi dân gian vui nhộn mang đậm những nét văn hóa đặc trưng của người bản địa.

Theo các già làng, trong các trò chơi dân gian, nam nữ thanh niên trong làng  thường mở đầu với trò chơi Ch’ploọng padhiêr (chơi nhảy vòng). Hình thức của trò chơi này là cột một vòng tròn bằng dây mây lên một thanh cây thẳng đứng. Hai thiếu nữ Cơ Tu đứng giữ hai bên vòng tròn và lần lượt các thanh niên trong làng nhảy lọt vào vòng tròn đó, làm sao không bị vướng và vòng tròn không bị ngã đổ.

Trò chơi nhảy vòng này vừa mang lại niềm vui, tiếng cười sảng khoái; đồng thời luyện sự dẻo dai, tinh tế, nhanh nhẹn và sự chính xác cao độ cho người chơi. Đó cũng được coi là môn thể thao rèn luyện bản lĩnh cho thanh niên. Theo chị Bhríu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tây Giang, để tham gia trò chơi này, các thanh niên trong làng phải thường xuyên tập luyện với sự hướng dẫn của các già làng; không phải ai cũng có thể hoàn thành phần nhảy vòng của mình, nhưng dù thắng hay thua mọi người đều vui vẻ:“Hiện nay các trò chơi dân gian như thế này không còn tổ chức nhiều nữa. Chỉ có dịp lễ, tết mới được tổ chức. Tôi mong muốn các già làng đứng ra tổ chức, hướng dẫn các trò chơi dân gian vào các dịp ăn lúa mới, mừng Gươl mới… của thôn, của xã chúng ta nên tổ chức thường xuyên để bảo lưu trao truyền nét độc đáo của các trò chơi dân gian của dân tộc mình.”

Một trong những trò chơi phổ biến và có độ khó nhất là trò Tăc Pr’chêêng. Anh Pơloong Plênh ở thôn Pr’ning, xã Lăng, huyện miền núi Tây Giang cho biết, đây là trò chơi mô phỏng lại một cuộc đi săn thú rừng. Những chiếc vòng tròn nhỏ bện bằng dây mây được ném qua, ném lại tượng trưng cho con thú trong rừng bỏ chạy khi bị truy đuổi. Người nào dùng gậy chọc trúng vòng tròn cũng có nghĩa là chọc trúng con thú và sẽ trở thành người thắng cuộc. Đây là một trò chơi lâu đời, mang đậm tính cộng đồng của người Cơ Tu, bởi trò chơi này cả nam và nữ đều tham gia và đều có thể trở thành những nam thiện xạ, hay nữ xạ thủ Cơ Tu. Tăc Pr’chêêng giúp thanh niên tập phản xạ nhanh và có độ chính xác cao… Ngoài ra, người Cơ Tu còn rất nhiều trò chơi mang tính rèn luyện sức khỏe dẻo dai, sự kiên nhẫn, khéo léo và đặc biệt là tính gắn kết cộng đồng:“Người Cơ Tu có rất nhiều trò chơi dân gian độc đáo, như Ch’ploọng Pađhiêr, tăc pr’chêêng, thi giã gạo, kéo co, đẩy gậy, vật tay,… Mỗi trò có một cách chơi và độ khó dễ khác nhau. Tuy nhiên có một điểm chung đó là rèn luyện sức khỏe, tài trí, nhanh nhạy và sự gắn kết cộng đồng, làng bản với nhau bền chặt hơn.”

Sống trên dãy Trường Sơn, đồng bào Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam luôn gắn bó mật thiết với rừng. Vì thế, trong những trò chơi dân gian mà bà con còn lưu giữ luôn thể hiện được sự khéo léo, nhanh nhẹn như con sóc và khỏe mạnh như con hổ trong rừng. Để những trò chơi dân gian của người Cơ Tu trường tồn mãi theo thời gian, vai trò của các già làng, trưởng bản là hết sức quan trọng. Chính họ đã đứng ra tổ chức, khôi phục và truyền dạy lại cho thế hệ trẻ ngày nay. Theo ông Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, để phát triển du lịch Tây Giang, yếu tố môi trường rừng, về văn hóa người Cơ Tu rất quan trọng, nhất là du lịch cộng đồng, trong đó các trò chơi dân gian, một số nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm… là những nét đặc trưng cuốn hút bạn bè du khách, nhất là du khách quốc tế khi đặt chân đến đất rừng Tây Giang:“Việc tổ chức các trò chơi dân gian vào dịp lễ tết, hội hè là một trong những hoạt động để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong chiến lược phát triển kinh tế, chú trọng phát triển du lịch. Chúng tôi xác định lấy văn hóa để phát triển du lịch và lấy du lịch để bảo tồn văn hóa./.”

*Ảnh : A Lăng Ngước

A Lăng Lợi-VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC