TẢNG LÀN DÊN DÁC HẨƯ BẠI TUA CÚA LIỆNG CHANG SLÌ DÊN
Thứ ba, 11:44, 26/10/2021

TẢNG LÀN DÊN DÁC HẨƯ BẠI TUA CÚA LIỆNG CHANG SLÌ DÊN

Sle tảng làn dên dác hẩư bại tua cúa liệng, tảng làn slái hại hẩư pỉ noọng chang slì dên pi nẩy, Trung tâm Khuyến nông tằng nặm mường đạ mì bại slon pang mừa tảng làn dên dác hẩư bại tua cúa nèm bại pản fáp lăng nẩy:

1. LẢNG COỎC

Dà lảng coỏc hẩư khít, đo ún, phân lồm bấu phát khảu đảy, chang lảng lèo khấư vạ slâư sloáng. Xường slì tối bại thình cúa au lồng sloòng lảng coỏc, bấu đảy au nặm mà rào (Ết lẻ chang coỏc mu ngám lồng lủc vạ coỏc mu eng ngám piết nồm). Cẩn au phừn, kép khẩu, pửn pảo mà sle slặn, bảt cạ dên lai lẻ au mà pông sle bại tua cúa đảy phinh ún. Chắp xặp bại ăn xác, vạ fà sle pao ún hẩư tua cúa.

2. Khun vạ tả lỉ tua cúa

* Tói xáu mò vài:

- Cẩn khun đo ím. Bại vằn fạ dên cẩn hẩư mò vài kin nặm ún pha xáu cưa.

- Khảu slì dên, bại thình nhả kheo mì nọi nhoòng pện cẩn au nhù mà sle slặn, vạ au bại co bắp, co thúa mà hết slổm sle khun chang slì dên.

- Hẩư kin them bại thình vitamin ADE, Bcomplex... sle mò vài mì lèng, tảng làn dên dác đảy đây hơn.

3. Mừa fiểc pjói oóc noỏc

- Bại vằn fạ dên tứ 13 – 15 độ lẻ bấu pền pjói mò vài oóc noỏc hâng, pền khun dú chang lảng lụ pjói sloai au khảu lảng khoái. Cẩn dà lảng hẩư khít vạ pông fầy hẩư mò vài phinh, ết lẻ mò vài eng.

- Bại vằn phạ dên tót tẩư 12 độ pửa mì mươi khao, nây tỏng khảu tằng cẳm vạ nâư chạu lẻ lèo xăng mò vài dú chang lảng, khun ím, dà lảng khít, pông phầy hẩư mò vài phinh ún. Au bại ăn xác lụ bại thình cúa đai mà pao đang hẩư mò vài, ết lẻ mò vài ké, vạ mò vài eng. Tan pjói mò vài pửa đét khửn vạ mươi đạ slán.

4. Tảng làn pỉnh bặng vắc xin:

- Tiêm đây đo bại thình vắc-xin hẩư tua cúa nèm slắng cạ cúa pạng thú y sle bại tua cúa tảng làn đảy pỉnh lả.

- Dủng bại thình kháng sinh (nèm slắng cạ cúa pạng thú y) cồn khảu bại thình cúa khun lụ pha lồng nặm pây dá au mà khun hẩư bại tua cúa sle tảng làn bại pỉnh xường slì mẻn pửa triết hí tối piến...

5. Ngòi sức lèng bại tua cúa:

Ăn vằn pỉ noọng lèo ngòi sức lèng bại tua cúa sle lập slì chắc vạ cháu chỏi pửa tua cúa pền pỉnh.... pửa hăn tua cúa pền pỉnh lả lèo ết slì páo hẩư bại pạng hết fiểc cúa tỉ fuông vạ bưởng thú y chắc sle lập slì mì bại pản fáp cháu chỏi tảng làn lập slì .

Ngám nẩy lẻ bại pản fáp tảng làn dên dác hẩư tua cúa chang slì dên. Pỉ noọng lèo hết nèm đây bại pản fáp nẩy sle bại tua cúa mì lèng, tảng làn đảy bại thình pỉnh lả ./.

 

PHÒNG CHỐNG ĐÓI, RÉT CHO ĐÀN VẬT NUÔI TRONG MÙA ĐÔNG

Để chủ động tăng cường phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông-Xuân 2021-2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hướng dẫn biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trong mùa đông như sau:

1. Chuồng trại

Chủ động gia cố, che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa và nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên thay chất độn chuồng và hạn chế rửa chuồng (nhất là lợn con theo mẹ và lợn mới cai sữa). Cần dự trữ chất đốt như củi, trấu, mùn cưa để đốt sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Chuẩn bị bao tải gai, bao tải dứa, chăn len để chống rét cho đàn vật nuôi.

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng

* Đối với trâu bò:

- Cần cho trâu bò ăn đủ no. Những ngày trời rét, để tăng cường sức đề kháng cần cho trâu bò uống nước ấm có pha thêm muối ăn.

- Vào mùa đông, lượng thức ăn xanh rất khan hiếm nên cần dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch để ủ chua và cho trâu bò ăn với lượng như sau: đối với trâu bò chăn thả cho ăn 5 - 6 kg/con/ngày, đối với trâu bò cày kéo cho ăn 10 - 15 kg/con/ngày và cho ăn thêm cỏ xanh, rơm.

- Bổ sung các loại vitamin ADE, Bcomplex, điện giải... để trâu bò tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

3. Về chế độ chăn thả

- Những ngày thời tiết có nhiệt độ từ 13 – 15 độ C hạn chế chăn thả trâu bò, cho ăn tại chuồng hoặc cho trâu bò đi muộn về sớm. Cần che chắn chuồng trại và sưởi ấm cho gia súc đặc biệt là gia súc non.

  - Những ngày thời tiết rét hại dưới 12 độ C khi có sương muối và băng tuyết vào ban đêm, sáng sớm, nhốt gia súc trong chuồng, có che chắn và cho ăn, uống đầy đủ và sưởi ấm. Sử dụng bao tải hoặc các vật liệu khác làm áo chống rét cho trâu bò nhất là trâu bò già và bê nghé. Chỉ thả trâu bò ra ngoài khi đã tan sương, có nắng.

4. Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin:

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi.

- Sử dụng một số kháng sinh (được phép sử dụng của thú y) trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: hen, suyễn, tụ huyết trùng, tiêu chảy...

5. Kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi:

Hàng ngày bà con chăn nuôi cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như: tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm... phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời.

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật phòng chống đói, rét cho gia súc, gia cầm trong mùa đông. Các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp trên để nâng cao sức đề kháng của đàn vật nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC