Chang slì pỉnh lả Covid-19 vận nhằng lai tối piến khên khoỏng, slảnh Lạng Sơn đạ lồng lèng dủng bại tàng mạng sle pang chỏi pỉ noọng khai bại thình cúa cái đăm chay. Nẩy lẻ pản pháp chăn đây cọp phấn pang hẩư pỉ noọng đợ khỏ nhoòng pỉnh lả, mì them ngần chèn, vạ mừa nả tẳng có đảy tỉ khai chăn đây, mắn táng vạ hâng rì. Bài fiểt cúa Duy Thái - PV Đài Cằm phuối VN.
Xáu ăn điện thoại mì mạng, pí Lê Thu Trang dú thành phố Lạng Sơn ngải lưởc vạ tặt dự bại thình cúa cái đăm chay. Hạy cạ cón nẩy lèo oóc háng pây dự cúa cái lụ roọng hẩư cần khai cúa cái dú tềnh mạng, mì lai pày dự chúng bại thình cúa bấu đây, tẻo bắt... cà này pí mì lai tàng sle lưởc vạ bại thình cúa cụng đây hơn:
“Tói xáu khỏi, đạ quén xáu fiểc dự bại cúa cái đăm chay dú tềnh tàng mạng. Khỏi hăn ngải tẻo đảy khoái. Tan cẩn khảu pây xa fiểt chử slư Na Chi Lăng, lụ mác chí rẩy Vành Khuyên Văn Lãng… Nắm tan khỏi vạ lai cần đai, ết lẻ chang slì pỉnh lả pện nẩy, pỉ noọng bấu pền oóc tàng lai lẻ fiểc tặt dự cúa cái vạ đảy pậu au mà thâng tẳm lườn hẩư lẻ mòn chử chăn đây.”
Nhoòng pỉnh lả COVID-19, fiểc pỉ noọng oóc nặm háng sle puôn khai chập lai dưởng khỏ, pjom pày tầu đú mì tỉ khai quá tàng mạng, fiểc khai mác Na Chi Lăng mảu nẩy đạ slu đảy lai mòn chăn đây. Xáu chá khai sluốn phiêng cân nâng tứ 30 - 40 xiên mưn, cà này ái lẹo sổ mác Na Chi Lăng đạ đảy au thâng mừ cần dủng. Ăn mác đâyvạ heng tiểng mác Na Chi Lăng vằn cảng đảy lai cần chắc thâng, cọp phấn pang hẩư pỉ noọng mì them ngần chèn. Áo Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND họen Chi Lăng hẩư chắc:
“Pi nẩy boong khỏi nắm có hết lẹ hội mác Na tọ pỉ xáu bại thình cúa cái đai lẻ pi nẩy mác Na Chi Lăng bấu mẻn slứa xỏn sle, pỉ noọng khai đảy ngải. Fiểc au mác Na Chi Lăng khửn khai dú tềnh tàng mạng pang hẩư pỉ noọng chắc ngòi chướng bại cúa cái cúa lầu đảy đây hơn nhoòng đạ đảy tặt dú tẳm sluôn mác, đảy thâng tẳm lườn tặt. Cón nẩy bại cần puôn xường slì poóc xó vằn xo ết, 15 khai bắt hẩư cần dự, tọ cà này mì cúa cái khai dú tềnh tàng mạng lẻ pỉ noọng xày ỏn slim, nắm lao dự bắt.”
Thâng cà này, Lạng Sơn đạ tẳng có đảy 31.000 tỉ khai hẩư bại lườn mì cúa cái đăm chayxáu quạng 4.300 thình cúa đang slí đảy khai dú tềnh bại tàng mạng, chang tỉ mì lai thình cúa mì heng tiểng pệnmác na Chi Lăng, chác chí rẩy Vành khuyên Văn Lãng, mác pẻn Bắc Sơn... Tói xáu fiểc pang chỏi khai cúa cái đăm chay khảm bại slảnh đai chang slì mì pỉnh lả, Sở Công thương Lạng Sơn tó xường slì phuối toẹn xáu Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương vạ Sở Công Thương bại slảnh, thành phố chang nặm mường (khai lai dú bại tỉ tồng ăn pi pện: Hà Nội, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc...). Áo Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND slảnh Lạng Sơn, hẩư chắc:
“Lạng Sơn tặt oóc lẻ au thuổn thảy bại thình cúa cái đăm chay đảy lai cúa slảnh khửn khai dú tềnh tàng mạng, pạng xảng tỉ, sle có đảy bại tài khoản pjá chèn dú tềnh tàng mạng hẩư pỉ noọng khai dự đảy ngải, lẻ boong khỏi slắng cạ Sở Thông tin truyền thông cáp xáu Ngân hàng Nhà nước vạ bại Ngân hàng thương mại khoái táng tẳng có tềnh 200 ăn ATM (Tỉ thót chèn)dú bại xạ sle hẩư pỉ noọng thót chèn đảy ngải.”
Cúa cái đăm chay lẻ thình cúa khai nèm slì mảu, slì slu củ vạ dủng lẻ tển vằn. Nhoòng pện, fiểc au cúa cái khửn khai dú tềnh tàng mạng sẹ pang hẩư bại thình cúa cái thâng mừ cần dủng đảy khoái hơn, pao xình nhằng mấư, pang hẩư pỉ noọng nọi mẻn slái hại. Mái cạ, sle tàng dưởng khai cúa cái đăm chay dú tềnh tàng mạng vằn cảng hết đảy đây, cần đăm chay, hợp tác xạ, bại lườn hết kin cải khai cúa cái cẩn pao xình cúa cái đăm chay slâư đây, mì chỉa mả rọ cốc co... sle cần dủng slứn slim nắm tan chang slì cà này, tằng mừa nả lăng pửa đạ tảng làn đảy pỉnh lả them./.
LẠNG SƠN:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ HỖ TRỢ TIÊU THỤ NÔNG SẢN MÙA DỊCH
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực ứng dụng CNTT để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa bàn. Đây là giải pháp hữu hiệu góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, nâng cao đời sống nông dân trong thời điểm hiện nay và hướng tới tạo dựng một kênh tiêu thụ nông sản an toàn, hiệu quả, bền vững. Ghi nhận của Duy Thái - PV Đài TNVN.
Với chiếc điện thoại có kết nối internet, chị Lê Thu Trang ở thành phố Lạng Sơn dễ dàng lựa chọn và đặt mua các sản phẩm nông sản. Nếu như trước kia phải ra các chợ đầu mối hoặc liên hệ qua người bán trên mạng xã hội để rồi không ít lần mua phải sản phẩm kém chất lượng, giá cao... nay chị có rất nhiều sự lựa chọn và chất lượng hàng hóa cũng đảm bảo hơn:
“Đối với bản thân tôi, việc mua các sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử đã trở thành thói quen. Tôi thấy rất là tiện, nhanh chóng. Chỉ cần gõ vào tìm kiếm Na Chi Lăng, hay Hồng Vành Khuyên Văn Lãng… Không chỉ tôi và rất nhiều người khác, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như này mọi người hạn chế đi ra ngoài đường thì việc đặt hàng và được giao đến tận nơi thì đó là điều hết sức tiện lợi.”
Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các chuỗi cung ứng hàng hóa, tiêu thụ nông sản truyền thống qua thương lái bị đứt gãy, nhờ lần đầu tiên lên sàn thương mại điện tử, việc tiêu thụ đặc sản Na Chi Lăng vụ này đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng. Với giá bán bình quân từ 30 - 40 nghìn đồng/kg, hiện 90% sản lượng Na Chi Lăng đã đến tay người tiêu dùng. Uy tín, chất lượng và nhãn hiệu Na Chi Lăng ngày càng được thị trường biết đến, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Ông Vi Nông Trường, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết:
“Năm nay chúng tôi không tổ chức lễ hội Na nhưng so với các sản phẩm khác năm nay Na Chi Lăng không bị ế thừa, tồn đọng, bà con tiêu thụ rất là tốt. Việc đưa Na Chi Lăng lên sàn thương mại điện tử giúp bà con người dân có trách nhiệm hơn trong việc sản xuất ra sản phẩm của mình vì đã truy xuất đến tận vườn, tận gia đình. Trước đây tư thương thường lợi dụng sau Rằm, sau mùng 1 thì ép giá người mua… Bây giờ thì trên các trang mạng người dân hoàn toàn có thể mua sản phẩm đúng giá.”
Đến thời điểm này, Lạng Sơn đã phát triển được gần 31.000 cửa hàng số cho hộ gia đình với khoảng 4.300 mặt hàng đang được giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, trong đó nhiều loại đặc sản như na Chi Lăng, hồng Vành khuyên Văn Lãng, quýt Bắc Sơn... Đối với việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh tại các thị trường ngoại tỉnh, Sở Công thương Lạng Sơn cũng thường xuyên trao đổi với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong nước (tập trung tại các thị trường truyền thống như: Hà Nội, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc...). Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết:
“Mục tiêu của Lạng Sơn là đưa 100% các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh giao dịch tại các cửa hàng số. Bên cạnh đó, để triển khai phát triển ví điện tử, tài khoản thanh toán điện tử để phục vụ người dân giao dịch, chúng tôi đã đề nghị Sở Thông tin truyền thông phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ lắp đặt hơn 200 cây ATM tại các xã trên địa bàn để phục vụ bà con nhân dân, qua đó sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc triển khai thực hiện thanh toán điện tử.”
Nông sản là loại hàng hóa có đặc trưng thời vụ, thời gian thu hoạch và sử dụng ngắn. Do đó, việc ứng dụng công nghệ số để vận chuyển, phân phối nông sản sẽ giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, đảm bảo chất lượng tươi, ngon, góp phần giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân. Dù vậy, để phát huy những thế mạnh của sàn thương mại điện tử, người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm nông sản cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc... để có được niềm tin của người tiêu dùng không chỉ trong thời gian hiện nay mà ngay cả sau khi dịch bệnh được kiểm soát và đẩy lùi./.
Viết bình luận