BẮC KẠN: CHƯỚNG CHỰC VẠ HẾT ĐÂY KHỬN TÀNG LƯỢN CỌI
Chang 17 mòn pèng quỷ ngám đảy au khảu fấn pèng quỷ cúa tằng nặm mường chang tỉ mì lượn Cọi cúa cần Tày dú hoẹn Pác Nặm, slảnh Bắc Kạn. Sle chướng chực vạ hết đây khửn đảy tàng Lượn Cọi, họen Pác Nặm, slảnh Bắc Kạn, ết lẻ pạng văn hoá cúa slảnh đạ mì bại fiểc hết chăn đây sle chướng chực vạ hết đây khửn mòn pèng quỷ nẩy.
Bảc Ma Văn Đao dú bản Khuổi Lè, xạ Giáo Hiệu, họen Pác Nặm, slảnh Bắc Kạn lẻ cần nâng chang bại cần chắc Lượn Cọi mì heng tiểng dú búng nẩy. Bảc đạ táng xa thắp vạ tặt cằm đảy lẩn pác bài Lượn Cọi :
"Từ khi còn nhỏ tôi đã được ông bà, cha mẹ địu sau lưng làm việc nhà, việc đồng áng, địu lên nương trồng ngô, trồng sắn và hát ru bằng làn điệu Lượn Cọi, khi lớn lên tôi được tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ cùng bố mẹ tại các lễ hội, đám cuới, vào nhà mới, lễ đầy tháng hay các ngày hội vui của bản làng. Từ lúc nào không hay, làn điệu Lượn Cọi đã trở thành niềm đam mê không thể thiếu đối với tôi, và tôi đã tự tìm tòi, học hỏi từ những người cao tuổi về làn điệu lượn cọi, về cách hát, luyến láy, lấy hơi, hát làm sao cho truyền cảm đúng với làn điệu ngọt ngào, mượt mà, đi vào lòng người của Lượn Cọi".
Bảc Hoàng Văn Hồng dú bản Nà Muồng, xạ Giáo Hiệu, hoen Pác Nặm hẩư chắc: Cón nẩy lượn Cọi đảy pỉ noọng lượn lai hơn cà này. Ái lẹo bại cần ón thâng cần ké dú chang bản xày chắc lượn Cọi. Pện tọ, cà này tằng bản ngám nhằng mì quạng 20 cần chắc lượn Cọi vạ bại cần nẩy xày đạ ké pi. Sle chướng chực đảy tàng lượn Cọi vạ bại tàng lượn đai cúa cần Tày dú tỉ fuông, bảc Hồng đạ tứn hua roọng riểc pỉ noọng xày có pền Hỏm sli lượn đo bại pan slắm sle xày căn chướng chắp tàng lượn cúa dân tộc. Vạ hỏm sli lượn nẩy đảy có pền tứ pi 2017, cà này mì 52 cần, chang tỉ cần ké pi tải ết lẻ tềnh 70 pi. Bảc Hồng lẩn cạ:
"Lượn Cọi được truyền lại từ đời xưa, nhưng lớp trẻ bây giờ ra ngoài học nhiều, tiếp cận với nhiều loại nhạc mới, công nghệ thông tin, nên không để ý mấy đến dân ca dân tộc mình, ít nhiều đã bị mai một từ khoảng những năm 1990 trở lại đây. Từ khi thành lập câu lạc bộ ông là nguời cao tuổi cũng muốn cho con cháu học lại, ôn lại các làn điệu dân ca Tày, trong đó có Lượn Cọi để biểu diễn vào các dịp như ăn hỏi, cưới xin, vào nhà mới, lễ hội".
Sle cọp fấn chướng chực vạ hết đây khửn tàng Lượn Cọi, Sở Văn hoá, Thể thao vạ Du lịch slảnh Bắc Kạn đạ mì bại fiểc hết lọ làng vạ sẹ ngòi dỏm đây them chang slì tó nả. Áo Hoàng Minh Thư – Cần hết cốc phòng Nghiệp vụ, Sở văn hoá thể thao vạ Du lịch slảnh Bắc Kạn cạ pện nẩy:
“Mừa nả, Sở Văn hoá sẹ cáp xáu hoẹn, xáu xạ có pền bại hỏm lượn Cọi , hết pền rừ sle lượn Cọi cúa hoẹn Pác Nặm vạ cúa tằng slảnh Bắc Kạn sẹ cọp phấn khảu tàng hết kin cúa tỉ fuông. Khỏi cụng ngầư ngoòng sẹ đảy lẳp pỉ noọng dú xẩư quây thâng slảnh Bắc Kạn sle tỉnh Lượn Cọi”.
Bộ Văn hóa, Thể thao vạ Du lịch đạ au tàng Lượn Cọi khảu fấn “Mòn pèng quỷ cúa tằng nặm mường” nèm Quyết định sổ 446 vằn 29/01/2019 pày nâng them hẩư hăn lượn Cọi lẻ pổn slắc chăn đây cúa pỉ noọng cần Tày dú hoẹn Pác Nặm tan phuối vạ bại tỉ fuông đai cúa slảnh Bắc Kạn phuối xỏn căn. Bại nghệ nhân lượn cọi vạ pạng văn hóa tỉ fuông đang slí lồng lèng chướng chực sle pổn pèng quỷ nẩy nhằng mại xáu pi bươn./.
BẮC KẠN: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LÀN ĐIỆU LƯỢN CỌI
Trong 17 di sản văn hóa phi vật thể vừa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia có Lượn Cọi của người Tày huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Để gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của Lượn Cọi, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là ngành văn hoá của tỉnh đã có những việc làm thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản này.
Ông Ma Văn Đao ở thôn Khuổi Lè, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn là một trong những người hát Lượn Cọi nổi tiếng trong vùng. Ông đã tự mày mò, sưu tầm được hàng trăm bài Lượn Cọi :
"Từ khi còn nhỏ tôi đã được ông bà, cha mẹ địu sau lưng làm việc nhà, việc đồng áng, địu lên nương trồng ngô, trồng sắn và hát ru bằng làn điệu Lượn Cọi, khi lớn lên tôi được tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ cùng bố mẹ tại các lễ hội, đám cuới, vào nhà mới, lễ đầy tháng hay các ngày hội vui của bản làng. Từ lúc nào không hay, làn điệu Lượn Cọi đã trở thành niềm đam mê không thể thiếu đối với tôi, và tôi đã tự tìm tòi, học hỏi từ những người cao tuổi về làn điệu lượn cọi, về cách hát, luyến láy, lấy hơi, hát làm sao cho truyền cảm đúng với làn điệu ngọt ngào, mượt mà, đi vào lòng người của Lượn Cọi".
Ông Hoàng Văn Hồng ở thôn Nà Muồng, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm cho biết: Trước kia, Lượn Cọi được duy trì và phổ biến hơn so với hiện nay. Hầu như những nguời trung tuổi, cao tuổi ở trong làng đều biết hát Lượn Cọi, kể cả lớp trẻ. Tuy nhiên, đến nay, cả thôn chỉ còn có khoảng 20 nguời biết hát Lượn Cọi đều là những người trung tuổi, cao tuổi. Để duy trì làn điệu Lượn Cọi và các làn điệu dân ca khác của người Tày ở địa phương, ông Hồng đã đứng ra vận động bà con thành lập Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau. Câu lạc bộ được thành lập từ năm 2017, hiện nay có 52 thành viên, trong đó thành viên cao tuổi nhất trên 70 tuổi. Ông Hồng bộc bạch:
"Lượn Cọi được truyền lại từ đời xưa, nhưng lớp trẻ bây giờ ra ngoài học nhiều, tiếp cận với nhiều loại nhạc mới, công nghệ thông tin, nên không để ý mấy đến dân ca dân tộc mình, ít nhiều đã bị mai một từ khoảng những năm 1990 trở lại đây. Từ khi thành lập câu lạc bộ ông là nguời cao tuổi cũng muốn cho con cháu học lại, ôn lại các làn điệu dân ca Tày, trong đó có Lượn Cọi để biểu diễn vào các dịp như ăn hỏi, cưới xin, vào nhà mới, lễ hội".
Để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Lượn Cọi đúng với ý nghĩa, bản sắc tốt đẹp, đặc sắc vốn có, Sở Văn hoá thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn đã có những việc làm cụ thể và sẽ tiếp tục quan tâm hơn trong thời gian tới. Ông Hoàng Minh Thư - Trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở văn hoá thể thao vạ Du lịch tỉnh Bắc Kạn nói:
“Với cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Văn hoá sẽ phối hợp mở những câu lạc bộ hát lượn Cọi để làm sao lượn Cọi của huyện Pác Nặm nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung, góp phấn phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là gắn với phát triển vùng. Tôi cũng hy vọng sẽ được đón tiếp các bạn gần xa đến tỉnh Bắc Kạn để nghe hát Lượn Cọi”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa Lượn cọi vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” theo Quyết định số 446 ngày 29/01/2019 một lần nữa khẳng định Lượn Cọi là một bộ phận quan trọng trong kho tàng nghệ thuật dân gian, là nét đẹp văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Pác Nặm Kạn nói riêng và các địa phương khác của tỉnh Bắc Kạn. Những nghệ nhân lượn cọi và ngành văn hóa địa phương đang tìm cách để Di sản văn hóa này sống mãi với thời gian./.
Viết bình luận