T’cooh Alăng Mỹ ma nuyh tân đôr văn hóa Cơ Tu ch’ngai lâh mơ
Thứ sáu, 08:23, 15/12/2023 PV VOV Miền Trung PV VOV Miền Trung
N’đhơ t’cooh t’ha ha dợ t’cooh Alăng Mỹ ặt đhị chr’val da ding ca coong Hòa Bắc, chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ta luôn lưch loom lâng bh’rợ zư lêy, pa dưr chr’năp văn hóa ma nuyh Cơ Tu.

 

 

N’đhơ t’cooh t’ha ha dợ t’cooh Alăng Mỹ ặt đhị chr’val da ding ca coong Hòa Bắc, chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ta luôn lưch loom lâng bh’rợ zư lêy, pa dưr chr’năp văn hóa ma nuyh Cơ Tu. Căh muy hát pr’hay, choom piah n’jưl, t’cooh năc dzợ muy coh đợ pr’hăt ma nuyh Cơ Tu tr’haanh bhlầng đăh bhrợ têng tr’coọ x’nưl, taanh dzăc lâng bh’rợ k’nooch. Loom luônh chăp kiêng văn hóa âng ma nuyh đay ơy lâng xoọc bơơn t’cooh xay moon, tân đôr coh lang p’niên lâng đhanuôr k’rơ lâh mơ. Coh c’nặt t’ruih “Bhui har ặt ma mông k’rơ liêm” tuần nâu, đhanuôr lâng pr’zơc lưm t’cooh Alăng Mỹ đăh xa nay prá xay bhlưa PV Vơnich Oang lâng ma nuyh g’lăng z’hai nâu ấ!

Nhăn chr’năp a va Alăng Mỹ ơy ting pâh prá xay lâng cu! Bơơn năl, a va c’moo đâu năc ơy lâh t’cooh 70 c’moo ha dợ năc dzợ ta luôn ting pâh lâng apêê p’niên hát pazêng pr’hat âng Cơ Tu hêê, piah n’jưl pr’hay bhlầng zêng lâng bhrợ têng n’jưl, tr’cọo x’nưl âng ma nuyh hêê, căh lua?

Lalăm  a hay lêy apêê t’cooh đhị vel cha ơh, bhrợ têng zập rau tr’cọo x’nưl năc a cu kiêng lâng t’mooh bhrợ, tước mơ 20 c’moo năc cu choom piah n’jưl, xơợng x’nưl n’jưl kiêng bhlầng. Xoọc tơợp pa choom lưm bấc k’đhap, tơợ pa choom đanh mơ 1 c’moo t’tun năc cu vêy choom cha ơh tr’cọo x’nưl âng ma nuyh Cơ Tu. Xoọc đâu, a cu ơy choom cha ơh lâng bhrợ bơr pêê rau tr’cọo x’nưl Cơ Tu lâng ting pâh tân tung da dặ lâng apêê. Ađay bhrợ t’vaih rau chr’năp liêm năc zooi đoọng ma nuyh lêy lâng năl ghit lâh mơ ooy văn hóa ma nuyh Cơ Tu.

N’zâu tơợ rau chăp kiêng văn hóa âng hêê năc pr’đơợ đoọng ha va căh muy choom hát, cha ơh zập tr’coọ x’nưl năc dzợ năl bấc bh’rợ ty đanh âng ma nuyh Cơ Tu hêê? Năc đhị zập bh’rợ nâu, n’đoo bh’rợ ava bhrợ bấc lâng chăp kiêng lâh mơ?

Acu cung choom đăh ca cooch ba boọc. Acu buôn bhrợ t’rang đoọng ha pêê căh dzợ, bhrợ ping.. ting cơnh chr’năp ma nuyh Cơ Tu hêê. Lướt ooy lơơng, lêy cơnh apêê bhrợ năc acu ơy choom bhrợ.

Ava bhrợ t’rang lâng pa chăm ping xal âng ma nuyh Cơ Tu năc vêy rau chr’năp la lay cơnh lâng k’bhuh acoon coh lơơng?

T’rang âng ma nuyh Cơ Tu vêy chr’năp lalay, n’loong vil, pậ 200cm, bhlưah đhị m’pâng. Ahêê pay chuung boọc lơi loom n’loong, bêl agrọop bơr bh’lăh n’loong năc vaih t’rang, choom t’bêch ma nuyh căh dzợ đoọng đơơng tập lơi. Ha dợ pa chăm coh t’rang năc hêê cooch boọc cơnh apêê k’dua. Apêê k’dua boọc bhrợ bhi dưa nắc đay bhrợ bhi dưa, k’dua boọc k’xanh năc bhrợ k’xanh. Nâu kêi, zêng câl t’rang tơợ a đhuốc, căh dzợ bhrợ t’rang cơnh lalăm ahay. Pazêng t’rang câl căh ơy pa chăm, căh ơy sơn pa liêm năc câl bha ar bhrôông hêê t’boọ. Đhị chr’val zi căh dzợ bấc ma nuyh choom bhrợ.

Ha dợ ping xal âng ma nuyh Cơ Tu vêy rau lalay?

Cơnh lâng ping ma nuyh Cơ Tu năc vêy 6 bêệ t’nol, zr’lụ lơi a bhuy căh lâh bhưah, đhệêng mơ tập lơi t’rang. Bhưah zêng mơ 2m. Đhị ping năc dông đơc zập pr’đươi âng ma nuyh căh dzợ, cơnh pân jưih năc bhrợ chiing, goong, k’bhọr, j’ngâr ma nuyh n’đhưưng n’toong. Bhrợ n’ngâr đhị ping ma nuyh Cơ Tu tước k’cơ xêê vêy xang. Đhị t’nol ping năc boọc k’xanh, boọc t’ri; coh bha bhung năc đong a tưch; mị đăh t’rang năc acọ t’rị. Đong ngai vêy z’zăng, hau apêê bhuôih năc boọc coon n’nặc. Lâh mơ năc dzợ j’ngâr, k’bhrêy đoọng zư lêy ping.

Lâh mơ ava c’cooch, b’boọc, bơơn năl ava dzợ choom t’taanh n’dzăc Cơ Tu hêê, căh lua?

Bh’rợ t’taanh nâu ơy vêy tơợ lang bha bhướp, a ma cu xang năc pa choom đoọng ha cu. Acu kiêng taanh dzăc, tu cơnh đêêc năc tơợ p’niên acu ơy choom taanh bhrợ. Pazêng bh’nơơn acu buôn taanh bhrợ năc cơnh zong zá, a ring, đha điêng… Acu buôn đh’rưah lâng apêê t’ha coh vel moọt ooy crâng bơơn c’rêê, k’tang, zr’năh pa bhlầng. Nâu kêi t’cooh đhur ặ, căh mặt lướt bơơn năc k’dua apêê ca coon lướt bơơn, cu ặt coh đong muy taanh bhrợ  hơơn ặ.

Cơnh lâng đhr’năng xoọc đâu apêê lang p’niên căh lâh kiêng bh’rợ t’taanh nâu, năc ava lâng apêê t’cooh đhị Hòa Bắc bhrợ cơnh ooy đoọng pa choom pa dưr bh’rợ âng ma nuyh Cơ Tu hêê oọ choom bil pất?

Acu năc ơy pa choom đoọng coon n’đil cu, nâu kêi a đoo ơy choom taanh. Ha dang căh pa choom lang t’tun năc u bil bh’rợ tr’nêng chr’năp liêm âng hêê. Năc đhị zập bhiệc bhan apêê k’dua ting pâh, acu cung vêy ting taanh bhrợ, xay pa căh tr’naanh âng ma nuyh hêê. Tu nâu đoo năc bh’rợ âng ma nuyh hêê căh choom đơc u bil pất. Cơnh lâng manuyh Cơ Tu hêê bh’rợ nâu u chr’năp pa bhlầng, năc lêy zư pa dưr đoọng liêm choom.

Hau ava moon bh’rợ tr’naanh nâu lâng chr’năp bhlầng cơn lâng đhanuôr, văn hóa âng hêê?

Tu pazêng bh’nơơn pa căh chr’năp lalay, đoọng manuyh lêy bơơn ting năl ghit ooy chr’năp văn hóa liêm cra âng đhanuôr Cơ Tu. Lâh mơ, bêl vêy t’mooi tước vel năc Tà Lang, Giàn Bí năc acu cung vêy bơơn pa câl tr’bứi pr’đươi tr’naanh vêy pa chô 10-12 ức đồng zập c’moo. Xang năc ting t’pâh t’mooi lâng apêê vêy pa chô 100 - 150 r’bhầu đồng zập chu./.

Â! Muy chu dzợ cảm ơn ava Alăng Mỹ bấc pa bhlầng, ava ơy ting pâh prá xay lâng PV t’ruih pa xưl p’rá Cơ Tu âng Đài P’rá Việt Nam. Rơơm đoọng ava ta luôn ma mông k’rơ lâng zư mâng rau a đay chăp kiêng lâng bhrợ đoọng ha văn hóa Cơ Tu ting t’ngay ha dưr lâng tân đôr lâh mơ./.

Già Alăng Mỹ người lan tỏa văn hóa Cơ Tu

Đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng già Alăng Mỹ ở xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng vẫn luôn tâm huyết với việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống Cơ Tu. Không chỉ hát dân ca hay, đàn giỏi, ông còn là một trong số ít nghệ nhân Cơ Tu có tiếng trong lĩnh vực chế tác nhạc cụ, đan lát và điêu khắc. Tình yêu văn hóa truyền thống dân tộc của ông đã và đang lan tỏa trong lớp trẻ và cộng đồng Cơ Tu. Trong CM “Sống vui, sống khỏe” tuần này, mời bà con và các bạn gặp gỡ già làng A Lăng Mỹ qua cuộc trao chuyện của PV Vơ Ních Oang với người nghệ nhân tài năng này nhé!

Xin chào và cảm ơn già Alăng Mỹ đã nhận lời tham gia cuộc trao đổi này! Thưa già, được biết, năm nay đã 70 tuổi nhưng già vẫn hát dân ca Cơ Tu, chơi đàn n’jưl và cả biết chế tác nhiều nhạc cụ dân tộc nữa phải không?

Lúc nhỏ chỉ nhìn các cụ trong làng chế tác các nhạc cụ các loại tôi rất thích nhưng mãi tới năm hơn 20 tuổi tôi mới học chơi đàn, nghe tiếng đàn là mê. Ban đầu học thấy khó, mãi 1 năm sau tôi mới biết đánh đàn n’jưl - một nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu. Hiện nay, tôi có thể chơi và chế tác một số loại nhạc cụ người Cơ Tu và tham gia đánh trống chiêng khi có lễ hội rồi tham gia múa, chơi nhạc cụ cùng tổ dân vũ. Việc tạo ra những tác phẩm mang đậm bản sắc riêng, giúp người xem khám phá và hiểu rõ hơn về văn hóa độc đáo của cộng đồng Cơ Tu.

Vâng, có phải niềm đam mê, tình yêu văn hóa dân tộc là động lực để ông không chỉ hát hay, đàn giỏi mà còn biết nhiều nghề truyền thống Cơ Tu hay không?. Trong các nghề truyền thống này, nghề nào gắn bó với ông hơn cả? 

Tôi cũng có chút năng khiếu về điêu khắc. Tôi hay làm hòm cho người đã khuất, điêu khắc, chạm, trổ mồ mả… theo cách truyền thống của người Cơ Tu. Chỉ cần tôi nhìn nơi khác làm dù chỉ một lần thì tôi về làm y như vậy.

Điêu khắc quan tài gỗ và làm mồ mả của người Cơ Tu có gì đặc biệt hơn so với các dân tộc khác?

Quan tài Cơ Tu có đặc trưng riêng, gỗ tròn, vanh 200cm (đo vòng gỗ tròn), chia làm đôi thân gỗ đó. Sử dụng đục, rìu, xuồng (đồ mộc) để bỏ dăm, tạo rỗng trong thân cây, khi up lại 2 miếng gỗ lại tạo thành cái hòm cho người đã khuất. Còn chạm trổ bên ngoài thì theo yêu cầu người mua. Ai muốn con rồng thì mình khắc rồng, ai muốn rắn thì mình khắc rắn.Giờ đây, ai cũng mua hòm từ đồng bằng hết, không dùng hòm truyền thống nữa. Những chiếc hòm chưa được trang trí nên không có sơn đỏ thì mình mua giấy đỏ dán vào. Ở xã có vài người biết làm, riêng ở thôn tôi thì chỉ có một mình tôi biết làm thôi.

Còn kiến trúc mộ của người Cơ Tu thì có gì khác?

Đối với xây dựng mồ mã người Cơ Tu gồm có: 6 cây trụ, Diện tich mộ cũng vừa phải, chiều dài và chiều rộng đủ thân hòm thôi. Khuôn viên mộ tầm 2m nữa. Xung quanh mộ được trang trí bởi các vật dụng người đã khuất, đối với nam giới thì có trang trí thêm thanh la, trống, chiêng, tượng vài người đánh trống chiêng hoặc tượng người nam cầm cái khiêng trong điệu mua tân tung da dặ. Làm những tượng trang trí mồ người Cơ Tu rất công phu, làm cả tháng trời vẫn chưa xong. Ở thân cột đẽo thêm vài con rắn, thằn lằn; trên nóc mồ vẽ ổ gà, đuôi vịt; hai bên chop mồ 2 sừng trâu được đặt trên đầu heo. Gia đình có điều kiện giết mổ để cúng bái con gì mình vẽ, khắc, đục tại hình những con đó. Ngoài ra, đục tượng người với những khuôn mặt rùng rợn, biểu trưng cho những con ma đã hiện thân ở khu vực này, để  bảo vệ ngôi mộ không bị phá.

Ngoài điêu khắc, được biết già còn giỏi về đan lát truyền thống Cơ Tu?  

Nghề đan lát này có từ thời ông tôi đến cha tôi rồi truyền lại cho tôi. Tôi cũng đam mê nó, nên từ sớm tôi đã học và học rất nhanh. Những sản phẩm tôi hay làm những vật dụng trong nhà đó là gùi, giỏ xách, rổ, rá,... Tôi và các nghệ nhân trong làng lên rừng tìm nguyên liệu, tìm mây về làm cũng vất vả lắm. Nay mình có tuổi rồi, lên rừng té lên té xuống. Lúc tôi kéo mây, sém bị rớt xuống ghềnh đá. Giờ tôi không vào rừng tự kiếm mây nữa mà nhờ các con đi kiếm. Tôi ở nhà đan thôi.

Trước thực trạng  giới trẻ không mấy mặn mà nghề đan lát truyền thống, già và các nghệ nhân xã Hòa Bắc đã và sẽ làm gì để nghề truyền thống của người Cơ Tu không bị thất truyền?

Tôi truyền cách đan lát này cho con gái, nay nó cũng biết đan rồi. Nếu mình không truyền lại thì nghề truyền thống của dân tộc mình sẽ bị mai một. Ngoài ra, tôi còn đi tham gia tại các lễ hội ở địa phương biểu diễn đan lát nhằm mục đích giữ gìn và phát huy nghề đan lát này. Bởi đây là nghề phục vụ cuộc sống thường ngày của bà con và là nét văn hóa lâu đời. Nó có tầm quan trọng với bà con Cơ Tu là vậy, nên cần phải gìn giữ và phát triển hơn nữa.

Tại sao già cho rằng việc duy trì nghề đan lát là quan trọng đối với cộng đồng và văn hóa của mình?

Bởi việc tạo ra những tác phẩm mang đậm bản sắc riêng, đưa người xem đến khám phá và hiểu rõ hơn về văn hóa độc đáo của cộng đồng Cơ Tu. Ngoài ra, khi có khách du lịch đến làng du lịch cộng đồng Tà Lang, Giàn Bí thì tôi cũng bán được ít sản phầm đan lát thu về 10 - 12 triệu đồng/năm. Rồi tham gia múa, chơi nhạc cụ cùng tổ dân vũ của 2 thôn để phục vụ khách du lịch, mỗi dịp biểu diễn như thế tôi nhận được 100-150/lượt./.

Vâng, một lần nữa xin cảm ơn già Alăng Mỹ đã tham gia cuộc trò chuyện với PV Chương trình phát thanh Tiếng Cơ Tu của Đài TNVN. Chúc già luôn mạnh khỏe và giữ mãi niềm đam mê và làm cho văn hóa Cơ Tu ngày càng phát triển và lan tỏa./. 

PV VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC