THÂNG DƯƠNG TỈ LIỆNG LAI MẠ BẠCH NHẠN DÚ XỨ LẠNG
Thứ năm, 12:02, 09/09/2021
Pện tọ, nhằng mì tỉ nâng chăn đây mjảc tỉ lẻ Pàn nhả dú Khau Sao pjói tềnh 2.600 tua mạ bạch nhạn, chang tỉ mì 1.500 tua mạ bạch nhạn phằn kha bản. Xỉnh pỉ noọng xày phóng viên Duy Thái thâng dương tỉ pjói lai mạ bạch nhạn dú slảnh Lạng Sơn quá bài fiểt lăng nẩy

 

Phuối thâng hoẹn Chi Lăng (Lạng Sơn), pỉ noọng sẹ chắc thâng ăn mác na Chi Lăng hom van, xáu lai ròi mai lịch sử pện: Ải Chi Lăng, Ngườm Lồm…. Pện tọ, nhằng mì tỉ nâng chăn đây mjảc tỉ lẻ Pàn nhả dú Khau Sao pjói tềnh 2.600 tua mạ bạch nhạn, chang tỉ mì 1.500 tua mạ bạch nhạn phằn kha bản. Xỉnh pỉ noọng xày phóng viên Duy Thái thâng dương tỉ pjói lai mạ bạch nhạn dú slảnh Lạng Sơn quá bài fiểt lăng nẩy:

 

Tứ tỉnh chang hoẹn Chi Lăng, pây quạng 30 cái hin quá lai boỏng tàng tập éo, boong khỏi xa đảy thâng pàn nhả dú Khau Sao, xạ Hữu Kiên, hoẹn Chi Lăng. Dú búng slung tềnh 700 xích pỉ xáu nả nặm pé hải, pàn nhả dú Khau Sao đảy ngòi lẻ tỉ liệng lai mạ bạch nhạn xáu tềnh 2.600 tua, chang tỉ, mì quạng 1.500 tua mạ bạch phằn kha bản.

Pài đăm, pả Nguyễn Thị Định đang slí thấu phấu mạ bạch nhạn tềnh 20 tua mừa lảng, hôn hỉ cạ: Pàn nhả dú tềnh khau chăn quảng, mạy mác kheo đây, nặm lìn slâư, dặm dẹ hạp xáu liệng mạ bạch nhạn tọ nắm thuổn kỷ lai công ngòi chướng:

“Liệng mạ bạch tó hăn ngải, bấu khỏ kỷ lai. Pài đăm lẻ lầu chung te mà lảng, nắm náo lẻ phúc chưởc toỏng dú tềnh khau, nâư lăng khửn mà pjói sle mạ pây kin nhả, lầu tan pây hen nèm đai. Mạ dú nẩy phấn lai kin nhả, bâư mạy tềnh khau, hạy cạ mì bắp lẻ au khun them sle te bẻo. Pi nẩy, rườn khỏi tó khai đảy 4 tua mạ dá. Liệng mạ bạch lẻ mì chèn ỏn tỉnh pỉ xáu liệng mò vài”.

Tó tồng pả Định, rườn chài Nông Văn Nghị tó liệng mạ bạch nhạn tẳm lai pi quá mà. Chài Nghị hẩư chắc, mạ bạch nhạn nắm chử tan lẻ thình mạ khao đai. Tằng đang tua mạ mì khôn khao, năng đáo, pín tha vạ chang tha tó đeng đáo, khảu tằng cẳm hạy cạ chỏi tẻn khảu tha tua mạ pây lẻ hăn đeng. Mạ bạch nhạn thàng đảy dên đảng, mồm bọng, bại thình cúa hết tứ đúc, nựa mạ bạch nhạn chăn đây. Nhoòng pện, pỉ noọng dú nẩy liệng mạ bạch nhạn đạ mì them ngần chèn, đo cúa kin cúa nủng:

 “Ăn pi, mạ bạch nhạn lồng lủc dảo nâng, tua mạ eng ngám liệng đảy quạng 4-5 bươn lẻ khai đảy quạng 25 triệu mưn tua nâng. Mạ bạch nhạn cải lẻ tua nâng tó khai đảy tứ 70-80 triệu mưn. Lai lườn dú chang xạ liệng mạ bạch nhạn đạ tẳng đảy rườn quảng cải, dự đảy xe đây, ngần chèn hết đảy tan tứ khai mạ. Pỉ noọng chang xạ nhằng có pền tỉ liệng lai mạ, tẳng lảng mắn đây sle liệng mạ. Cà này, rườn nâng tó mì nọi nhất tứ 2-3 tua mạ”.

Xạ Hữu Kiên cà này mì 700 rườn lẻ mì thâng 600 rườn đang slí liệng mạ bạch nhạn. Pỉ noọng xường slì liệng mạ bạch nhạn sle hết nựa, hết cao lụ khai hết phằn. Pện tọ, fiểc chỉnh piến, puôn khai mạ bạch nhạn vận nhằng hết nèm kéc cáu vạ khai lé. Áo Lương Thành Chung, cần hết cốc Phòng Nông nghiệp vạ phát triển nông thôn hoẹn Chi Lăng hẩư chắc:

“Boong khỏi đạ tẳng có heng tiểng hẩư mạ bạch nhạn khảu pi 2020, lăng mà sẹ tẳng có bại thình cúa tứ nựa, cao mạ bạch lẻ thình cúa OCOP cúa hoẹn. Boong khỏi tó đang slí lưởc phằn mạ bạch, chỉnh piến cúa kin, tảng làn pỉnh lả... Chang slì tó nả, boong khỏi sẹ cạ hẩư lai cần chắc, pang hưa pỉ noọng khun liệng, sle phấu mạ vằn cảng lai khửn, pang hẩư pỉ noọng tả đảy khỏ dác mắn táng, liệng mạ sle hết chàu. Cà này, lai rườn ăn pi đạ hết đảy tềnh tỷ mưn nâng”.

Phấu mạ bạch nhạn dú pàn nhả Khau Sao nắm tan pang hẩư pỉ noọng dú nẩy mì tởi slổng ím đo, chàu mì hơn, tó nhằng lẻ tỉ sle lai khéc xẩư quây xa thâng nẩy chồm khau phja, bại ròi mai lịch sử cúa búng đin nẩy. Nẩy tó lẻ tàng lỏ đảy bại pạng hết fiểc ngòi liệng mạ bạch nhạn cáp xáu hết tỉ tỏn lặp khéc thâng dương chồm dú bản cỏn. Áo Phùng Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND hoẹn Chi Lăng hẩư chắc:

“Boong khỏi slắng cạ pỉ noọng liệng phấu mạ bạch nhạn hẩư đây, cạ hẩư lai cần chang vạ noỏc nước chắc thâng bại thình cúa hết tứ mạ bạch nhạn. Hoẹn tó tẳng có bản Suối Mạ pền tỉ tỏn lặp khéc thâng dương chồm, lỉn liểu. Cà này đạ mì lai thình hết pây nèm pện khúy mạ, chụp ngàu... Pửa tầư nào đợ pỉnh lả, boong khỏi sẹ xỉnh bại rườn hết kin cải thâng nẩy tẳng có pền bại tỉ lặp khéc đây mjảc”.

Thâng Khau Sao, tỉ mì bại pàn nhả kheo lướp, chiêm phấu mạ kin nhả, mì dai hom cúa bjoóc cúa mạy, hăn lầu dặng chang tỉ khau phja slâư đây. Pỉ noọng thâng lỉn liểu, tẳng tỉ nòn dú lai búng chồm phuông pện: Búng slung nhất dú bản Thằm Nà, tát nặm Hố Dùng (bản Nà Lìa), rụ khảu bản dương chồm bại mòn đây, tàng kin dú cúa pỉ noọng rụ chìm lai thình cúa kin hom van... pjảc Khau Slao, boong hây chứ vằn mà dương tẻo đin tỉ nẩy./.

 

THĂM "VƯƠNG QUỐC" NGỰA BẠCH XỨ LẠNG

 

Nói đến huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), du khách thường nghĩ tới đặc sản na Chi Lăng hay các di tích lịch sử Ải Chi Lăng, hang Gió…. Thế nhưng, còn có một địa điểm hết sức thơ mộng: thảo nguyên Khau Sao hay “Vương quốc ngựa bạch”, nơi chăn thả hơn 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng. Mời bà con và các bạn cùng Duy Thái - PV Đài TNVN khám phá nét độc đáo của "Vương quốc Ngựa bach" xứ Lạng qua bài viết sau: Đến thăm "Vương quốc Ngựa bạch" xứ Lạng

      Từ trung tâm huyện Chi Lăng, vượt chặng đường hơn 30 km với những khúc cua tay áo, chúng tôi tìm về thảo nguyên Khau Sao, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng. Ở độ cao hơn 700m so với mực nước biển, thảo nguyên Khau Sao được coi là “Vương quốc Ngựa bạch" với 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng.

Trời đã xế chiều, bà Nguyễn Thị Định đang lùa đàn ngựa bạch hơn 20 con về chuồng, vui vẻ cho biết: Thảo nguyên rộng lớn, cây cỏ tốt tươi cùng với nguồn nước trong lành, khí hậu thoáng mát rất phù hợp để nuôi ngựa bạch mà không mất quá nhiều công chăm sóc.

“Chăm ngựa bạch cũng dễ thôi, không khó lắm đâu. Tối thì mình dắt nó về, không thì buộc để lại trên đồi, sáng ngày ra lại thả nó ra rồi trông coi nó thôi. Ngựa ở đây chủ yếu ăn cỏ tự nhiên, nếu có ngô thì bổ sung thêm cho ngựa béo hơn. Năm nay nhà tôi cũng bán được 4 con ngựa con rồi. Nuôi ngựa bạch thì ổn định kinh tế, hơn nhiều so với nuôi trâu, nuôi bò.”

Cũng như bà Định, gia đình anh Nông Văn Nghị đã gắn bó với nghề nuôi ngựa bạch nhiều năm. Anh Nghị cho biết ngựa bạch không chỉ đơn thuần là con ngựa trắng. Toàn thân ngựa có lông màu trắng, da trắng hồng, viền mắt và mắt cũng màu đỏ hồng, ban đêm mắt ngựa bắt ánh đèn sẽ ra màu đỏ rực. Ngựa bạch có sức chống chịu thời tiết tốt và các thực phẩm chế biến từ ngựa bạch có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, con ngựa bạch đã góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân nơi đây.

“Mỗi năm con ngựa bạch đẻ 1 lứa, con khoảng 4-5 tháng tuổi thì bình quân 25 triệu/con, ngựa trưởng thành thì mỗi con cũng phải đến 70-80 triệu đồng.  Nhờ chăn nuôi ngựa mà đến bây giờ các hộ dân ở xã đã bắt đầu xây được nhà, mua được xe, thu nhập chính đều từ chăn nuôi ngựa bạch. Nhiều hộ trong xã còn mở rộng mô hình sản xuất như thành lập trang trại, cải tiến chuồng trại… Mỗi hộ giờ đây ít nhất cũng phải từ 2-3 con ngựa.”

Xã Hữu Kiên hiện có 700 hộ thì có đến 600 hộ đang nuôi ngựa bạch. Người dân thường nuôi ngựa để lấy thịt, nấu cao hoặc bán con giống. Tuy nhiên, việc sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm từ ngựa chủ yếu vẫn theo phương thức thủ công, tiêu thụ nhỏ lẻ. Ông Lương Thành Chung, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chi Lăng cho biết:

“Chúng tôi đã làm nhãn hiệu tập thể cho ngựa bạch năm 2020, tiến tới xây dựng các sản phẩm của ngựa bạch thành sản phẩm OCOP của huyện. Chúng tôi cũng đang triển khai Đề tài chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ để chọn giống, nhân giống thuần chủng. Cùng với đó là tiến hành chuyển giao khoa học kĩ thuật cho bà con về chế biến thức ăn, phòng trừ dịch bệnh… Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục quảng bá thương hiệu, tập trung nguồn lực để hỗ trợ bà con trong phát triển chăn nuôi, từ đó đàn ngựa sẽ được nhân rộng, giúp cho bà con xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, tiến tới làm giàu từ ngựa. Hiện đã có những hộ có thu nhập hằng năm trên 1 tỷ đồng.”

Đàn ngựa bạch trên thảo nguyên Khau Sao không chỉ giúp bà con các dân tộc có cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn mà còn thu hút đông đảo du khách tìm về “Vương quốc ngựa bạch” với hành trình khám phá lịch sử, văn hóa, cảnh quan vùng đất này. Đây cũng là mục tiêu mà các cấp chính quyền địa phương đang hướng tới nhằm phát triển đàn ngựa bạch gắn với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Ông Phùng Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng nói:

“Chúng tôi tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao chất lượng đàn ngựa bạch cũng như các sản phẩm đa dạng từ ngựa để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới du khách trong và ngoài nước. Huyện cũng đã quy hoạch khu vực thôn Suối Mạ trở thành khu vực du lịch cộng đồng. Hiện nay đã có một số dịch vụ kèm theo như cưỡi ngựa, chụp ảnh… Khi tình hình dịch bệnh ổn định, chúng tôi sẽ tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp tới đầu tư để cùng phối hợp phát triển mạnh hơn nữa các loại hình du lịch đặc sắc tại đây.”

Đến với Khau Sao, nơi thảo nguyên mênh mông để ngắm những đàn ngựa bạch thong dong gặm cỏ, hít căng lồng ngực làn hương thơm mát của cỏ cây, cảm nhận thiên nhiên và con người dường như hòa làm một. Du khách cũng có thể tổ chức các buổi dã ngoại, cắm trại tại những địa điểm du lịch như Cổng trời (thôn Thằm Nà), thác nước Hố Dùng (thôn Nà Lìa), hay trải nghiệm văn hóa, phong tục tập quán và thưởng thức những món ăn đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây... để khi tạm biệt Khau Sao, bạn sẽ thầm hẹn ngày trở lại./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC