Tân tung da dă - Pr’múa ty đanh âng acoon coh Cơ Tu
Thứ tư, 16:33, 13/09/2023 Ngọc Anh-VOV5 Ngọc Anh-VOV5
Tân tung da dă năc pr’múa ty đanh, râu la lay âng manuyh Cơ Tu đợ râu zazum bấc pa bhlâng. Nâu đoo năc pr’múa liêm pa bhlâng, bhui har, k’đơơng t’pâh bấc manuyh ting pâh. Tân tung da dă xay p’căh râu mr’cơnh đh’rưah liêm pr’hay bhlưa apêê pân juyh lâng apêê pân đil, xay p’căh đoọng ha âm, dương coh plêêng k’tiêc.

Tân tung da dă năc pr’múa ty đanh, râu la lay âng manuyh Cơ Tu đợ râu zazum bấc pa bhlâng. Nâu đoo năc pr’múa liêm pa bhlâng, bhui har, k’đơơng t’pâh bấc manuyh ting pâh. Tân tung da dă xay p’căh râu mr’cơnh đh’rưah liêm pr’hay bhlưa apêê pân juyh lâng apêê pân đil, xay p’căh đoọng ha âm, dương coh plêêng k’tiêc. Zập ngai đh’rưah t’nơợt lâng pr’dzang vơr vai coh zr’lụ vir, ta tân cơnh pr’đhiêr âng ch’ol đông hồ, bhui har, r’rộ r’răm xa nul âng chiing, ch’gâr chr’va chr’đhô coh prang da ding k’coong Trường Sơn ga măc ma bhuy.

“Tân tung” ting cơnh p’rá Cơ Tu năc râu t’bhlâng pa dưr, bhui har lâh mơ, k’rơ lâh mơ lâng nhâm mâng lâh mơ, p’căh cr’noọ cr’niêng, râu rơơm kiêng z’lâh râu zr’năh k’đhap coh plêêng k’tiêc âng acoon manuyh. Ha dzợ “Da dă”, ting cơnh p’rá Cơ Tu vêy chr’năp năc tih hân lung, đh’rưah mr’cơnh, xay p’căh cr’noọ cr’niêng chăp hơnh abhuục avúa, abhô dang, plêêng k’tiếc, chăp manuyh t’cooh ta ha lâng da dêr k’er p’niên k’tứi, zooi đợ manuyh căh pr’đoọng. Tân tung da dă năc cơnh poong pa têệt tơợ lang ahay tước ooy lang cơy nâu.

Lâng manuyh Cơ Tu, tân tung da dă năc cơnh pr’đươi đoọng pa têệt bhlưa lang cơy nâu lâng plêêng k’tiêc, abhuuc vúa, abhươp a dích. T’cooh Bhriu Pố, manuyh vêy bấc ngai chăp coh chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam prá xay: “Tân tung năc pr’muá âng pân juyh, da dă năc pr’múa âng apêê pân đil. Pân juyh năc đhưưng ch’gâr, n’toong chiing, pooh c’bhor. Ch’gâr, chiing bấc lâh mơ, xa nul k’rơ lâh mơ năc pr’hay lâh mơ, pân đil năc da dă. Pân juyh vêy ngai năc k’đhơợng cr’dool, zợ buah, cooih… t’nơơt vơr vai ma cơnh ting cơnh xa nul âng ch’gâr, xa nul âng chiing. Pân đil năc vêy ngai guy zong. Pr’múa năc xay p’căh apêê đoo bhui har ooy bh’rợ tr’nêng ơy choom bơơn bhrợ, rơơm kiêng, c’văr plêêng k’tiếc zooi đoọng ha đhanuôr bhươl cr’noon râu liêm pr’hay.”

Bêl tân tung, pân juyh năc đươi g’hul, ch’guốc hơr đhong, lướt dzung k’gooh, tây k’đhâng g’hêl, cooih, k’đhâng bhướt, căh cậ k’đhâng têt pr’zớc đh’rưah ting tân tung, n’jưah ha dưr têy n’jưah bhr’dang lâng t’rooh, t’guốch, xay p’căh râu grơơ k’rơ âng pân juyh bhươl cr’noon, zư lêy đhanuôr bhươl cr’noon, căh k’pân râu zr’năh k’đhap âng plêêng k’tiêc. Bêl da dặ, pân đil tân đhôông la liêm, cuúc arác, pa nâng, bơr têy n’đhâng lâh ch’lang m’bứi, loom têy la lang ooy plêệng, c’broo têy năc tih ooy hoọng, râu đêêc xay p’căh râu bhui har đương hơnh deh pr’đươi chr’năp ma bhuy, bran mắt lêy tih, boóp năc c’chăng. Bêl da dă năc vơr vai la liêm, xay p’căh râu muy loom lâng doọ k’pân đợ râu zr’năh k’đhap, râu căh liêm crêê. T’cooh Võ Văn Hoè, Manuyh bhrợ bh’rợ pa chăp ch’mêệt lêy văn hoá ty đanh prá xay: “Ooy tân tung da dă âng manuyh Cơ Tu, bêl pa chăp ch’mêệt lêy năc ng’năl coh tr’nơơp năc tơợ tr’pang dzung. Manuyh Cơ Tu bêl t’nơơt năc vơr vai coh pazêng tr’pang dzung g’dế. Đh’rưah lâng n’năc 2 tr’pang têy năc la lang ooy plêệng. Coh bêl ahay, đoo bêl da dă, coh tr’pang têy âng apêê ađhi amoó năc vêy ta đớc avị đêêp, avị cuốt, vêy bêl vêy avị hor, lêệ đoọng đớc đoọng ha plêêng. Tu cơnh đêêc, năc vêy bâc ngai xay truih, pr’múa âng manuyh Cơ Tu năc pr’múa đớc đoọng ooy plêêng, năc ng’đoọng bha nuôih ooy plêêng. Ha dang ng’lêy tơợ dal lêy ooy dzúp buôn năc coh m’pâng tang buôn vêy ta óch oih. Coh toor oih năc vêy bơr hân luung vil, 1 năc apêê pân juyh, 1 năc pân đil. Vêy bêl năc đhiệp muy a năm hân luung vil, bêl da dă apêê pân đil buôn p’đhiêr a chăc lâng đhiêr da dă coh toor oih. Ng’prá xay cơnh lơơng cậ năc pr’múa xay p’căh cơnh muy hệ thái dương. Cơnh đêêc năc coh m’pâng năc mặt t’ngay, ađoo pân đil năc p’lêê k’tiêc, p’lêê k’tiêc năc ma đhiêr lâng đhiêr coh toor mặt plêêng.”

Tân tung da dă vêy muy bh’rợ bha lâng xang bêl chiing ch’gâr vêy ta đhưưng n’toong, zập bêl năc apêê pân đil l’lăm gluh da dă, xang apêê pân đil năc tước apêê pân juyh. Ha dang bấc manuyh, muy vir u xiên năc bhrợ bơr vir đh’rưah tân dung da dă muy chu. Tân tung da dă âng manuyh Cơ Tu buôn ra pặ l’lăm năc pân đil, t’tun năc pân juyh, hân lung coh m’pâng năc pân đil, coh toor năc pân juyh. Tân tung da dă buôn vêy ta bhrợ coh cr’chăl vêy bhiệc bhan ga măc âng bhươl cr’noon, cơnh: bh’rợ đăh t’rí, bh’rợ cha ha roo t’mêê, bh’rợ bhrợ Gươl. Anoo Bhling Phát, trưởng cr’noon Pơr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam prá: “Bêl t’nơơt, năc apêê đoo n’đhâng x’nuur, tâng t’rí lâng apêê đoo tân tung, da dă coh toor, ra pặ vaih cơnh vir. Chiing goong lươt l’lăm. Xang c’bhuh n’đhưưng n’toong chiing goong năc apêê paan đil da dă, coh toor năc apêê pân juyh tân tung. Apêê đoo tân tung da dă t’đui cơnh xa nul, vêy ch’gâr, vêy chiing goong, lâng goong buôn vêy 1 bêệ a năm, lâng chiing năc số la leh, buôn năc 3 căh cậ 5 bêệ. Bêl tân tung da dă dzợ vêy t’rooh cơnh ađhăh coh crâng xul. Đợ apêê đhưưng ch’gâr buôn t’rooh l’lăm, cơnh ta đang k’dua đhanuôr, đhanuôr bhươl cr’noon n’nâu t’rooh ta đang năc đhanuôr bhươl cr’noon n’tôh công t’rooh, cơnh ta ơơi.”

Xoọc đâu, pazêng vel đong vêy manuyh Cơ Tu ắt mamông, cơnh pazêng chr’hoong: Nam Đông, A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Hoà Vang (thành phố Đà Nẵng), Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang (tỉnh Quảng Nam), xoọc zư đớc lâng pa dưr liêm pa bhlâng pr’múa tân tung da dă. T’cooh Tào Viết Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Quảng Nam prá:“Manuyh Cơ Tu vêy đợ văn hoá la lay bhlâng, ooy nghệ thuật apêê đoo vêy pr’muá la lay năc tân tung da dă. Azi zư pa dưr pr’múa tân tung da dă, bhrợ ha pr’múa n’nâu liêm pr’hay lâh mơ. Mơ 4 c’moo muy chu, azi bhrợ t’ngay bhiệc bhan thể thao pazêng acoon coh tỉnh Quảng Nam, đoọng zư đớc lâng pa dưr râu chr’năp âng ty đanh.”

C’moo 2014, pr’múa tân tung da dă âng manuyh Cơ Tu coh 3 chr’hoong: Nam Giang, Đông Giang lâng Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vêy Bộ Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch xay moon năc C’kir văn hoá phi vật thể âng K’tiêc k’ruung./.

Tân tung da dă - Điệu múa truyền thống của dân tộc Cơ Tu

Tân tung da dă là điệu múa truyền thống, đặc trưng của người Cơ Tu mang tính tập thể rất cao. Đây là một điệu múa đẹp, vui nhộn, thu hút nhiều người tham gia. Múa tân tung da dă cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nam và nữ, tượng trưng cho âm, dương trong vũ trụ. Tất cả cùng múa và nhịp bước vòng tròn, ngược chiều kim đồng hồ, sôi động, rộn ràng trên nền tiếng trống, cồng chiêng vang vọng nơi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

“Tân tung” theo tiếng Cơ Tu có nghĩa là vươn lên cao, sôi động hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa và vững chãi hơn nữa, thể hiện của khát vọng chinh phục vũ trụ của con người. Còn “Da dă”, theo tiếng Cơ Tu có nghĩa là thẳng hàng, nhịp đều, mang khát vọng của ý nghĩa tâm linh tạ ơn đất trời, kính trên nhường dưới, nâng đỡ kẻ yếu. Tung tung da dá được xem như cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.

Với người Cơ Tu, múa tung tung da dá như một cách để kết nối giữa thế giới thực tại với vũ trụ, tổ tiên, ông bà. Già Bríu Pố, người có uy tín ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Tân tung là điệu múa dành cho con trai, còn da dá dành cho con gái múa. Nam thì đánh trống, đánh chiêng, đánh thanh la. Trống chiêng càng nhiều, kêu càng to càng tốt, nữ thì múa da dá. Nam giới thì có người cầm tù và, bình rượu, giáo mác… nhảy múa nhịp nhàng theo tiếng trống, tiếng chiêng. Con gái thì có người đeo gùi. Động tác múa thể hiện là họ mừng công việc đã làm được, cầu, xin trời đất phù hộ cho dân làng những điều tốt đẹp."

Khi múa tân tung, đàn ông mặc khố, choàng áo thổ cẩm, đi chân trần, tay nắm chắc cây khiên, cây giáo, cây mác hay cây dụ, hoặc nắm chắc tay bạn múa bên cạnh, vừa tung đôi tay lên vừa bước vừa hú một cách tự tin, hùng dũng, thể hiện sức mạnh của trai làng, bảo vệ dân làng, sẵn sàng đương đầu với khắc nghiệt của thiên nhiên. Khi múa da dặ, phụ nữ mặc váy dệt bằng thổ cẩm, vai trần, cổ đeo vòng cườm, hai tay đưa lên ngang vai, bàn tay ngửa, thẳng ngón về phía sau thể hiện sự mừng rỡ đón đợi vật thiêng, mắt nhìn thẳng, miệng luôn mỉm cười. Động tác múa uyển chuyển, nhẹ nhàng, thể hiện sự chung thủy và không chịu khuất phục trước hung ác, bạo tàn. Ông Võ Văn Hòe, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết: "Về điệu múa tân tung da dă của người Cơ Tu, khi nghiên cứu tìm hiểu trước hết là từ đôi chân. Người Cơ Tu nhảy múa rất nhẹ nhàng trên những ngón chân. Cùng với việc đó thì 2 bàn tay họ ngửa lên trời. Ngày xưa khi múa, chị em phụ nữ múa khi dâng hai tay lên trời thì trên tay có xôi, bánh sừng trâu, đôi khi có cả cơm lam, thịt nữa để dâng lên trời. Vì thế, nên có nhiều người cho rằng, điệu múa của người Cơ Tu là điệu múa dâng trời, tức là dâng quà, phẩm vật cho trời. Nếu nhìn từ trên cao nhìn xuống thì thông thường ở giữa có một đống lửa. Bên cạnh đống lửa thì thì có 2 vòng tròn, 1 vòng của người phụ nữ, 1 vòng của người đàn ông. Đôi khi chỉ có 1 vòng tròn thôi, khi múa người phụ nữ luôn xoay xung quanh người đứng cạnh họ và quay xung quanh đống lửa. Xét ở khía cạnh nào đó thì điệu múa như miêu tả một hệ thái dương. Tức là ở giữa là mặt trời, người phụ nữ là trái đất, trái đất tự quay và quay xung quanh mặt trời.”

Múa tân tung da dá có một nguyên tắc là sau khi giàn trống chiêng vang lên, bao giờ người con gái cũng bước ra múa trước, hết lượt con gái mới đến lượt con trai nối tiếp. Nếu người đông, một vòng chật thì tạo thành hai vòng tròn cùng nhảy múa một lúc. Điệu múa tung tung da dá sắp xếp đi trước là nữ, đi sau là nam, vòng trong là nữ, vòng ngoài là nam. Điệu múa tung tung da dá thường tổ chức trong các lễ hội lớn của buôn làng, như: lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ dựng Gươl. Anh Bh’ling Phát, trưởng thôn Pơr’ning, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Khi múa, người ta dựng cây nêu, cột con trâu vào người ta nhảy xung quanh, xếp thành các vòng tròn. Cồng chiêng đi trước. Sau đoàn cồng chiêng là đoàn phụ nữ múa da dá, ngoài cùng là đoàn con trai múa tung tung. Họ múa theo nhạc, có trống, có cồng chiêng, riêng cồng thì có 1 cái còn chiêng thì số lẻ 3 hoặc 5 cái. Múa có hú, hú như con thú nó hú. Những người đánh trống thường là người hú, tức là kiểu như gọi dân làng, dân làng này hú gọi thì dân làng kia hú cũng hú trả lời, đáp lại theo."

Hiện nay, các địa phương có người Cơ Tu sinh sống, như các huyện: Nam Đông, A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng), Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang (tỉnh Quảng Nam), đang bảo tồn và phát huy tốt điệu múa tung tung da dá. Ông Tào Viết Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết: "Người Cơ Tu có những nét văn hóa rất đặc thù, về nghệ thuật thì họ có điệu múa đặc trưng tân tung da dă. Chúng tôi bảo tồn điệu múa tân tung da dă, làm cho điệu múa phong phú hơn. Định kỳ 4 năm/lần, chúng tôi tổ chức ngày hội thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, để bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống."

Năm 2014, điệu múa tân tung da dă của người Cơ Tu ở 3 huyện: Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia./.

Ngọc Anh-VOV5

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC