LỞP SLON HẨƯ PỈ NOỌNG XẰNG CHẮC SLƯ DÚ XẠ BÚNG SLUNG
Thứ ba, 12:41, 14/09/2021
Dú bại bản búng slung cúa hoẹn piên chái Bình Liêu, slảnh Quảng Ninh mì bại lởp slon chăn táng. Ăn cẳm, bại heng toỏc ”ê, a" bấu chử lẻ cúa bại lủc eng, mà lẻ cúa bại cần đạ hết pá, hết mé, mì cần đạ hết cống, hết phò.

Dú bại bản búng slung cúa hoẹn piên chái Bình Liêu, slảnh Quảng Ninh mì bại lởp slon chăn táng. Ăn cẳm, bại heng toỏc ”ê, a" bấu chử lẻ cúa bại lủc eng, mà lẻ cúa bại cần đạ hết pá, hết mé, mì cần đạ hết cống, hết phò. Vũ Miền, PV Đài Cằm phuối VN sẹ tải boong hây thâng dương lởp slon hẩư pỉ noọng xằng chắc slư dú bản Phặc Chè xạ piên chái Hoành Mô, họen Bình Liêu, slảnh Quảng Ninh quá bài fiểt lăng nẩy:

Mái cạ đạ pận giờ khảu lớp, tọ lởp slon hẩư pỉ noọng xằng chắc slư dú lườn họp cúa bản Phặc Chè, xạ Hoành Mô, hoẹn Bình Liêu vận xằng khảu slon đảy. Bại cần slon cúa lớp nẩy phấn lai lẻ pỉ noọng cần Dao, Sán Chỉ, tứ 28 thâng 60 vạ pỉ noọng lẻ cần xường slì pây hết fiểc nà fiểc tổng. Slấy slư Nông Thị Lan hẩư chắc, noỏc bại cần ké, cụng mì lai cần đai phuối cằm keo xằng đảy rọ:

"Pửa slon hẩư pỉ noọng khỏi cụng tảy khỏ sle phuối đảy tiểng Dao, Sán Chỉ sle hẩư pỉ noọng ngải tỉnh, ngải chắc. Tọ cụng tan slon đảy bại cằm ngải pện toỏc – lẻ "tủ"; fiểt lẻ "vá" sle khỏi vạ bại pỉ noọng chang lởp tỉnh đảy vạ chắc đảy khoái. "

Lởp slon hẩư pỉ noọng xằng chắc slư dú Phặc Chè, xạ Hoành Mô đảy slon khảu tằng cẳm tứ thứ 2 thâng thứ 6. Lăng 9 bươn, cần slon sẹ đảy au chỉa chỉn đạ chắc slư hẩư, pửa hết đảy bại bài sli nèm quy định. Bại phả mừ ăn vằn đạ quén căm pjạ căm bai, cà này căm mảc slẻ sle fiểt tứng chử slư xáu ngầư ngoòng sẹ chắc toỏc vạ chắc fiểt cằm keo, sle pỉ noọng chắc đảy lai mòn, tứ tỉ chắc them đảy lai tàng hết kin, ngòi dỏm sức lèng hẩư đang lầu vạ chang lườn.

Sloong phua mjề chài Dương A Chíu (37 pi) vạ mjề lẻ pí Trần Thị Chạu (36 pi) xày lẻ cần Sán Chỉ hẩư cạ: 2 phua mjề pí vạ chài mì 3 cần lủc, tua cốc slon lởp 12, tua eng tó khảu lởp 1. Cà này đang slí khảu slì slu củ mác chác cẩn công lai tọ phua mjề chài vận tảy nải thâng lởp slon.

  "Slư lẻ nắm chắc nhoòng pện tan chắc tỉnh kỉ xiên, kỉ pác thôi, xằng chắc tỉnh chèn triệu. Bấu chắc slư lẻ bấu chắc kí tên mọi pày lồng xạ pây hết chỉa mả lăng lẻ mai lài mừ đai."

 "2 phua mjề chùa căn pây slon slư. Bại lủc chắc lẹo dá nhoòng pện lầu lèopây slon. Pửa chắc slư lầu sẹ toỏc đảy bại xe pây Bình Liêu, Móng Cái lụ Tiên Yên... Tó khỏ tọ lầu hăn hôn hỉ lai, lèo lồng slim slon chắng đảy."

Tứ pi 2014 thâng cà này, họen piên chái Bình Liêu (Quảng Ninh) đạ có đảy 96 lởp slon hẩư pỉ noọng xằng chắc slư, au chỉa chỉn hẩư 1.625 cần slon, chang tỉ mì 410 cần slon đảy lẹo chương trình slon tồng lởp 4, lởp 5. Áo Hoàng Ngọc Ngò, Phó Chủ tịch UBND họen Bình Liêu hẩư chắc: Bình Liêu lẻ hoẹn mì sổ cần dân tộc nọi cần chang slắm pi tứ 15 thâng 60 pi xằng chắc slư lai tải ết chang slảnh Quảng Ninh:

"Phấn lai bại cần đảy slon đạ chắc toỏc, chắc fiểt ết lẻ pỉ noọng đạ mì điện thoại sle dủng ăn vằn. Lai cần slưởng slon khửn them vạ slon them keéc đăm chay, chượng chảo tọ chăn mà lẻ slon cụng khỏ nhoòng phấn lai pỉ noọng lẻ cần dân tộc nọi cần. Tan phuối keo đạ khỏ lẻ sle slon khửn slung them cảng khỏ. Boong khỏi cụng ết slim xáu mòn roọng riểc cúa bại pạng hết fiểc tọ sle hẩư pỉ noọng chắc slư cụng cẩn mì mòn chăn slim tảy khỏ cúa cần slon chắng đảy."

Slon slư hẩư pỉ noọng dú búng dân tộc nọi cần xằng chắc slư lẻ fiểc hết chăn cẩn diếu hâng rì. Vạ bại mòn tảy khỏ sle slon hẩư pỉ noọng chắc slư cúa bại slấy slư cúa bại hoẹn búng slung dú slảnh Quảng Ninh đang slí pang hẩư pỉ noọng dú búng dân tộc nọi cần tài slung tởi slổng, vẻng tả khỏ dác, hết kin đảy đây mjảc dú búng piên chái, búng khau phja nhằng chăn lai dưởng khỏ./.

 

 

LỚP HỌC XÓA MÙ CHỮ Ở BẢN VÙNG CAO

 

Tại các bản vùng cao của huyện biên giới Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có những lớp học rất đặc biệt. Mỗi buổi tối, tiếng đánh vần ”ê, a" không phải là của con trẻ mà từ những người đã làm bố, làm mẹ thậm chí đã lên chức ông, bà.  Vũ Miền, PV Đài TNVN sẽ đưa chúng ta đến thăm lớp học xóa mù chữ ở thôn Phặc Chè xã biên giới Hoành Mô, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh qua bài viết sau:

Dù đã quá giờ lên lớp, nhưng lớp học xóa mù tại Nhà văn hóa thôn Phặc Chè, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu vẫn chưa thể bắt đầu. Học viên của lớp chủ yếu là bà con người Dao, Sán Chỉ, độ tuổi từ 28 đến 60 và đa phần là lao động chính trong các gia đình. Cô giáo Nông Thị Lan cho biết, ngoài tuổi tác, không ít học viên nói tiếng phổ thông chưa thạo:

"Khi dạy cũng cố gắng học tiếng nói của người Dao, Sán Chỉ để cho dễ hiểu. Nhưng cũng chỉ học được những từ đơn giản như từ đọc - là "tủ"; viết là "vá" để tôi và học viên có thể hiểu nhau và tiếp thu nhanh hơn. "

Lớp xóa mù chữ ở Phặc Chè, xã Hoành Mô được mở vào các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6. Sau 9 tháng, học viên sẽ được cấp chứng chỉ xóa mù chữ khi vượt qua các bài kiểm tra theo quy định. Những bàn tay thô ráp vốn quen với con dao, cái cuốc nay nắn nót từng con chữ với mong muốn viết và đọc thành thạo tiếng phổ thông, để biết nhiều hơn, để học hỏi thêm cách làm ăn kinh tế, chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Hai vợ chồng anh Dương A Chíu (37 tuổi) và vợ Trần Thị Chạu (36 tuổi) đều là người Sán Chỉ ngượng nghịu: Anh chị có 3 đứa con, lớn nhất đã học lớp 12, cháu nhỏ cũng đã vào lớp 1. Hiện đang là vụ thu hoạch hoa hồi bận rộn nhưng anh chị vẫn cố gắng tới lớp.

 Chữ thì không biết nên chỉ tính được tiền mấy nghìn, mấy trăm thôi, chưa tính được tiền triệu. Không biết chữ thì cũng không biết ký tên, mỗi lần đi xuống xã toàn điểm chỉ thôi."

"Hai vợ chồng rủ nhau đi học. Các con biết hết rồi nên phải đi học thôi. Khi biết chữ mình sẽ đọc được các xe đi Bình Liêu, Móng Cái hay Tiên Yên... Cũng khó nhưng mình vui lắm, phải quyết tâm."

Từ năm 2014 đến nay, huyện biên giới Bình Liêu (Quảng Ninh) đã triển khai được 96 lớp xóa mù chữ, cấp giấy chứng nhận cho 1.625 học viên, trong đó có 410 học viên hoàn thành chương trình xóa mù chữ mức độ 2 (tương đương lớp 4, 5). Ông Hoàng Ngọc Ngò, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu cho biết: Bình Liêu hiện huyện thuộc nhóm có tỷ lệ đồng bào DTTS trong độ tuổi 15 đến 60 không biết chữ cao nhất của tỉnh Quảng Ninh:

"Đa số người dân được phổ cập ở cấp độ 1 đã biết đọc biết viết nhất là khi họ có điện thoại để sử dụng cho cuộc sống hàng ngày. Một số người muốn học nâng cao trình độ và học thêm kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi nhưng thực tế học cũng có những khó khăn vì chủ yếu bà con là người dân tộc thiểu số. Riêng nói tiếng Việt đã khó khăn rồi để học thêm trình độ cao càng khó hơn. Chúng tôi cũng đề cao vai trò vận động của cấp ủy nhưng để xóa mù chữ thành công cũng cần sự nỗ lực từ chính người đi học nữa."

Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số được xác định là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài. Và những nỗ lực xóa mù chữ của các thầy cô giáo, của các huyện vùng cao ở Quảng Ninh đang giúp đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây cải thiện chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, miền núi còn nhiều khó khăn./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC