Trại bhrợ boọc coọch Cơ Tu – Đhị k’rong pazưm lâng clan bhứah liêm râu tin đươi văn hoá ty chr’nắp
Thứ sáu, 14:31, 04/08/2023 PV A Lăng Lợi-TTMT PV A Lăng Lợi-TTMT
G’lúh trơợp đhị chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế bhrợ Trại lêy bhrợ boọc coọch ty chr’nắp Cơ Tu. Nâu đoo nắc vel đông tr’nơợp âng tỉnh Thừa Thuên Huế bhrợ trại lêy bhrợ đắh boọc coọch n’loong âng acoon cóh. Bhiệc bhan k’rong pa zưm 36 nghệ nhân ooy zâp chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; chr’hoong Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng; chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế lâng Khoa boọc coọch, Trường Đại học Nghệ thuật Huế.

 

Thị trấn Khe Tre, chr’hoong Nam Đông đợ t’ngay lứch c’xêê 7 dưr váih r’rộ r’răm lâng đhanuôr, ta mooi chô pấh lêy chi ớh đhị trại lêy bhrợ boọc coọch ty chr’nắp Cơ Tu g’lúh 1, c’moo 2023. Đhị đâu, 36 nghệ nhân xoọc p’zay ặt bhrợ đợ bh’rợ boọc coọch n’loong ty chr’nắp âng manứih Cơ Tu. Nâu cơy, ahêê đh’rứah prá xay lâng zâp nghệ nhân nâu ớ.

Chắp hơnh a’dêy, a’dêy lêy xay moon ooy đây?

Ớ, acu nắc Arâl Ahing, cóh chr’val Thượng Long, chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ớ, a’dêy xoọc bhrợ j’ngâl n’hâu nặc đoo?

Acu xoọc boọc bhrợ a’chim Triing. Nâu đoo nắc râu a’chim âng đhanuôr Cơ Tu chắp kiêng.

A’dêy bhrợ a’chim Triing nâu tơợ n’loong hâu?

Nâu đoo nắc n’loong Dổi nghệ.

Hâu tu lêy pay n’loong nâu ha dợ cắh n’loong lơơng?

Tu n’loong nâu vêy pr’hoọm bhoọc liêm. Mặ ặt zâng lâng đhr’năng plêệng k’tiếc cắh liêm crêê, choom đươi đenh tước k’ha riêng c’moo.

Cơnh đêếc, a’chim Triing chr’nắp ha cơnh lâng manứih Cơ Tu ha dợ a’dêy lêy bhrợ a’chim nâu?

Nâu đoo nắc a’chim chr’nắp pr’hắt lâng ma bhưy, pazưm lâng xa nay t’ruíh bh’lêê bh’la âng đhanuôr Cơ Tu ahay. Manứih Cơ Tu chắp kiêng a’chim nâu. Manứih Cơ Tu k’noọ, ngai vêy bơơn a’chim nâu nắc pr’đoọng k’van.

Ớ, chắp hơnh a’dêy!

Đhị trại bhrợ boọc coọch g’lúh nâu, chr’hoong Nam Đông ơy lêy pay zâp râu n’loong ga mắc liêm cơnh n’loong, Sơn, Lim, Dổi nghệ, kiền kiền... choom mặ zâng lâng đhr’năng plêệng k’tiếc cắh liêm crêê lâng nhâm mâng tước k’ha riêng c’moo. Tơợ đợ c’nắt n’loong lêy ngoọ cắh râu, ha dợ chô tước tr’pang têy boọc coọch liêm choom âng zâp nghệ nhân ơy bhrợ t’váih đợ j’ngâl liêm chr’nắp. Lâng đợ râu pr’đươi pr’dua cơnh a’chị, chuung, pạ, cưa... zâp nghệ nhân manứih Cơ Tu liêm choom boọc bhrợ đợ n’loong liêm bấc pr’hoọm chr’nắp, p’cắh râu chr’nắp đắh acoon manứih, ooy vũ trụ, plêệng k’tiếc lâng zâp j’niêng bh’rợ đắh ặt ma mung, pa bhrợ âng đhanuôr acoon cóh. Ahêê đh’rứah chô pấh lêy đhị zr’lụ boọc coọch âng zâp nghệ nhân tước tơợ Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, xơợng apêê xay moon ooy bh’rợ âng đay ha cơnh?

Ớ, chắp hơnh anoo Arâl Nhức! Anoo xoọc boọc bhrợ j’ngâl ooy manứih k’căn Cơ Tu ha mệ k’coon cắh lua?

Ớ, crêê lấh nắc k’căn xoọc ha mệ k’coon đoọng m’măm.

Chê, lêy tơợ cr’liêng mắt, cr’chăng âng k’căn lêy k’coon xoọc ặt đhị têy k’căn ha mệ liêm bhlâng. Anoo xay moon ooy râu chr’năp đắh bh’rợ nâu âng đay ha cơnh?

J’ngâl nâu ta moon nắc sữa nguồn. Acu kiêng pa gơi cr’liêng xa nay tước zâp apêê pr’zợc p’niên Cơ Tu nắc ta luôn hay k’noọ tước đác tóh k’căn. Lêy hay ooy tơơm ríah ơy băn pa dưr a’đay, hay lâng chắp kiêng đợ râu văn hoá âng acoon cóh đay.

Ớ, chắp hơnh anoo Arâl Nhức ơy ting tr’pác xay đắh bh’rợ âng đay. Chắp pr’hay bhlâng.

Đhanuôr manứih Cơ Tu ắt ma mung lấh mơ nắc cóh zâp chr’hoong k’coong ch’ngai Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang âng tỉnh Quảng Nam; Nam Đông, A Lưới âng tỉnh Thừa Thiên Huế lâng 2, 3 chr’val cóh chr’hoong Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Đhanuôr Cơ Tu vêy mưy bha nọ văn hoá ty chr’nắp vêy bấc pr’hoọm lâng bấc râu chr’nắp liêm đắh văn hoá. Đh’rứah lâng bhiệc prá pr’ma, bhrợ bh’noóch, múa tân tung da dặ, bh’rợ taanh n’đoóh a’doóh ơy bơơn ta moon nắc K’kir Văn hoá phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung, bh’rợ boọc coọch cung bơơn ta lêy nắc mưy râu chr’nắp liêm ooy pr’hoọm chr’nắp âng đhanuôr Cơ Tu. Lâng manứih Cơ Tu, nghệ thuật boọc coọch n’loong bhrợ p’cắh ooy pr’ắt tr’mung cung cơnh cr’noọ cr’niêng zư lêy đợ chr’nắp văn hoá vật thể lâng phi vật thể ty chr’nắp âng acoon cóh. Ting pấh bhrợ bh’rợ boọc coọch nâu, lấh 29 nghệ nhân Cơ Tu, vêy 7 cha nặc ooy Khoa boọc coọch, Trường Đại học Nghệ thuật Huế. T’coóh Phan Thanh Quang, giảng viên Khoa boọc coọch, Trường Đại học Nghệ thuật Huế moon:“Bh’rợ boọc coọch âng đhanuôr Cơ Tu vêy chr’nắp liêm lalay. Ooy đợ c’léh bh’rợ chr’nắp liêm, bhrợ đoọng bấc ngai kiêng chấc lêy năl ghít. Zâp bh’rợ boọc coọch âng manứih Cơ Tu bhrợ đoọng manứih lêy râu chr’nắp ma bhưy âng zâp bh’rợ. Zâp bh’rợ nâu zêng mưy xa nay t’ruíh chr’nắp bhrợ ooy cr’noọ bh’rợ. Lâng bhrợ pa dưr, clan bhứah râu cr’noọ tr’kiêng đắh văn hoá ha lang p’niên Cơ Tu.”

Xang 10 t’ngay tơợ t’ngay 20 tước 29/7 p’zay boọc bhrợ, zâp nghệ nhân, apêê boọc bhrợ ơy bhrợ liêm xang lấh 140 pr’đươi pr’dua boọc coọch n’loong. Ooy đâu, 72 pr’đươi bh’rợ ooy j’ngâl manứih; 71 j’ngâl ooy a’chim a’đhắh, pa bhrợ, j’niêng bh’rợ bơơn đươi pa chăm cóh Gươl, đông đh’rơơng, ping xal lâng ooy pr’ắt tr’mung zâp t’ngay cung cơnh đhị zâp bêl bhiệc bhan ty chr’nắp. Đhị lêy chơớih pay, xay moon, chấm điểm, Ban tổ chức ơy đoọng 8 giải nhất, nhì, ba lâng 5 ch’ner p’too p’zương ha zâp j’ngâl chr’nắp liêm. T’coóh Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl, zâp bh’rợ lêy boọc coọch nâu nắc bơơn vel đông số hoá đoọng têêm ngăn quyền k’đhơợng zư ting cơnh quy định, bơơn zư lêy quyền tác giả lâng zâp pr’đươi bh’rợ nâu lâng đợc p’cắh đhị bhươn tượng vel văn hoá Cơ Tu âng chr’hoong. Đhị đâu nắc đhị đoọng p’too pa choom lang p’niên Cơ Tu đăh zư lêy văn hoá ty chr’nắp lâng nắc đhị lêy t’pấh ta mooi chô lêy chi ớh, chấc lêy năl đắh văn hoá vel đông bêl chô ooy k’coong ch’ngai Nam Đông:“Zâp pr’đươi bh’rợ đhị Hội trại g’lúh nâu zêng bơơn cơnh mơ k’đươi moon, nắc xay moon liêm ghít chr’nắp âng đhanuôr Cơ Tu. Bhrợ p’cắh đhị 3 râu bh’rợ nghệ thuật boọc coọch đhị không gian ma mung chr’nắp ma bhưy lâng bh’rợ boọc coọch đhị không gian bhiệc bhan âng đhanuôr Cơ Tu. Lâng râu chr’nắp lấh mơ nắc bhrợ pr’đơợ đoọng ha lang p’niên âng manứih Cơ Tu bơơn lêy lâng hâng hơnh ooy đắh râu văn hoá ty chr’nắp âng acoon cóh đay./.”

Trại sáng tác Điêu khắc Cơ Tu –

Nơi hội tụ tài năng và lan tỏa niềm đam mê văn hóa truyền thống

Lần đầu tiên tại huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra Trại sáng tác Điêu khắc truyền thống Cơ Tu. Đây là địa phương đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Trại sáng tác về điêu khắc gỗ của dân tộc thiểu số. Sự kiện hội tụ 36 nghệ nhân ở các huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và Khoa Điêu khắc,Trường Đại học Nghệ thuật Huế.

Thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông những ngày cuối tháng 7 trở nên nhộn nhịp, rộn ràng người dân và du khách đến tham quan Trại sáng tác Điêu khắc truyền thống Cơ Tu lần thứ I, năm 2023. Nơi đây, 36 nghệ nhân đang say sưa, cần mẫn chế tác những tác phẩm điêu khắc gỗ truyền thống của người Cơ Tu.  Bây giờ, chúng ta cùng trò chuyện với các nghệ nhân nhé!

PV: Xin chào ông, ông có thể giới thiệu về mình ạ?

- Arâl Ahing: Vâng tôi là Arâl Ahing, ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

PV: Vâng, ông đang chế tác bức tượng gì đó ạ?

- Arâl Ahing: Tôi đang chạm trổ con chim Triing. Đây là loại chim mà cộng đồng Cơ Tu yêu quý nhất.

PV: Ông tạo hình chim Triing từ loại gỗ gì mà lạ thế ạ?

- Arâl Ahing: Đây là  gỗ Dổi nghệ.

PV: Vì sao ông lại chọn loại gỗ này mà không phải loại gỗ nào khác ạ?

- Arâl Ahing: Vì loại gỗ này có màu trắng ngà tự nhiên rất đẹp. Loại gỗ này có sức chịu với thời tiết khắc nghiệt, có tuổi thọ có thể lên đến hàng trăm năm.

PV: Thế chim Triing có ý nghĩa như thế nào với người cơ Tu mà ông lại chọn tạc tượng loài chim này?

- Arâl Ahing: Đây là con chim  thuộc dòng quý hiếm và thiêng, gắn với truyền thuyết về cộng đồng người Cơ Tu xa xưa. Người Cơ Tu rất quý loài chim này. Người Cơ Tu quan niệm, ai có được loài chim này sẽ rất may mắn và giàu sang.

Tại Trại sáng tác điêu khắc lần này, huyện Nam Đông đã lựa chọn các loại gỗ tốt như gỗ Sơn, Lim, Dổi nghệ, kiền kiền… có thể chịu thời tiết khắc nghiệt và có sức bền lên đến hàng trăm năm. Từ những khúc gỗ vô tri vô giác, qua bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân đã dần hình thành những bức tượng gỗ sinh động và huyền bí. Chỉ với những dụng cụ đơn giản như rựa, rìu, đục, cưa,... các nghệ nhân người Cơ Tu đã khéo léo đục đẽo nên những bức tranh gỗ, những bức tượng đầy màu sắc và cực kỳ sinh động, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan về vũ trụ, trời đất, vạn vật và cả phong tục tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất của cộng đồng dân tộc. Chúng ta cùng đến tham quan khu vực điêu khắc của các nghệ nhân đến từ Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, xem họ chia sẻ về tác phẩm của mình như thế nào?

PV: Vâng xin chào anh Arâl Nhức! Ồ, anh đang chạm trổ một tượng người mẹ Cơ Tu bồng con phải không ạ?

Arâl Nhức: Vâng, nhưng đúng hơn là mẹ đang bồng con bú sữa!

PV: Chà, các chi tiết từ ánh mắt, nụ cười của người mẹ nhìn con đang nằm trên vòng tay rất nét, rất có hồn đấy ạ. Anh có thể chia sẻ ý nghĩa về tác phẩm này của mình được không ạ?

Arâl Nhức: Bức tượng này được gọi là sữa nguồn. Tôi muốn gửi thông điệp đến các bạn trẻ Cơ Tu rằng hãy luôn nhớ mình lớn lên từ dòng sữa mẹ. Hãy luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về gốc gác đã nuôi lớn mình, nhớ  và yêu bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

PV Vâng! Xin cảm ơn anh Arâl Nhức đã chia sẻ về tác phẩm của mình. Rất độc đáo và ý nghĩa ạ!

Cộng đồng người Cơ Tu sinh sống chủ yếu ở các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang của tỉnh Quảng Nam; Nam Đông, A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế và một số xã miền núi ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đồng bào Cơ Tu có một kho tàng văn hóa truyền thống giàu bản sắc và nhiều giá trị văn hóa lâu đời, tốt đẹp. Cùng với nghệ thuật nói lý, hát lý, múa tân tung da dă, nghề dệt thổ cẩm đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nghệ thuật điêu khắc cũng được xem là một nét độc đáo mang đậm bản sắc của đồng bào Cơ Tu. Với người Cơ Tu, nghệ thuật điêu khắc gỗ thể hiện về thế giới cuộc sống xung quanh cũng như khát vọng lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của dân tộc. Tham gia Trại sáng tác lần này, ngoài 29 các nghệ nhân Cơ Tu, có 7 các tác giả ở Khoa Điêu khắc, Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Ông Phan Thanh Quang, giảng viên Khoa Điêu Khắc, trường Đại học Nghệ thuật Huế chia sẻ cảm nhận của mình: “Nghệ thuật điêu khắc đồng bào Cơ Tu mang nét đặc sắc riêng. Qua những hình khối mộc mạc, đơn giản nhưng lại rất huyền bí, tạo ra được sự tò mò cho những người xem. Các tác phẩm điêu khắc của người Cơ Tu, tạo cho người xem thấy được linh hồn của từng tác phẩm. Mỗi tác phẩm đều có một câu chuyện thú vị tạo ra được chiều sâu về tâm hồn. Đồng thời khơi dậy và lan tỏa tình yêu bản săn văn hóa tốt đẹp cho giới trẻ Cơ Tu.”  

Sau 10 ngày từ 20 đến 29/7 miệt mài sáng tác, các nghệ nhân, nhà điêu khắc đã hoàn thành hơn 140 tác phẩm điêu khắc gỗ. Trong đó, 72 tác phẩm tượng người phù điêu; 71 tác phẩm tượng về động vật, lao động sản xuất, tín  ngưỡng được dùng trong trang trí Gươl, nhà dài, nhà mồ và trong đời sống hằng ngày cũng như như trong các lễ hội truyền thống. Qua bình chọn, đánh giá, chấm điểm, Ban tổ chức đã trao 8 giải nhất, nhì, ba và 5 giải khuyến khích cho các tác phẩm tiêu biểu. Ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, các tác phẩm điêu khắc này sẽ được địa phương số hóa để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ theo quy định, được bảo hộ quyền tác giả đối với từng tác phẩm và trưng bày tại vườn tượng Làng văn hóa Cơ Tu của huyện. Đây sẽ là nơi để giáo dục giới trẻ Cơ Tu về bảo tồn văn hóa truyền thống và là địa chỉ thu hút du khách tìm hiểu văn hóa bản địa khi đến với miền núi Nam Đông:“Các tác phẩm Hội Trại lần này đều đạt yêu cầu, đó là phản ánh rõ nét đặc trưng của đồng bào Cơ Tu. Thể hiện ở 3 loại hình nghệ thuật đó là nghệ thuật điêu khắc trong đời sống hàng ngày, nghệ thuật điêu khắc ở không gian đời sống tâm linh và nghệ thuật điêu khắc ở không gian lễ hội của cộng đồng Cơ Tu. Và quan trọng hơn là tạo điều kiện cho lớp trẻ của người Cơ Tu thấy được và tự hào về bản sắc văn hóa  truyền thống của dân tộc mình./.”

PV A Lăng Lợi-TTMT

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC