T’rang tơợ rau prá xay âng apêê t’cooh t’ha ma nuyh Cơ Tu
Thứ sáu, 08:20, 24/11/2023 PV VOV-Miền Trung PV VOV-Miền Trung
Bêl t’cooh đhur, ma nuyh Cơ Tu buôn ra văng bhrợ t’rang đoọng ha c’la lâng ma nuyh đong đay. Nâu đoo năc pr’đươi chr’năp bơơn ta đoọng căh cợ c’la đay bhrợ đoọng đươi bêl ting chô lâng a bhô dang.

 

 

Coh đhr’nong đong liêm mâng toor c’lâng bhlầng 14G đhị  vel Tống Coói, chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, t’cooh Y Kông đơc muy zr’lụ đoọng ra pặ pa căh zập pr’đươi pa têệt lâng pr’ặt tr’mông, văn hóa âng đhanuôr Cơ Tu đăh Tây tỉnh Quảng Nam. Muy coh pazêng pr’đươi âng t’cooh Kông chăp bhlầng năc t’rang âng đoo chấc bhrợ. C’moo đâu năc ruh lâh 90 c’moo ơy, đhơ căh dzợ lâh hay zập rau, ha dợ mơ chu moon tước t’rang âng đoo, năc lêy bran mắt đoo bhưưng ang. Ch’ol têy ooy t’rang vêy ta cooch boọc liêm cra, đơc coh đong bhlầng ơy đanh lâh 20 c’moo đâu, t’cooh Kông truih, t’rang nâu năc a đoo bhrợ đanh 5 c’xêê, t’rang ta bhrợ tơợ n’loong h’rôông ga măc tước 3 cha năc ga vặt: “Acu bhrợ t’rang nâu ơy đanh tơợ 20 c’moo hay, đơc tước bêl a cu căh dzợ nắc đươi. T’mooi du lịch tước đâu lêy, apêê kiêng câl lâng chr’năp 70 ức đồng ha dợ cu căh pa câl. Acu bhrợ t’rang nâu đanh bhlầng. N’loong nâu năc bơơn tơợ crâng ch’ngai, lâh bơr zệt cha năc đha đhâm glụ chô ooy đong, n’loong h’rôông nâu đơc k’ha riêng c’moo cung doọ choom ha’uh, doọ u hư. Coh t’rang cu boọc muy đăh năc 1 p’nong ruôih, muy đăh năc 1 p’nong t’rị. Bêl căh dzợ ma mông, ma nuyh Cơ Tu năc vêy ha đay muy bh’nơơn ca nooch. T’mêê đâu, k’điêl cu căh dzợ năc cu bhrợ 1 p’nong t’rị, 1 p’nong k’roọc”.

T’rang vêy ta boọc t’rị lâng ruôih coh mị đăh, t’cooh Y Kông moon, t’rị năc bh’năn ga măc bhlầng coh đong, ha dợ ruôih năc ga măc bhlầng coh crâng. 2 p’nong nâu pa căh đoọng ha c’rơ lâng rau ga măc chr’năp ma bhuy. Lâh mơ, 2 đăh t’rang âng đay, t’cooh Kông dzợ boọc bhrợ 2 p’nong bhi dưa lâng chr’năp năc bhi dưa cha groong đoọng ha đay bêl chô lâng a bhô dang. T’cooh Y Kông cung đoọng năl, lang a hay, đha đhâm Cơ Tu dzợ c’rơ liêm năc chấc bhrợ đoọng ha đay muy bêệ t’rang đoọng đươi bêl ting chô lâng a bhô dang, doọ k’đươi căh cợ bhrợ pa nhưh apêê lơơng. Lâh mơ, t’rang năc rau chr’năp bhlầng cơnh lâng ma nuyh Cơ Tu đơc cher đoọng ha da dich bha bhướp, ca conh ca căn lâng ma nuyh đong đhị bêl bhiệc bhan căh cợ zooi pazêng pr’loọng k’đhap k’ra, đợ ngai căh choom bhrợ căh cợ căh mặ câl t’rang.

Ting cơnh apêê Cơ Tu t’cooh t’ha, ping lâng t’rang năc pazêng cr’noọ bh’rợ đơơng chr’năp liêm, đơơng r’vai r’ô âng a bhô dang âng ma nuyh Cơ Tu. Ha dợ năc lêy ting zr’lụ, ting vel bhươl lâng pr’đơợ âng zập pr’loọng đong cung cơnh pr’ặt tr’mông âng ma nuyh căh dzợ ma mông n’nặc lâng rau z’hai g’lăng âng nghệ nhân boọc cooch nắc bhrợ t’vaih t’rang. Ting cơnh t’cooh Alăng Mỹ, ma nuyh choom ca cooch Cơ Tu đhị chr’val Hòa Bắc, chr’hoong Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng moon, t’rang âng ma nuyh Cơ Tu zêng bhrợ tơợ bha lầng n’loong ga măc, bơơn bh’lưah đhị m’pâng, muy bh’lưah t’bêch ma nuyh căh dzợ moon năc t’rang căn muy bh’lưah bhrợ tr’lăp năc moon t’rang conh lâng bơr bêệ a cọ t’rị doọ choom tr’têr ooy bha lầng âng t’rang: “Chr’năp âng t’rang Cơ Tu buôn chơih pay tơơm n’loong 200 gr’vir, bhlưa đhị m’pâng vaih 2 bh’lưah, xang năc bọoc lơi clu; đăh nguôi t’rang năc cooch pa chăm rau đay kiêng. Apêê buôn đươi bhi dưa năc đay boọc bhi dưa, apêê kiêng đươi k’xanh năc đay boọc bhrợ k’xanh. T’rang âng ma nuyh Cơ Tu lalay lâng t’rang apêê a đhuôc năc t’rang ma nuyh Cơ Tu bha lầng n’loong vil lâng vêy boọc pa chăm, ha dang t’rang căh vêy sơn năc pay t’bọo bha ar bhrôông. Lalăm a hay cu bhrợ t’rang căh vêy pay zên, bhrợ cher đoọng ha pêê”.

Cung ting cơnh t’cooh Alăng Mỹ, tơợ bêl Thủ tướng Chính phủ pa căh xa nay căh dzợ đoọng pay n’loong tơợ crâng moọt c’moo 1993 tước nâu kêi, đhanuôr Cơ Tu buôn câl t’rang tơợ a đhuôc. Ha dợ ping năc dzợ bhrợ cơnh j’niêng âng ma nuyh Cơ Tu: “Ping âng ma nuyh Cơ Tu lalay lâng ping apêê a đhuôc, năc vêy zập 6 bêệ t’nol; ping bhrợ bhưah đhiệp t’moọt t’rang a năm, ch’ngai tơợ bọong tập mơ 2m, đhiêr ping năc vêy xr’rặ k’bhọor, chiing, cha gâr, 2 cha năc ma nuyh k’đhơợng pa nooh, đhiêr đêêc năc xr’rặ ta rị, k’dông, cọp; ha dợ; đhị tr’lăp t’rang năc xr’rặ acọ a tưch, xooi a đha mị đăh; t’ghê t’rị . Lêy bhuôih n’hau năc đay xr’rặ coon n’nặc”.

Lâh mơ z’hia c’năl bhrợ T’rang, ping, t’cooh Y Kông lâng t’cooh Alăng Mỹ dzợ năc pazêng ma nuyh tr’haanh bhlầng đăh tr’naanh, ca cooch, bhrợ zập tr’cọo x’nưl… Anhi năc cung đợ hắt ma nuyh chăp kiêng lâng năl ghit ooy chr’năp văn hóa ma nuyh Cơ Tu. T’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, muy coh pazêng vel đong dzợ zư đơc bấc chr’năp văn hóa liêm pr’hay âng đhanuôr Cơ Tu đhị tỉnh Quảng Nam, xay moon dal c’rơ chr’năp apêê t’cooh t’ha, ma nuyh bấc ngai chăp đăh bh’rợ zư lêy, pa dưr văn hóa Cơ Tu đoọng ha lang t’tun: “Ooy apêê t’cooh t’ha đhị vel đong xoọc đâu năc vêy t’cooh Y Kông, muy coh pazêng ma nuyh t’cooh t’ha g’lăng z’hai, bhriêl choom lâng nân năl bấc rau ooy chr’năp văn hóa Cơ Tu, ma nuyh căh muy đhị chr’hoong nâu năc đhị lơơng năl tước cung zêng chăp a đoo. Lâh mơ, t’cooh Y Kông dzợ vêy t’cooh Arâl Bluc, t’cooh Clâu Nhím, t’cooh Ating Đhân… cung năc vêy bấc bh’rợ zư lêy chr’năp văn hóa Cơ Tu. Apêê t’cooh năc pazêng manuyh llưch loom xay moon đoọng ha lang t’tun zư đơc, pa dưr chr’năp văn hóa ty đanh âng ma nuyh đay, bơơn chính quyền xay moon dal. Năc t’mêê đâu, UBND chr’hoong ơy về Đề án zư leye lâng pa dưr chr’năp văn hóa âng manuyh Cơ Tu cr’chăl c’moo 2021 - 2025, t’hước tước c’moo 2030 đoọng zư pa dưr chr’năp văn hóa liêm chr’năp./.

T’Rang qua câu chuyện của các già làng Cơ Tu

 Khi tuổi xế chiều, người Cơ Tu thường chuẩn bị sẵn cho riêng mình và người thân những cỗ quan tài. Đây là vật quý được biếu, tặng hoặc cũng có thể do tự tay họ làm để sử dụng khi về với Yàng.

Trong ngôi nhà khang trang nằm sát Quốc lộ 14G ở thôn Tống Coói, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, già làng Y Công dành hẳn một gian trưng bày các cổ vật gắn liền với đời sống sản xuất, văn hóa của đồng bào Cơ Tu phía Tây tỉnh Quảng Nam. Một trong những  hiện vật mà ông rất tâm đắc, xem như “báu vật” của tuổi già là cỗ quan tài tự tay mình chế tác, chạm trổ công phu. Năm nay đã ngoài 90 tuổi, không còn minh mẫn như xưa nhưng mỗi khi nhắc đến cỗ quan tài của mình, mắt già Công lại ánh lên niềm tự hào. Chỉ vào chiếc quan tài sáng bóng với nhiều đường nét chạm trổ tinh xảo, đặt trang trọng trong buồng nhà đã hơn 20 năm nay, Già Y Kông kể, cỗ quan tài hình chiếc thuyền này là thành quả sau hơn 5 tháng ròng rã tự ông đục đẽo, chạm khắc từ cây gỗ Dổi nguyên khối đường kính gần 3 người ôm: “Tôi làm quan tài cho tôi cách đây hơn 20 năm rồi để khi nào tôi chết thì bỏ tôi vô đây. Khách du lịch đến đây xem họ rất thích trả tôi 70 triệu đồng rồi mà tôi không bán. Tôi làm cái hòm này hết mấy tháng. Cây này phải lấy từ rừng sâu, mấy chục thanh niên kéo về đây, cây này là gỗ Dổi, gỗ này cả trăm năm không mục, không hư, còn chôn dưới đất  thì nó sẽ tươi lại nên để mấy cũng không mục, không hư. Trên hòm điêu khắc 1 bên là con voi, 1 bên là con trâu. Khi chết rồi, người Cơ Tu đặc biệt phải có Ca nóoch. ”.

Mân mê cỗ quan tài hình chiếc thuyền 2 đầu chạm trổ hình con trâu và con voi, Già Y Kông giải thích, con trâu là con vật nuôi to nhất trong nhà, còn con voi là con thú to nhất trong rừng. 2 con vật này tượng trưng cho sức mạnh và sự to lớn. Ngoài ra, 2 bên thân cỗ quan tài của mình, già Kông còn khắc 2 con rồng với ý niệm những con vật này sẽ phò trợ cho mình khi về với thế giới bên kia. Già Y Kông cũng cho biết, ngày xưa, những người đàn ông Cơ Tu khỏe mạnh đều tự tay làm cho mình cỗ quan tài để khi nhắm mắt, xuôi tay sẽ không làm phiền đến người thân, họ hàng. Ngoài ra, quan tài còn được người Cơ Tu xem là vật quý giá dành tặng ông bà, cha mẹ, những người thân yêu mỗi dịp lễ, hội hoặc hỗ trợ những gia đình khó khăn không có điều kiện làm hoặc mua quan tài.

Theo các bậc cao niên Cơ Tu, nhà mồ và quan tài là những công trình kiến trúc mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về Tổ tiên, ông bà của người Cơ Tu. Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi vùng, mỗi làng và điều kiện của mỗi gia đình cũng như thân phận của người chết và tài hoa của nghệ nhân điêu khắc sẽ tạo nên sự đa dạng của cỗ quan tài. Song theo già A Lăng Mỹ, nghệ nhân điêu khắc Cơ Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng về cơ bản, quan tài của người Cơ Tu đều được làm từ thân cây lớn nguyên vẹn, được xẻ làm đôi, phần nắp, phần thân và hai đầu trâu dính chặt vào thân không có mộng nối: “Đặc trưng quan tài Cơ Tu thường chọn cây có 200 vân, đục tròn, cưa 2 phần ở giữa, 1 phần ở trên là nắp cũng đục tròn, mình lấy rìu đục trong nớ, rồi sử dụng thêm cái xuồng để đẩy dăm; mình chỉ trạm trổ bên ngoài thôi. Họ yêu cầu trạm trổ con rồng là mình làm con rồng; ai yêu cầu vẽ rắn thì mình vẽ rắn. Quan tài Cơ Tu khác với quan tài của người kinh ở chỗ hòm của người Cơ Tu là hình tròn và thường có trang trí, nếu hòm không sơn thì mình phải mua giấy đỏ dán lại. Ngày xưa mình làm hòm không lấy tiền, chỉ làm giúp thôi”.

Cũng theo già A Lăng Mỹ, từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành lệnh cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên vào năm 1993 đến nay, người Cơ Tu thường mua quan tài làm sẵn thay vì tự làm như trước. Riêng phần mộ của người Cơ Tu vẫn làm theo lối truyền thống: “Mộ của người Cơ Tu khác với mộ của người Kinh, phải có đủ 6 cái trụ; phần thân mộ chỉ làm vừa đủ quan tài thôi, còn ra bên ngoài  khoảng gần 2 mét chiều ngang rồi họ vẽ xung quanh mộ thanh la, chiêng, trống, vẽ 2 người cầm dùi, xung quanh vẽ rùa, rắn, thằn lằn, kỳ đà; còn trên nắp mộ thì vẽ cổ gà, đuôi vịt 2 bên; sừng trâu làm trên cỗ heo. Lễ mả chay phải vẽ đầy đủ nếu cúng con gì phải vẽ con đó”.

Ngoài kinh nghiệm làm T’rang, nhà mồ, già Y Kông và già A Lăng Mỹ còn là những nghệ nhân có tiếng về đan lát, điêu khắc, chế tác nhạc cụ... Các ông cũng là số ít người còn lại rất đam mê và am hiểu văn hóa truyền thống Cơ Tu. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, một trong những địa phương còn lưu giữ nhiều văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, đánh giá rất cao vai trò của người cao tuổi, già làng, người uy tín trong việc gìn giữ, bảo tồn và trao truyền văn hóa Cơ Tu cho thế hệ tương lai: “Về người lớn tuổi trên địa bàn huyện hiện nay có thể kể đến  ông Y Kông, một trong những cây cổ thụ, nghệ nhân văn hóa Cơ Tu, người có uy tín không chỉ của huyện mà trên địa bàn cả tỉnh. Ngoài ông Y Công còn có ông A Râl Blúc, ông CLâu Nhím, ông Ating Đhân…cũng đã có nhiều hoạt động giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa Cơ Tu. Các ông cũng chính là những người tích cực tuyên truyền cho các thế hệ con cháu lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, được chính quyền đánh giá rất cao. Và vừa rồi UBND huyện cũng đã có Đề án bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa của tộc người Cơ Tu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 để mà lưu giữ lại văn hóa truyền thống”./.

  

PV VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC