Lạng Sơn- búng đin hua piên chái cúa nặm mường xáu bại ten pện: Ải Chi Lăng, Nhị, Tam Thanh - Phja Tô Thị - Thành lườn Mạc, búng mai sle cúa pan tức tẻp slấc dú Bắc Sơn... đạ đảy mai khảu slư xéc cúa dân tộc Việt Nam. Khảm quá boỏng tàng 190 pi có pền vạ hết kin pây khửn, Lạng Sơn cạ này đạ mì lai tàng hết kin chăn đây.
Cống Nông Đình Đề, lẻ cần Tày, đạ đảy 93 pi, dú bản Khắc Đeng, xạ Đại Đồng, hoẹn Tràng Định, slảnh Lạng Sơn, pửa pày đảy pây tức slấc dú búng piên chái chang slì Thu-Đông pi 1950. Cống cạ chăn mì tha nả pửa đảy slinh mà vạ cải khửn dú búng đin xứ Lạng xáu lai búng đảy mai khảu slư xéc quá bại pi bươn tức tẻp slấc vạ tẳng có đin mường. Khảm lai pi bươn quá mà, tọ bại pi bươn tức tẹp slấc tài tảm tỉ cống nắm lừm đảy slắc pày :
“Pửa tỉ nhằng chăn lai dưởng khỏ, slửa khoá, hài tó thắp khỏ, bấu mì tôi hài đây sle pây… Tẳm pửa pày thâng cà nầy tan pỉ noọng dú hoẹn Tràng Định vạ tằng pỉ noọng dú slảnh Lạng Sơn xày mì slim slẩy điếp đin mường tẻo chắc cáp căn kiu slặt, pjom pện thuổn thảy xày slim đeo cò toỏc pây nèm Đảng, Bảc Hồ, slặn slàng toỏng cóp công rèng vạ cúa cái sle khửn tàng tức tẻp slấc, slặn slàng vẻng mỉnh sle pao chực đin mường, tức tẻp slấc Fan mà cheng cháp đin mường lầu”.
Ải Chi Lăng - pha lọm búng Thăng Long pửa pày tảng làn slấc dảc khảu mà cheng cháp vận nhằng dú tỉ. Chang Thế kỉ tải X vạ thế kỉ XI, pửa slấc Tống mà cheng cháp đin mường hây xày đạ mẻn slua slán slác dú Ải Chi Lăng. Thâng thế kỉ XIII, slấc Nguyên- Mông mà cheng cháp đin mường lầu 3 pày xày đạ mẻn slua dú Ải Chi Lăng. Thế kỉ XV pày nâng them pác sloóc nẩy tẻo tức tẻp slấc đảy hình khảu vằn xo 10/10/1427. Pác sloóc dú búng piên chái nẩy cáp liển xáu chăn lai anh hùng tài tảm cúa Việt Nam pện: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Hoàng Đại Huề... A Ngô Thị Bình Yên, cần hết cốc Ban ngòi chực búng di tích hoẹn Chi Lăng cạ pện nẩy:
“Mòn hết hẩư pỉ noọng hăn mì tha nả quảng nẩy pây nèm mại chang kha tàng tẳng có vạ pao chực đin mường tứ tởi nẩy thâng tởi lăng. Tứ mòn táp tởi nẩy, pỉ noọng dú Chi Lăng, slảnh Lạng Sơn vận lồng lèng kin dú đây vạ tẳng có đin tỉ vằn cảng chàu mjảc. Pỉ noọng dú nẩy vạ pỉ noọng dú bại tỉ fuông đai thâng xáu Chi Lăng xày nhoòng slim điếp đin mường, pậu thâng sle dương chồm vạ chắc đảy mừa lịch sử cúa búng đin nẩy”.
Khảm quá boỏng tàng lịch sử 190 pi có pền vạ hết kin pây khửn, Đảng bộ, bại pạng hết fiểc vạ thuổn thảy pỉ noọng dú slảnh Lạng Sơn xày lồng lèng hết nèm đây pổn táp tởi, tẳng có đảy bại tàng dưởng hết kin chăn đây chang slì đin mường tối mấư. Bại tàng dưởng hết kin dú búng tu ái đang slí tứng dám cỏp fấn khảu tàng dưởng hết kin cúa slảnh vằn cảng mắn lèng. Áo Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND slảnh Lạng Sơn hẩư cạ:
“Cà này, slảnh Lạng Sơn mì quạng 3.000 lườn hết kin cải dú chang tằng nặm mường thâng khai cúa cái quá 2 tu ái cải lẻ Hữu Nghị vạ Tân Thanh. Sle pang chỏi hẩư bại lườn hết kin cải vạ pao ỏn chang slì pỉnh lả COVID-19 lẻ boong khỏi đạ tẳng có tàng dưởng khai cúa cái quá tu ái dú tềnh tàng mạng. Quá tỉ pang chỏi hẩư bại lườn hết kin cải khai cúa cái khảm nước noỏc đảy ngải. Nẩy lẻ pản fáp chăn đây nhoòng tàng dưởng khai cúa cái khảm tu ái quá tàng mạng, Lạng Sơn lẻ slảnh hết tầu đú chang tằng nặm mường, hạy cạ hăn đây sẹ đảy hết dú lai tỉ đai chang tằng nặm mường”.
Tảng làn pỉnh lả đảy đây, vạ hết đảy đây đo bại dưởng cúa búng bấu mì pỉnh lả nèm slắng cạ mấư, slảnh Lạng Sơn đang slí lồng rèng dỉ hết kin, dỉ tảng làn pỉnh lả. Bại fiểc hết cẩn diếu dú Nghị quyết Đại hội Đảng bộ slảnh Lạng Sơn pày 12 (tứ pi 2020-2025) đạ mì tàng dưởng lọ làng hẩư slảnh Lạng Sơn, chang tỉ mì tàng dưởng lồng rèng hết kin dú búng tu ái, chảo dưởng ngải hẩư fiệc khai cúa cái chựa Việt Nam xáu Trung Quốc vạ bại nước ASEAN./.
Kinh tế cửa khẩu từng bước khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lạng Sơn, mở ra cơ hội lớn để tỉnh phát huy lợi thế về các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ.
Ông Nông Đình Đề (93 tuổi, cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950)
LẠNG SƠN:
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 190 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Lạng Sơn- vùng đất phên dậu, cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc với những cái tên như Ải Chi Lăng,Nhị, Tam Thanh - Núi Tô Thị - Thành Nhà Mạc, khởi nghĩa Bắc Sơn... đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam. Trải qua chặng đường 190 năm thành lập và phát triển, Lạng Sơn hôm nay đã tạo dựng lên những thành quả đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội…
Ông Nông Đình Đề, dân tộc Tày đã 93 tuổi, ở thôn Khắc Đeng, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, từng tham gia trong Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950. Ông tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở vùng đất xứ Lạng nhiều dấu ấn sử sách qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Thời gian đã qua đi, nhưng kỷ niệm những năm tháng lịch sử hào hùng không bao giờ phai nhạt trong tâm trí ông:
“Thời ấy còn nhiều khó khăn lắm, quần áo, giày dép tự túc hết, không thể kiếm đâu ra đôi dép tốt để mà đi được… Có thể nói từ xưa đến nay nhân dân huyện Tràng Định nói riêng và nhân dân Lạng Sơn đều có lòng yêu nước rất nồng nàn, lại rất đoàn kết nên tất cả cùng đồng lòng đứng lên, một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ, sẵn sàng đóng góp sức người, sức của, sẵn sàng tham gia chiến đấu, thậm chí sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.”
Còn đó Ải Chi Lăng-bức tường thành của kinh thành Thăng Long xưa, ngăn chặn những cuộc xâm lược của giặc phương Bắc. Thế kỉ X và thế kỉ XI, khi quân Tống sang xâm lược nước ta đều bị thất bại tại cửa Ải Chi Lăng. Đến thế kỉ XIII, cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên – Mông 3 lần nữa thất bại tại Chi Lăng. Thế kỉ XV lại một lần nữa cửa ải này ghi dấu thêm một bước ngoặt chói lọi nhờ chiến thắng Chi Lăng ngày 10 tháng 10 năm 1427. Lịch sử của vùng biên ải gắn với rất nhiều anh hùng hào kiệt Việt Nam như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Hoàng Đại Huề... Bà Ngô Thị Bình Yên, Giám đốc Ban Quản lý di tích huyện Chi Lăng nói:
“Niềm tự hào này đi suốt trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ truyền thống ấy, những người dân Chi Lăng, Lạng Sơn vẫn tiếp tục sống và xây dựng cho quê hương ngày càng đẹp hơn. Mọi người dân, du khách thập phương đến với Chi Lăng đều vì tình yêu nước, họ đến để chiêm ngưỡng và tự hào với những chiến công hiển hách của cha ông.”
Trải qua suốt chặng đường lịch sử 190 năm thành lập và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn phát huy truyền thống, tạo dựng lên những thành tựu đáng tự hào trong công cuộc đổi mới. Kinh tế cửa khẩu từng bước khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lạng Sơn, mở ra cơ hội lớn để tỉnh phát huy lợi thế về các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ. Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đánh giá:
“Hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng 3.000 DN trên cả nước tham gia hoạt động XNK qua 2 cửa khẩu chính là Hữu Nghị và Tân Thanh. Để tạo điều kiện cho DN và đảm bảo an toàn trong đại dịch COVID-19 thì chúng tôi đã xây dựng nền tảng cửa khẩu số. Qua đó tạo điều kiện cho các DN hoạt động XNK, tạo sự minh bạch trong việc phân luồng, kiểm soát hàng hóa. Đây là biện pháp hết sức hữu hiệu vì nền tảng cửa khẩu số tại Lạng Sơn là nền tàng duy nhất trên cả nước, nếu thử nghiệm thành công thì sẽ nhân rộng trên địa bàn toàn quốc.”
Kiểm soát tốt về dịch bệnh, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về “vùng xanh” theo quy định mới về thích ứng an toàn với COVID-19, Lạng Sơn đang tiếp tục phương châm thực hiện mục tiêu kép. 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đã định hướng cho Lạng Sơn một hướng đi rõ ràng. Trong đó, phát huy mạnh mẽ lợi thế nhiều cửa khẩu quan trọng, thuận lợi cho thông thương giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN./.
Viết bình luận