BÚNG PỈ NOỌNG DÂN TỘC NỌI CẦN DÚ XẠ LỘC NAM XÉNG KHỬN TẢ KHỎ, HẾT KIN CHÀU MÌ
Thứ tư, 11:12, 16/08/2023 Nông Diệp Nông Diệp
Lẻ búng mì fấn lai lẻ pỉ noọng cần K’ho, tởi slổng hết kin khỏ, tọ pjom chắc tối mấư nẳm slưởng, chắc hết kin nèm tàng dưởng mấư, xắc xăn hết công vạ đảy bại pạng hết fiểc ngòi dỏm, pang chỏi thâng đạ pang hẩư xạ Lộc Nam, hoẹn Bảo Lâm, slảnh Lâm Đồng khoái táng tả đảy khỏ, xéng khửn pền búng hết kin chàu mì.

 

 

Tềnh chục pi tò mà nẩy, xạ Lộc Nam, hoẹn Bảo Lâm, slảnh Lâm Đồng đảy bại pạng hết fiểc vạ nặm mường păn chèn pổn sle hết kin lai khửn thâng lẩn pác tỷ mưn. Pjom pện bại kha tàng pây tẻo, tàng điện tẻm, trường slon, dưởng ngàu bản cỏn đạ mì lai mòn tối mấư. Bại ăn lườn cà pửa cón cà này đạ đảy xây khửn mắn chắn, tởi slổng cúa pỉ noọng vằn cảng đây đo. Cống K’Dĩnh, 80 pi, cần K’ho lẻ cần pửa pày đảy căm slủng pây tức slấc sle pao chực cách mạng dú búng đin tỉ nẩy hẩư chắc, khảm lai tởi quá mà pỉ noọng dú nẩy hết kin khỏ mại, tọ cà này lườn hâư tó mì đo cúa cái, hết kin đảy đây mjảc, tởi slổng cúa pỉ noọng chang bản chăn đảy tối mấư. “Cón nẩy bảt mì fạ phân lẻ tàng pùng pây tẻo khỏ, cà này đạ mì tàng quảng sloáng pây tẻo ngải. Tởi slổng pỉ noọng vằn cảng đây, lườn tầư tó mì xe máy pây tẻo, mì lai lườn nhằng dự đảy ô tô. Pửa cón lẻ pỉ noọng khỏ lai tọ cà này chắc hết kin nhoòng pện nắm nhằng mì lườn hâư khỏ dác. Lườn lảng cụng đảy hết quảng mắn. Cà này nắm nhằng dau mòn lăng, tan lồng lèng hết kin sle mì ngần chèn chải dủng. Cà này pỉ noọng dú nẩy fấn lai ăn pi hết đảy hạng kỉ pác triệu nắm chứ cạ nọi.”

Pjom mẻ fạ păn hẩư búng mì tôm tỉ vạ triết hí ngám hảp xáu chay bại co mạy hâng pi vạ khai tảy chèn pện co chè, cà phê, sầu riêng, măng cụt, mắc ca vạ lai thình co mác đai, Lộc Nam đạ có pền bại búng đăm chay ỏn tỉnh xáu sổ tôm lai khửn thâng 5 xiên héc ta. Chang tỉ mì lai tàng dưởng hết kin ăn pi slau mà đảy tứ 5 pác triệu thâng tỷ mưn nâng, pện tàng dưởng chay co mác sầu riêng ăn pi slau mà đảy 2 tỷ mưn. Xày xáu đăm chay, xạ Lộc Nam cụng đang slí lồng lèng chượng chảo bại tua cúa pện mò, bẻ, mu...thuổn thảy mì xẩư 3.400 tua vạ mì 34.000 tua pết, cáy. Păn lầng hua cần lẻ ăn pi cần nâng hết đảy 45 triệu mưn. Pjom pện, pỉ noọng dú nẩy đạ tả khỏ đảy mắn táng. Pi 2015 sổ lườn khỏ mì 30% thâng hang pi 2022 nọi lồng ngám nhằng 6%. Áo K’Châu, cần K’ho dú bản tải 3, xạ Lộc Nam cạ pện nẩy: “Tởi slổng cúa pỉ noọng cà này đạ tối mấư lai. Cón nẩy tằng xe tảp tó nắm mì sle pây, cà này lườn tầư tó mì xe máy, mì lườn nhằng dự đảy ô tô thâng 7 pác triệu. Lườn lảng đảy hết mấư, mắn đây. Kỉ pi nẩy ngám đảy tối mấư pện nẩy. Cụng pjom pỉ noọng chắc ngòi chướng mạy mác, chượng chảo bại tua cúa ết lẻ chắc tối quá chay bại thình co mác khai tảy chèn pện mác bơ, sầu riêng. Cà này pỉ noọng đạ hết kin đảy đây lai dá”.

Rèo áo Võ Thiên Bình, Chủ tịch UBND xạ Lộc Nam hẩư chắc, lăng pửa đảy chỉn pền xạ kha bản mấư khảu pi 2020, Lộc Nam hẩư cạ fiểc cẩn diếu lẻ lèo hết pjòi them bại mòn đạ hết đảy chang tàng dưởng tẳng có bản cỏn mấư. Sle hết đảy pện nẩy lẻ bại cán bộ đảng viên, mặt trận tổ quốc vạ bại pạng hết fiểc lèo lồng lèng tảy khỏ lai them, chang tỉ mòn cẩn diếu lẻ pang hẩư pỉ noọng chắc tối mấư nẳm slưởng ết lẻ tói xáu pỉ noọng dân tộc nọi cần. Áo Võ Thiên Bình, hẩư chắc:  “Fiểc có pền bại hỏm cáp căn sle chay vạ khai dự bại thình cúa cái đăm chay đạ pang hẩư pỉ noọng ỏn slim hết kin. Tởi slổng cúa pỉ noọng bại dân tộc nọi cần vạ tàng dưởng hết kin cúa tỉ fuông vằn cảng đây mjảc. Pửa pày pỉ noọng tan đăm chay lồng dá sle co chay táng khửn, tọ cà này pỉ noọng đạ chắc pỏn khún, bjai nhả, chắc ngòi chướng bại co chay hẩư đây nhoòng pện ăn pi cúa cái đăm chay slau củ đảy lai. Mòn tỉ hẩư hăn đảy fiểc tối mấư nẳm slưởng cúa pỉ noọng lẻ mòn chăn cẩn diếu”.

Xày xáu fiểc tẳng có đây them bại tàng dưởng dú bản cỏn, xạ Lộc Nam đang slí roọng riểc pỉ noọng lồng lèng đăm chay, chỉnh piến pền bại thình cúa sle khai xày tỉ au bại thình máy mấư khảu pang chỏi pỉ noọng hết kin sle vằn cảng slau mà đảy lai ngần chèn dú tó búng đin đăm chay nâng. Xáu mòn tối mấư nẳm slưởng cúa pỉ noọng vạ mòn pang chỏi cúa bại pạng hết fiểc, ấn cón xạ Lộc Nam xẹ đảy chỉn pền xạ bản cỏn mấư chăn đây khảu pi 2024 tồng đạ tặt oóc. /.

VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở XÃ LỘC NAM VƯƠN LÊN TỪ ĐÓI NGHÈO

 Là vùng có đông dân cư là người dân tộc thiểu số K’ho, kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhưng nhờ sớm thay đổi nhận thức, mạnh dạn tiếp cận và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống, chăm chỉ làm ăn, cộng với sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Đảng và Nhà nước, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm đã nhanh chóng thoát nghèo, trở thành vùng đất giàu tiềm năng và phát triển.       

 Hơn chục năm trở lại đây, tổng nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhờ sự quan tâm đầu tư này, hệ thống điện, đường, trường, trạm, hạ tầng kinh tế và bộ mặt nông thôn đã có sự đổi thay rõ nét. Những căn nhà tranh, vách nứa ngày nào giờ đã được thay bằng những ngôi nhà xây kiên cố, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Là một người dân tộc thiểu số K’ho, đã từng trực tiếp cầm súng tham gia bảo vệ cánh mạng ngay trên mảnh đất này, ông K’Dĩnh, 80 tuổi, ở thôn 4, xã Lộc Nam vui mừng cho biết cái đói cái nghèo đeo bám dai dẳng bao đời nay đã được đẩy lùi ra khỏi từng căn nhà, bếp lửa. Đời sống của bà con ở buôn làng đã khấm khá lên rất nhiều. Nhà nào cũng có của ăn của để. “Trước đây đường sình lầy đi lại rất khó khăn, giờ đường sá khang trang đi lại thỏa mái lắm. Đời sống kinh tế thì đã yên ổn, thu nhập cũng kha khá lắm rồi. Nhà nào cũng có phương tiện đi lại, có một số hộ còn mua sắm ô tô. Kinh tế đời sống thì trước khó khăn, giờ nhờ biết tính toán làm ăn nên không còn cảnh nghèo đói. Nhà cửa cũng đều đã xây dựng đàng hoàng rồi. Giờ không lo gì nữa, chỉ chăm chú làm ăn để làm giàu lên thôi. Hiện phần lớn bà con có thu nhập mỗi năm vài trăm triệu chứ không ít đâu”.  

Nhờ thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như chè, cà phê, sầu riêng, măng cụt, mắc ca và một số loại cây ăn trái khác, Lộc Nam đã hình thành các vùng sản xuất ổn định với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp lên đến hơn 5.000ha. Trong đó, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đạt doanh thu từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm, cá biệt có mô hình trồng sầu riêng đạt 2 tỷ đồng/năm. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng là thế mạnh đang được xã Lộc Nam chú trọng phát triển với tổng đàn gia súc lớn gồm bò, dê, lợn lên đến gần 3.400 con và 34.000 gia cầm, thủy cầm các loại.

 Đáng chú ý, Lộc Nam cũng đã hình thành được các mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, với mức thu nhập bình q uân hiện đã đạt hơn 45 triệu đồng/người/năm. Nhờ đó, công tác giảm nghèo bền vững đã đạt kết quả vô cùng ấn tượng, từ 30% số hộ nghèo vào năm 2015 đến cuối năm 2022 chỉ còn 6%.  Ông K’Châu, người dân tộc thiểu số K’ho ở thôn 3 xã Lộc Nam nói:  “Đời sống của bà con giờ đã thay đổi rất nhiều rồi. Trước đây xe đạp cũng không có mà đi, giờ nhà nào cũng có xe máy, có nhà mua sắm cả ô tô năm bảy trăm triệu. Rồi nhà ván, nứa tạm bợ cũng đã được thay thế bằng nhà xây kiên cố, thậm chí có hộ xây được nhà lầu, nhà ở cấp 3. Sự thay đổi này chỉ trong mấy năm trở lại đây thôi. Cũng nhờ bà con biết cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi, nhất là chuyển đổi sang trồng thêm các loại cây có giá trị như bơ, sầu riêng... Tóm lại, cuộc sống của bà con nơi đây đã khấm khá, ổn định và phát triển lên rất nhiều”.

Theo ông Võ Thiên Bình, Chủ tịch UBND xã Lộc Nam, ngay khi được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, Lộc Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải tiếp tục đảm bảo nâng cao chất lượng của các tiêu chí. Muốn làm được điều đó, cán bộ đảng viên, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể phải luôn chủ động sáng tạo trong vận dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước, kết hợp với huy động đa dạng mọi nguồn lực sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và sự đóng góp, chung sức, đồng lòng của nhân dân. Trong đó, nội dung then chốt là nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy trong cách nghĩ, cách làm của người dân, nhất là với bà con là người dân tộc thiểu số. Ông Võ Thiên Bình, nói: “Trong quá trình thực hiện liên kết, thành lập các tổ hợp tác tiêu thụ nông sản đã giúp bà con yên tâm ổn định đời sống. Và giúp cho KT-XH của địa phương nói chung, người dân tộc thiểu số nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực. Ngày xưa, phong tục tập quán của bà con là để cây trồng sinh trưởng tự nhiên, giờ bà con đã biết chăm sóc, phân bón nên năng suất, sản lượng, chất lượng được nâng cao hơn rất là nhiều, hiệu quả kinh tế mang lại rất là cao. Điều đó cho thấy việc thay đổi nhận thức của bà con là rất quan trọng”.

Cùng với tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, Lộc Nam đang huy động mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển sản xuất theo quy mô hàng hóa, cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, phát triển thêm các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy canh tác của người dân, cộng với sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tin rằng Lộc Nam sẽ đạt được xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024 như mục tiêu đã đề ra. /.

 

Nông Diệp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC