MÒN ĐÂY TỨ CHAY CO MÁC THANH LONG CHANG ĐENG CÚA PỈ NOỌNG CẦN DAO DÚ CAO PHONG, HỢP TIẾN
Thứ sáu, 11:08, 24/09/2021

Pỉ noọng slương điếp! Pjom đi tối bại thình co nẳm, au phẻ co thanh long chang đeng mà chay dú tỉ phuông đạ chỏi kỉ lườn pỉ noọng cần Dao dú bản Cao Phong, xạ Hợp Tiến, hoẹn Đồng Hỷ, slảnh Thái Nguyên ăn pi hết đảy sổ chèn lẩn pác triệu mưn. Nẩy tó lẻ cốc co sle xạ Hợp Tiến có pền búng đăm chay, tẳng có thình ten hẩư ăn mác thanh long chang đeng dú Cao Phong vạ mì tỉ khai mác ỏn tỉnh. Triệu Thuần, CTV Đài Cằm phuối Việt Nam mì bài fiểt mừa mòn đây cúa tàng dưởng đăm chay nẩy.

Áo Triệu Hữu Vy lẻ lườn nâng chang 3 lườn tầu đú dú bản Cao Phong au co thanh long chang đeng mà chay dú xạ Hợp Tiến, hoẹn Đồng Hỷ tứ pi 2015. Áo Vy lẩn cạ, tẳm pửa, dú tềnh búng đin nẩy, áo chay co chè tọ khai nắm pền chèn. Hết kin chập lai dưởng khỏ, áo Vy lèo pây xa hết có dú khóp mọi tỉ sle mì mưn khảu mưn oóc. Thâng pi 2015, chang pày nâng tằng 2 lùng áo lẻ Triệu Hữu Văn vạ Triệu Hữu Minh xày dú tó bản mừa dương lườn pỉ noọng dú hoẹn Thái Thụy, slảnh Thái Bình, hăn co thanh long chang đeng đảy pỉ noọng dú nẩy chay lai vạ khai đảy chá nhoòng pện 3 lùng áo đạ au mà chay dú chang bản.

Pây chồm sluôn mác cúa lườn áo Vy, xáu chăn lai bại slâu mác thanh long kheo lướp, pền thỏi dàu dít đảy phua mjề áo chăm chướng khuốp pi. Cà này chang sluôn áo Vy đạ mì tềnh 2.000 slâu mác thanh long, păn lầng pi nâng củ đảy 18 tấn mác. Xáu chá khai dú chang sluôn đảy tứ 15 thâng 20 xiên mưn cân nâng ngòi mà tứng slì, co thanh long pền tàng hết kin cốc cúa chang lườn. Áo Triệu Hữu Vy hẩư chắc:

  Co mác thanh long nọi mì non pỉnh kin cắt, chay pền thỏi, khỏi au nilong mà puồi khảu cốc mác pây sle tôm dấu hâng vạ sle nhả nắm buốt đảy”.

Quá phuối toẹn xáu pỉ noọng dú nẩy chắc đảy them, chay co thanh long lẻ thuổn lai chèn cốc hết slâu sle co mác cản khửn vạ chèn dự co phẻ bảt đú (quạng 200 xiên slâu mác nâng), nhằng công ngòi chướng vạ khún pỏn lẻ nắm thuổn kỉ lai chèn. Slâu bê tông đảy hết slung xích pét thâng 2 xích, quảng quạng puốn cháp nâng, phăng lậc quạng 3 cháp, mọi slâu quây căn 3 xích. Chang tỉ, sâu nâng lẻ chay 4 co, pốc nhù khảu cốc pây sle tôm dấu vạ pỏn them khún lảng coỏc hẩư co mác, pi nâng pỏn 2 pày sle co mác khửn pjòi đây. Tứ pửa chay thâng pửa đảy củ mác lẻ quạng pi nâng, ăn pi củ mác đảy 4 thâng 5 pày vạ lẩn chục pi lăng chắng lèo chay tẻo. Áo Triệu Hữu Vinh hẩư chắc them:

  “Hết slâu bê tông chắng mắn, co mác nắm mẻn tốm. Pắc slâu lẩc 3 cháp, mọi slâu lẻ pền chay quạng co nâng thâng 2 co. Pửa khót mác  lẻ mọi cáng pền sle tứ ăn nâng thâng 2 ăn sle ăn mác cải lầng vạ kin van”.

Hăn đảy tàng hết kin chăn đây tứ chay co mác thanh long chang đeng, lai pỉ nọng cần Dao dú chang bản Cao Phong đạ slon xam căn vạ xày chay thình co mác nẩy. Thâng cà này, tằng bản đạ mì ái thâng 20 lườn xày chay xáu sổ đin ái thâng 10 héc ta, cọp phấn pang hẩư lai lườn mì them ngần chèn, vằn cảng có pền búng đăm chay quảng. Áo Bàn Sinh Thắng, Phó Chủ tịch UBND xạ Hợp Tiến, hoẹn Đồng Hỷ hẩư chắc:

“Kỉ pi xẩư nẩy, pỉ noọng cần Dao dú Cao Phong chay lai co mác thanh long chang đeng, đảy lai cần thâng xa dự, mác khai ngải, pỉ noọng mì them ngần chèn chải dủng, nhoòng pện pỉ noọng chăn hôn hỉ, pỉ noọng đạ chùa căn chay lai khửn thình co nẩy”.

Mòn đây tứ tàng dưởng hết kin chay co mác thanh long chang đeng đạ hẩư hăn đảy pỉ noọng cần Dao đạ chắc tối mấư chang đăm chay. Cà này, mác pỉ noọng chay pền khai máo hù ngải, pện tọ sle pền tàng hết kin hâng rì, bại pạng hết fiểc cúa xạ Hợp Tiến pền pang chỏi pỉ noọng có pền Hợp tác xạ mừa chay co mác thanh long, sle mì thình ten hẩư ăn mác nẩy vạ mì tỉ khai ỏn tỉnh. Tứ tỉ sẹ khay quảng them búng đin chay mác dú bại bản đai chỏi pỉ noọng dân tộc nọi cần chang xạ mì tàng hết kin đây vạ cọp phấn tả khỏ mắn táng, hâng rì./.

 

HIỆU QUẢ CÂY THANH LONG RUỘT ĐỎ VỚI NGƯỜI DAO Ở CAO PHONG, HỢP TIẾN

 

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, đưa giống thanh long ruột đỏ về trồng tại địa phương mà một số gia đình người Dao ở xóm xã Hợp Tiến (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) đã từng bước gây dựng thành công mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây cũng là cơ sở để xã Hợp Tiến xây dựng thành vùng sản xuất, gây dựng thương hiệu cho sản phẩm thanh long ruột đỏ Cao Phong, cũng như có được đầu ra ổn định. Triệu Thuần, CTV Đài TNVN có bài viết về hiệu quả của mô hình này.

Ông Triệu Hữu Vy là một trong 3 hộ đầu tiên ở xóm Cao Phong đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng ở xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ từ năm 2015. Ông Vy kể: Trước đây, trên mảnh đất này, ông trồng chè nhưng hiệu quả không cao. Kinh tế khó khăn, ông Vy cũng đành phải lặn lội đi làm thuê ở khắp nơi để kiếm thêm thu nhập. Đến năm 2015, trong một lần cùng hai người anh em ruột là Triệu Hữu Văn và Triệu Hữu Minh (ở cùng xóm) về thăm bà con tại huyện Thái Thụy (Thái Bình), ba người nhận thấy giống thanh long ruột đỏ được người dân nơi đây trồng nhiều và thu lợi nhuận cao từ loại cây này nên ba anh em chọn lấy về làm giống để trồng tại địa phương.

Tham quan khu vườn của gia đình ông Vy, chúng tôi như bị cuốn vào bạt ngàn những trụ thanh long xanh mướt, ngay hàng, thẳng lối được vợ chồng ông dày công chăm sóc.  Hiện trong vườn nhà ông Vy đã có hơn 2000 trụ trồng thanh long, trung bình mỗi năm cho thu hoạch gần 18 tấn quả. Với giá bán tại vườn từ 15 – 20 nghìn/kg tùy từng thời điểm, cây thanh long trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình ông. Ông Triệu Hữu Vy cho biết:

Thanh long ít bị sâu bệnh. Còn dưới chân trụ thanh long, dọc theo hàng, tôi phủ bạt nilong lên đất là để giữ ẩm và để cỏ không mọc lên”.

Qua tìm hiểu được biết thêm, trồng thanh long nặng vốn đầu tư trụ đá và giống ban đầu (khoảng 200.000 đồng/gốc), còn công chăm sóc, bón phân thì không đáng kể. Trụ bê tông theo tiêu chuẩn (cao từ 1,8-2m, cạnh vuông từ 12-15cm, chôn sâu 30cm, mỗi trụ cách nhau 3m). Trong đó, mỗi trụ trồng 4 cây, phủ rơm rạ ở gốc để giữ ẩm và bổ sung thêm phân chuồng, phân hữu cơ một năm 2 lần (bón thúc mầm và bón thúc quả) cây sẽ phát triển tốt... Thời gian từ khi trồng đến khi được thu hoạch mất hơn một năm nhưng sau đó, có thể thu được 4-5 lứa quả/năm và hàng chục năm mới phải trồng lại. Ông Triệu Hữu Vy cho biết thêm:

“Làm trụ bằng bê tông mới chắc, không bị đổ. Cắm trụ sâu khoảng 3 gang tay, mỗi trụ nên để 1, 2 cây thanh bám vào thôi. Khi mỗi nhánh ra quả thì chỉ nên để ra 1 – 2 quả để chất dinh dưỡng nuôi quả to đều”.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng thanh long ruột đỏ, nhiều hộ người Dao khác trong xóm Cao Phong đã học hỏi kinh nghiệm và đưa loại cây này vào trồng. Đến nay, cả xóm đã có gần 20 hộ tham gia trồng thanh long ruột đỏ với diện tích gần 10ha, góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều gia đình, từng bước tạo thành vùng sản xuất quy mô lớn. Ông Bàn Sinh Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ đánh giá thêm:

“Những năm gần đây, bà con người Dao Cao Phong trồng rất nhiều thanh long, được nhiều người đến tìm mua, đầu ra ổn định, đem lại thu nhập đáng kể nên bà con rất vui mừng về hiệu quả của cây thanh long”.

Mặc dù là mô hình tự phát nhưng hiệu quả của cây thanh long cho thấy việc thay đổi tư duy của người Dao trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay đầu ra cho thanh long thuận lợi nhưng để bền vững lâu dài, chính quyền xã Hợp Tiến nên hỗ trợ thành lập hợp tác xã về thanh long, nhằm tạo thương hiệu cho sản phẩm, cũng như có được đầu ra ổn định. Qua đó sẽ nhân rộng ra trên địa bàn các xóm khác, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình và góp phần giảm nghèo bền vững./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC