“BẢC VĂN”- ĐẠI TƯỚNG DÚ CHANG SLIM PỈ NOỌNG
Thứ ba, 18:37, 24/08/2021
Chứ thâng Đại tướng, pỉ noọng bại dân tộc dú Nguyên Bình tan phuối vạ tằng búng đin cách mạng Cao Bằng, tứ pỉ noọng cần Keo, cần Tày, cần Nùng, rụ pỉ nọng cần Mông, Dao đỏ, Dao tiền... xày ngòi Đại tướng bặng cạ cần lục cúa đin tỉ lầu, dân tộc lầu xáu ten roọng điếp chứ: bảc Văn, cần Đại tướng chang slim pỉ noọng

“BẢC VĂN”- ĐẠI TƯỚNG DÚ CHANG SLIM PỈ NOỌNG

 

 

        Tói xáu pỉ no ọng dú bại xạ  Tam Kim, Hưng Đạo, Hoa Thám, Minh Tâm… hoẹn Nguyên Bình, slảnh Cao Bằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đảy pỉ noọng dú nẩy chứ điếp roọng lẻ: bảc Văn. Pỉ noọng dú Nguyên Bình xường slì chứ thâng Đại tướng. Thuông đảy 110 pi vằn slinh cúa Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), xỉnh pỉ noọng xày Công Luận- phóng viên Đài Cằm phuối Việt Nam dú pạng Đông Bắc mừa dương tẻo búng đin Nguyên Bình sle chắc đảy slim slẩy nắc na cúa pỉ noọng dú nẩy tói xáu Đại tướng.

 

 

          Dả Ma Thị Thiết pi nẩy đạ 99 pi, dú thị trấn Nguyên Bình, slảnh Cao Bằng. Dả lẻ cần nâng chang bại đảng viên chăn táng cúa búng đin cốc co cách mạng nẩy. Chang bại pi tứ 1941 thâng 1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp xáu tên roọng “chài Văn” đảy Bảc Hồ chao fiểc có cốc tỉ hết cách mạng dú bại búng châu Hòa An, Nguyên Bình. Lườn dả Dương Thị Thiên, mẻ oóc cúa dả Thiết dú bản Thẳm Gầu, xạ Tam Kim, hoẹn Nguyên Bình đạ dà vậy, pao poọc Đại tướng xày bại cần hết cách mạng pửa tỉ. Lăng pày pền khẩy nắc đảy dả Thiên cháu chỏi, Đại tướng đạ nhỉn dả Thiên hết mé liệng nèm lẹ loọc cúa pỉ noọng dú nẩy. Nhằng dả Thiết tó hết nèm bại mòn đây cúa lườn lầu, lồng slim pây nèm cách mạng vạ đảy Đại tướng roọng lẻ Tự Tín. Ăn vằn, dả slống khẩu hẩư Đại tướng rụ roọng riệc pỉ noọng xày căn hết cách mạng. Pi 1943, pửa ngám đảy 20 pi dả đảy Đại tướng Võ Nguyên Giáp xo hẩư khảu Đảng. Phua cúa dả Thiết lẻ cống Trương Nam Hiến, tó lẻ cần nâng hết cách mạng xày Bảc Văn chang slì tỉ. Pả Ma Thị Minh Thương, lục nhình cúa dả Thiết hẩư chắc:

             "Pửa xam dả cạ tẳm pửa pây slống khẩu hẩư bảc Giáp lẻ mì cần tầư chắc bấu, slống pền rừ, dá lẻ mì phjắc lăng hẩư bảc lai? Lẻ dả cạ tan mì khẩu nhan đai, nắm mì phjắc lăng tàng, mì ỉ cưa nâng sle chẳm khẩu, tồng cạ ben khẩu lèng lầu pây hen vài nẩy. Nhằng slống pền rừ lẻ tẳm pửa lục slao Tày nủng slửa rì, tập tin slửa khửn dá au ben khẩu khảu pây sle pây slống. Tỉnh mé khỏi lẩn vạ tẳm pửa mẻ tái khỏi lẩn tẻo lẻ hăn bảc Giáp tồng cạ lạo bảc cốc chang lườn khỏi nẩy”.

          Lùng Dương Văn Sơn, tẳm pửa hết Bí thư Hoẹn ủy Nguyên Bình, chải hưu dú bản Nà An, xạ Tam Kim, hoẹn Nguyên Bình lẩn cạ: Pá cúa lùng lẻ cống Dương Văn Long tẳm pửa lẩn cạ, mì pày bại lỉnh mà tẹp pắt, cống tằng bảc Văn đạ pùa căn tẻ quá chang đông na tứ Phai Khắt, tịa căn khảm tả dú Nà An, Nà Viểng (xạ Tam Kim) quá thâng Hoa Thám sle ni phjến. Cống Long lẻ noọng khủ cúa dả Dương Thị Thiên vạ đảy Đại tướng roọng lẻ Trọng Khánh. Nẩy tó lẻ cần đảy Đại tướng phuối thâng lai pày chang khon xéc bảc fiểt mì ten “Từ nhân dân mà ra”. Lùng Sơn chăn tha nả quảng pửa tằng pá, mé vạ bại lùng cúa lầu tẳm pửa xày hết cách mạng, đảy slổng vạ hết fiểc xày bảc Văn chang bại vằn khôm khỏ tải ết:

          "Pá khỏi lẩn cạ bảc Văn mà nẩy lẻ kin dú đuổi pỉ noọng, nủng slửa khóa tồng pỉ noọng, bảc nhằng slon phuối Tày them, bảc chăn điếp pỉ noọng dú nẩy, ngòi pỉ noọng dú nẩy bặng cạ cần chang bản dẻ lầu nẩy. Nhoòng pện bảc đảy pỉ noọng slứn slim, bảc cạ mòn lăng lẻ pỉ noọng xày tỉnh nèm. Thâng cà này pỉ noọng vận roọng Đại tướng lẻ bảc Giáp, bảc Văn”.

4 pi khửn lồng tứ búng đin Hà Quảng, Hòa An khảm quá Nguyên Bình thâng bại búng dú Cao - Bắc - Lạng, tứng pù phja, bản cỏn dú búng đin nẩy xày mì ròi kha cúa Đại tướng. Tứ pàn phja Dền Sinh, Tác Hát thâng pù Khau Lảng, Khau Dáng, Phja Vựt, Slam Cao,… tỉ tầư tó mì dưởng ngàu cúa “bảc Văn”. Táng slon lào loọc cằm phuối vạ bại tàng kin dú cúa pỉ noọng cần Tày, Nùng, Dao đỏ, Dao tiền sle xày kin, xày dú, xày hết cách mạng.

Dú xạ Tam Kim, pỉ noọng vận xường slì lẩn cằm toẹn hẩư căn tỉnh: Pửa hăn bảc Văn pền khẩy tọ vận choong cừn hết fiểc, chẩu lườn đạ chen ăn xáy cáy nâng sle bảc kin đợ đửa. Pện tọ thâng nâư lăng, chang lườn tẻo hăn ăn xáy đảy tặt sle đây đứa dú xảng chường nòn cúa mẻ dả chang lườn. Nhoòng kin dú đây xáu pỉ noọng đạ chỏi pỉ noọng slứn slim pây nèm Đảng, lồng slim hết cách mạng, mái cạ lai lườn mẻn slấc thâng nạt chít lườn tó nắm lao. Tó pjom pện, Nguyên Bình đạ pền búng đin cốc co cách mạng mắn táng. Vằn 22/12/1944, dú chựa chang đông luông Trần Hưng Đạo, dú tin pù phja Slam Cao dú xạ Tam Kim, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đạ đảy có pền.

Cách mạng pền công, Đại tướng đạ lai pày mà dương tẻo Cao Bằng vạ búng đin Nguyên Bình. Tỉ tẳm pửa bảc đạ mì bại pi bươn hết fiểc khỏ khôm đảy pỉ noọng pao poọc vạ tằng bại pày tức hình cải đảy mai sle lủng chỏi pện Phai Khắt, Nà Ngần…    

Phua mjề lùng Nông Đình Chiến vạ pả Dương Thị Hỷ dú Bản Um, xạ Tam Kim khay bâư báo mì piếng ngàu cúa Đại tướng pửa mà dương Tam Kim đảy ép khảu tọn sle đây đứa. Nả báo mì piếng ngàu Đại tướng dặng phuối toẹn xáu pỉ noọng vạ pả Hỷ lẻ cần chăn xải sló mì nả dú chang piếng ngàu tỉ. Pả Dương Thị Hỷ vạ lùng Nông Đình Chiến cạ:

“Nâư tỉ khỏi pây háng, hăn bảc mà lẻ khảu pây chồm, đảy bảc phuối toẹn, xam dương khỏi chăn slim phông. Bảc chăn điếp pỉ noọng, chập cần Dao lẻ bảc phuối tiểng Dao, chập cần Tày bảc tẻo phuối Tày, pửa lai cần bảc tẻo phuối keo xáu pỉ noọng”.

  “Khỏi hăn Đại tướng lẻ cần chăn đây slim, bặng cạ cần bảc chang lườn pây quây hâng vằn tẻo mà dương rườn nẩy. Thuổn thảy pỉ noọng vạ bại pạng hết fiểc dú xạ Tam Kim xày phuối tồng căn cạ bảc lẻ Đại tướng cúa pỉ noọng. Cà này dú nẩy hết ăn kha tàng mấư nâng, ăn trường slon mấư nâng pỉ noọng xày cạ tàng bảc Giáp, trường bảc Giáp. Hạy cạ nắm mì Đại tướng lẻ nắm mì tàng, mì trường pện nẩy. Vằn lẹ, vằn nèn, vằn 22/12 rụ vằn dụa cúa Đại tướng , pỉ noọng xày khửn mà tẻm chủa hương khửn thản slớ dú búng đông Trần Hưng Đạo”.

 

Pày tốc hang bảc mà dương tẻo búng đin nẩy lẻ pi 1994, Đại tướng  pày nâng them cạ xáu pỉ noọng: “Khỏi mà dương Cao Bằng tó lẻ mà thâng đin tỉ tải nhỉ, tó tồng cạ mà lườn, nhòng chang lai pi slổng vạ hết fiệc xày Chủ tịch Hồ Chí Minh vạ bại cần hết cốc cúa slảnh Cao Bằng, pỉ noọng dú Cao Bằng, slim điếp cúa khỏi tói xáu Cao Bằng tó tồng cạ slim điếp chứ cúa khỏi tói xáu đin tỉ khỏi rụ cạ đin tỉ Quảng Bình”.

         Chứ thâng Đại tướng, pỉ noọng bại dân tộc dú Nguyên Bình tan phuối vạ tằng búng đin cách mạng Cao Bằng, tứ pỉ noọng cần Keo, cần Tày, cần Nùng, rụ pỉ nọng cần Mông, Dao đỏ, Dao tiền... xày ngòi Đại tướng bặng cạ cần lục cúa đin tỉ lầu, dân tộc lầu xáu ten roọng điếp chứ: bảc Văn, cần Đại tướng chang slim pỉ noọng./.

 

                              “BÁC VĂN”- ĐẠI TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

 

 

  Cụ bà Ma Thị Thiết là người Tày- năm nay đã 99 tuổi, ở thị trấn Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Cụ là một trong những Đảng viên đặc biệt trên mảnh đất cội nguồn cách mạng này. Trong khoảng những năm 1941 đến 1944, thời gian Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tên gọi "anh Văn" được Bác Hồ giao xây dựng căn cứ, lực lượng tại khu vực các châu Hòa An, Nguyên Bình, gia đình bà Dương Thị Thiên, mẹ đẻ cụ Thiết tại xóm Thẳm Gầu, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình đã che chở, đùm bọc Đại tướng và các đồng chí của mình. Sau lần ốm nặng được cụ Thiên cứu chữa, Đại tướng đã nhận cụ Thiên là mẹ nuôi theo phong tục địa phương. Còn cụ Thiết cũng theo truyền thống gia đình đã hăng hái tham gia cách mạng và được Đại tướng đặt bí danh là Tự Tín. Hàng ngày cụ bí mật đưa cơm cho Đại tướng hoặc làm công việc tuyên truyền giác ngộ quần chúng. Năm 1943, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp giới thiệu cô gái người Tày khi ấy mới tròn 20 tuổi vào hàng ngũ của Đảng. Chồng cụ Thiết, ông Trương Nam Hiến, cũng là một người hoạt động cách mạng cùng bác Văn trong khoảng thời gian này. Bà Ma Thị Minh Thương, con gái cụ Thiết cho biết:

  "Khi hỏi bà khi xưa bà đi đưa cơm cho bác Giáp ai theo dõi bà không, bà đưa kiểu gì rồi cơm cho bác ăn thì có gì? Bà bảo chỉ có cơm không thôi, có thêm chút muối nữa, chỉ như mang đi chăn trâu mình ăn thôi, chứ không có gì cả. Cách đưa thì ngày trước con gái Tày thường mặc áo dài, tà áo đằng trước gập vào rồi cho cơm vào đó để mang đi. Nghe mẹ tôi kể, rồi trước bà ngoại kể thì cảm thấy bác Giáp giống như bác cả trong gia đình tôi thôi"....

Bên dòng sông Hiến mùa lũ ngầu đỏ, ông Dương Văn Sơn, nguyên Bí thư Huyện ủy Nguyên Bình, nghỉ hưu tại xóm Nà An, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình kể: Bố của ông, cụ Dương Văn Long từng nhắc câu chuyện, có lần lính dõng khủng bố, vây đuổi, cụ Long và bác Văn đã phải dìu nhau chạy xuyên rừng từ Phai Khắt, cõng nhau vượt sông ở Nà An, Nà Viểng (xã Tam Kim) qua vùng Hoa Thám để trốn thoát. Cụ Long chính là em trai cụ Dương Thị Thiên và được Đại tướng đặt cho bí danh Trọng Khánh. Đây cũng là người được Đại tướng nhắc tới nhiều lần trong trong cuốn hồi ký “Từ nhân dân mà ra”. Ông Sơn tự hào khi cả bố, mẹ và các bác của mình đều là những bậc lão thành cách mạng, được kề vai, sát cánh cùng bác Văn trong những ngày gian khó nhất: 

 

 

 

  "Bố tôi kể là bác Văn về đây là ăn ở với dân thôi, mặc quần áo như người dân bản, còn học cả tiếng Tày nữa, bác rất thương yêu bà con ở đây, coi người dân ở đây như những người trong làng, trong xóm thôi. Nên được bà con tin tưởng, bác nói gì bà con dân làng nghe theo hết. Cho đến bây giờ bà con vẫn gọi Đại tướng là bác Giáp, bác Văn, gần gũi thế thôi".

4 năm ngược xuôi trên vùng đất từ Hà Quảng, Hòa An sang Nguyên Bình đến các vùng thuộc Cao- Bắc –Lạng, mỗi ngọn núi, ngôi làng ở vùng đất này đều in dấu chân của Đại tướng. Từ dãy núi Dền Sinh, Tác Hát đến ngọn Khau Lảng, Khau Dáng, Phia Vựt, Slam Cao,… nơi nào cũng gắn với những kỷ niệm về "bác Văn".  Tự học thành thạo ngôn ngữ, phong tục của người Tày, Nùng, Dao đỏ, Dao tiền để có thể cùng ăn, cùng ở, cùng hoạt động cách mạng- Có lẽ đây là điều khiến người dân nể phục nhất ở "bác Văn"- Võ Nguyên Giáp.  

Ở xã Tam Kim, người dân vẫn kể câu chuyện: Khi thấy bác Văn dù ốm mệt vẫn làm việc thâu đêm, chủ nhà rán một quả trứng gà để bác bồi dưỡng. Vậy nhưng sáng hôm sau, người nhà lại thấy quả trứng được để ngay ngắn cạnh giường của bà cụ trong nhà. Cách sống giản dị, gần gũi ấy đã giúp người dân tin theo đảng, cống hiến hết mình cho cách mạng, bất chấp nhiều gia đình đã bị giặc đến đe dọa, khủng bố, đốt nhà. Cũng chính vì đó, Nguyên Bình đã trở thành căn cứ địa vững chắc, làm bàn đạp để lực lượng cách mạng nam tiến thành công. Ngày 22/12/1944, ngay tại khu rừng Trần Hưng Đạo, dưới chân ngọn núi Slam Cao thuộc xã Tam Kim, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã ra đời.

Cách mạng thành công, Đại tướng đã có nhiều lần về thăm Cao Bằng và mảnh đất Nguyên Bình. Nơi có những năm tháng hoạt động gian khó trong sự đùm bọc, chở che của người dân và cả những chiến công ghi dấu các địa danh như Phai Khắt, Nà Ngần…    

Vợ chồng ông Nông Đình Chiến và bà Dương Thị Hỷ ở Bản Um, xã Tam Kim cẩn thận lấy tờ báo in có tấm ảnh Đại tướng về thăm Tam Kim ép plastic làm kỷ niệm. Trang báo có tấm ảnh Đại tướng nói chuyện với người dân và bà Hỷ là người may mắn có mặt trong bức ảnh đó. Bà Dương Thị Hỷ kể:

  “Hôm ấy tôi đi chợ, thấy bác về thì vào để xem thôi, bất ngờ lại được bác vỗ tay vào vai hỏi chuyện, tôi rất cảm động. Bác rất gần gũi, gặp người Dao nói tiếng Dao, gặp người Tày bác lại nói Tày, khi quần chúng đông, bác lại dùng tiếng phổ thông nói chuyện”.

  “Ấn tượng là Đại tướng rất gần gũi, cảm giác như bác đi xa trở về với gia đình thôi. Nhân dân, cán bộ Tam Kim đều nói một điều, bác chính là Đại tướng của nhân dân. Bây giờ ở đây làm một con đường mới, một ngôi trường mới bà con đều bảo đường bác Giáp, trường bác Giáp. Nếu không có Đại tướng thì không có đường, có trường như thế. Ngày lễ, ngày tết, ngày 22/12 hay ngày mất của Đại tướng, bà con đều lên thắp hương cho bác trên ban thờ ở khu rừng Trần Hưng Đạo”.- Ông Nông Đình Chiến xúc động nhớ lại.

  

Lần cuối cùng ông trở lại mảnh đất này năm 1994, Đại tướng một lần nữa khẳng định với đồng bào: "Tôi lên thăm Cao Bằng cũng như là về quê hương thứ hai, cũng như về nhà, bởi vì trong nhiều năm sống và làm việc, chiến đấu bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Cao Bằng, nhân dân Cao Bằng, tình cảm của tôi đối với Cao Bằng cũng như là tình cảm của tôi đối với bản thân quê hương của tôi hay là quê hương Nghệ Tĩnh".

Đáp lại tình cảm ấy, các dân tộc ở Nguyên Bình nói riêng và quê hương cách mạng Cao Bằng nói chung, từ người Kinh, người Tày, người Nùng hay người Mông, người Dao đỏ, Dao tiền… đều đã coi Đại tướng như người con của quê hương mình, dân tộc mình với cái tên gần gũi: bác Văn, vị Đại tướng của lòng dân./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC