Soạn lời: Cố nghệ nhân Vương Hùng
Thể hiện: Nghệ sỹ Nhân dân Dương Liễu
Nghệ sĩ Dương Liễu đã đoạt Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc khi biểu diễn bài “Nhìn trăng nhớ bạn” có sử dụng các điệu trong nghệ thuật tuồng Dá hai.
Dá hai là loại ca kịch mang tính tổng hợp, đặc sắc, gần gũi với nhân dân bằng sự hòa trộn giữa lời ca, tiếng nhạc, điệu múa vô cùng phong phú và hấp dẫn.
Theo nhà phê bình lý luận về sân khấu Tuấn Giang, Viện Sân khấu-Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội thì loại hình sân khấu tuồng Dá hai của người Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) bắt nguồn từ trò múa rối Mộc thầu hý (múa rối que). Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Mộc thầu hí là nghệ thuật múa rối que, rối dây, rối tay, do các nghệ nhân dân gian diễn mua vui tại hội làng, phố chợ để bán đồ chơi, con rối, thuốc lá rừng. Những con rối dây diễn trò ngoài chợ thường chỉ to bằng ngón tay cái, được nghệ nhân điều khiển bằng hệ thống dây để diễn trò đánh kiếm, đao, kích, múa gậy… Khi nghệ thuật diễn trò múa rối dây phát triển lên thành các vở diễn phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh thần của giới quan lại thời phong kiến tại hội làng, sòng bạc, các con rối được hóa thân thành những nhân vật diễn tích tuồng như: Quan Công, Trương Phi, Tôn Ngộ Không… Một số vở diễn phổ biến một thời tại Cao Bằng như: “Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài”, “Ngọc Phù Dung”, “Tôn Ngộ Không”, “Quan Công thuỷ chiến Bằng Đức”, “Hoa Mộc Lan”…
Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, sân khấu Mộc thầu hí phát triển lên một bước mới, trở thành nghệ thuật tuồng Dá hai. Tuồng Dá hai không có các nhân vật rối que, rối dây mà do các diễn viên biểu diễn ca kịch dân ca. Thuật ngữ Dá hai lấy từ câu nhạc lưu không điệu hát Sai hoa, có đoạn: Dá i ì i hai, dá i i ì hài… bỏ các vần i, ghép lại thành Dá hai.Hình thức thể hiện trên sân khấu Dá hai là kể lại các tích truyện có sẵn như các vở “Ngọc Phù Dung”, “Lục Vân Tiên”, “Hoa Mộc Lan tòng quân”... Tuồng Dá hai có nội dung rất phong phú, đa dạng thể hiện mọi khía cạnh cảm xúc, tâm trạng của con người với 13 làn điệu khác nhau: khi vui vẻ, phấn khởi được thể hiện trong điệu sái vá, lúc đau thương, buồn bực với điệu thán tảo hoặc hùng hồn, khí thế như làn điệu hí tảo và có một làn điệu hát làm nội dung xương sống sân khấu là điệu sai hoa....
Nói về nghệ thuật tuồng Dá hai, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hồng Chiến cho biết, thời điểm những năm thập niên 60, nhiều huyện ở Cao Bằng có đội Dá hainghiệp dư biểu diễn phục vụ nhân dân thôn, xóm và giao lưu với các địa phương khác. Nổi tiếng nhất là đội tuồng Dá hai Thông Huề, huyện Trùng Khánh và đội tuồng Dá hai ở xóm Cốc Mì, xã Bình Long thuộc huyện Hòa An. Sân khấu Dá hai một thời cũng từng thịnh hành và vang danh. Tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp năm 1966, vở “Cây pơ ren Trường Sơn” của tác giả Nông Đình Tuấn đã đoạt giải A. Nhiều vở Dá hai được công chúng hâm mộ, phục vụ thành công nhiệm vụ sản xuất, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, động viên tuổi trẻ dân tộc lên đường chiến đấu, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nếu nghề tay trái của nhiều ngôi sao ca nhạc hiện nay là dự tiệc, đóng phim, làm MC… thì nghề tay trái của Dương Liễu trước đây không mảy may dính dáng đến nghệ thuật. Người ta đồn chị từng bán chiếu, bán chăn bông ngoài chợ thị xã Cao Bằng. NSND cười: “Người ta đồn đúng đấy. Còn hơn thế nữa kia…”.
Dương Liễu đẹp, vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng của người phụ nữ vùng cao. Nếu sắc đẹp mang lại cho ai đó sự nhàn hạ thì với Dương Liễu, sắc đẹp của chị chỉ để cống hiến cho khán giả mỗi khi bước lên sân khấu. Nhiều người dân Cao Bằng vẫn còn nhớ hình ảnh người đàn bà đẹp bê từng rổ dưa hấu bán rong trong chợ. Người đàn bà ấy chính là chị.
Theo thông tin của gia đình và người thân, NSND Dương Liễu vừa đột ngột qua đời vì đột quị.
CHỈ CÒN TIẾNG HÁT CỦA CHỊ Ở LẠI
TIẾC THƯƠNG NSND DƯƠNG LIỄU- SƠN CA CỦA NÚI RỪNG VIỆT BẮC!
Viết bình luận