CO VA NEO CHANG TỞI SLỔNG CÚA PỈ NOỌNG BẠI DÂN TỘC NỌI CẦN DÚ BÚNG TÂY NGUYÊN
Thứ tư, 15:47, 26/07/2023 Báo Dân tộc và Phát triển Báo Dân tộc và Phát triển
Chang bại lẹ pài slớ, bại vằn hội cúa pỉ noọng bại dân tộc nọi cần dú búng Tây Nguyên, co va neo đảy ngòi lẻ ăn cẩu tâu chựa mẻ đin xáu pỏ fạ, tua cần xáu bại pỏ slấn. Mái pện, tứng dân tộc, co va neo thư lai mòn đây pjòi táng căn.
 

Co va neo cúa bại pỉ noọng dân tộc nọi cần dú búng Tây Nguyên, xường slì mì 4 slắc lài, lẻ slắc lương, đeng, khao vạ đăm. Nẩy tó lẻ bại slắc lài đảy pỉ noọng dú búng Tây Nguyên slíu pền bại thình cúa chăn đây. Ké bản Y Xuyên, cần Mnông, bản Ja Răh, xạ Nâm Nung, hoẹn Krông Nô, slảnh Đắk Nông hẩư chắc: Tẳng co va neo lẻ fiểc chăn cẩn diếu, chang bản lèo họp sle tò bàn, păn fiểc bại cần pỏ chài khảu đông pây lưởc bại co mạy pàu dàu vạ ké mà hết.

Co va neo cúa pỉ noọng cần Mnông chang bại lẹ hội xường slì slung tứ 3 – 5 xích tò khửn, păn pền 3 thắn sle khoen bại thình cúa hết lẹ. Chang tỉ, thắn tềnh lẻ khoen ngàu tua nổc én, phuối khửn bại mòn ngầư slưởng chang tởi slổng, tẻp đảy phi, tẻp bại tua cúa rại, dú thắn nẩy nhằng đảy au ruồng khẩu vạ ăn chuông mà phúc khảu.

Thắn pạng tẩư lẻ hết pền quằng mần nâng, dá au ăn tẩu mà khoen, pỉ tồng cạ mẻ đin. Xảng ăn tẩu lẻ au khỏn bông khao mà tiếu, tồng cạ bại đấc nặm. 4 coóc tiếu bại chúm mạy tồng cạ bại ruồng khẩu mảc.

Thắn chang đảy au mạy tàn mà slan pền piếng mèng dá tặt lồng thắn chang cúa co va neo pây, 4 coóc đảy khoen bại thình tua cúa đảy au mạy tàn mà slan pền pện tua bẻ, tua vài, tua nổc, tua cáy...Nẩy lẻ tỉ sle bại pỏ slấn mà nẳng, nhoòng pện bại thình cúa cái sle pài slớ xày đảy au mà tặt dú nẩy.

Tói xáu pỉ noọng cần Ê Đê, co va neo đảy khoen bại thình bjoóc, thình tua cúa rèo tứng lẹ hội táng căn, tọ xày thư mòn đây pjòi lẻ pjom bái bại pỏ slấn vạ xo ngầư bại pỏ slấn cụm cừa hẩư chang lườn vạ bản cỏn hết kin đảy đây mjảc, cha lỵ on ún.

Tói xáu pỉ noọng cần Xơ Đăng, co va neo đảy pỉ cạ lẻ co khẩu. Fiểc tẳng co va neo hua pi mấư sle xo ngầư hẩư miều mảu đảy pjòi đây, cha lỵ ím ún. Nhoòng pện co va neo chăn cẩn diếu chang vằn hua pi mấư cúa pỉ noọng cần Xơ Đăng, hết lẹ kin khẩu mấư.

Co va neo nắm tan thư bại mòn đây pjòi đảy slíu khảu mạy hết pền lai thình cúa cái chăn đây slướng, tó nhằng thư lai mòn đây pjòi chang tởi slổng cúa pỉ noọng. Nhoòng pện bại pỉ noọng dân tộc nọi cần dú búng Tây Nguyên ngòi co va neo lẻ fấn nâng nắm sliểu đảy chang tởi slổng cúa pỉ noọng. Co va neo lẻ ăn cẩu tâu chựa mẻ đin, pỏ fạ, chựa tua cần xáu bại pỏ slấn sle phác bại cằm ngầư slưởng cúa pỉ noọng chang bản thâng bại pỏ slấn đảy khoái, hẩư hăn đảy slim châư ngầư slưởng mì tởi slổng đây mjảc cúa pỉ noọng bại dân tộc dú búng đin Tây Nguyên./.

CÂY NÊU TRONG ĐỜI SỐNG DTTS TÂY NGUYÊN

Trong các nghi lễ, lễ hội của đồng bào các DTTS tại Tây Nguyên, cây nêu chính là biểu tượng tâm linh kết nối giữa trời - đất, con người và thần linh. Tuy nhiên, mỗi dân tộc có hình thức thể hiện cây nêu mang ý nghĩa riêng.

Cây nêu của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên, thường có 4 màu chủ đạo, là vàng, đỏ, trắng, đen. Thân cây nêu được tô vẽ cầu kỳ. Đây cũng là những màu sắc chính trong nghệ thuật điêu khắc dân gian của đồng bào Tây Nguyên. Già làng Y Xuyên, dân tộc Mnông, bon Ja Răh, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cho biết: Dựng cây nêu là việc làm quan trọng, bon làng phải họp bàn, huy động nam giới vào rừng chọn những cây tre thẳng, chắc. 

Cây nêu của đồng bào Mnông trong các lễ hội thường cao 3 - 5m trở lên, chia làm 3 tầng (tùy theo lễ cúng). Trong đó, tầng trên cùng là hình con chim én, có ý nghĩa thể hiện khát vọng cuộc sống, vươn cao bay xa, trừ tà, đuổi thú và được trang trí lục lạc, bông lúa. Phía dưới là một mô hình tròn được làm bằng quả bầu, tượng trưng cho đất. Xung quanh quả bầu có gắn bông gòn trắng tượng trưng cho nước. Bốn góc treo những chùm tua lồ ô, tượng trưng cho những bông lúa trĩu hạt.

Tầng giữa của cây nêu được làm bằng tấm đan từ cây lồ ô, bốn góc được gắn những con vật được đan bằng tre, nứa như dê, trâu, chim, gà… Đây là nơi mà các vị thần linh về ngự, nên các các lễ vật dâng cúng gồm con gà, gạo nếp, rượu, thịt nướng, máu của con vật hiến tế đều đặt ở đây.

Tầng dưới cùng của cây nêu cách mặt đất 2m, để người cúng tế có thể nói chuyện với thần linh, xin thần linh đem lại cho bon làng sự giàu mạnh, con người khỏe mạnh, làm ra nhiều của cải, xua đuổi những cái xấu, đem lại cho bon làng sự bình yên, tốt đẹp.

Đối với dân tộc Ê Đê, cây nêu được trang trí những họa tiết, hoa văn khác nhau tùy theo ý nghĩa của từng lễ hội, nghi lễ nhưng đều mang ý nghĩa tạ ơn, cầu cho gia đình, buôn làng ấm no, hạnh phúc.

Với đồng bào Xơ Đăng, cây nêu tượng trưng cho cây lúa. Việc dựng cây nêu đầu năm mới cầu mong mùa màng bội thu, mọi gia đình ấm no. Vì thế, cây nêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong ngày đầu năm mới của người Xơ Đăng, đặc biệt là lễ cúng mừng lúa mới.

Cây nêu không chỉ mang giá trị nghệ thuật điêu khắc, mà còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Vì thế, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên coi cây nêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Cây nêu là cầu nối giữa đất và trời, là sự kết nối vô hình giữa con người với thần linh nhằm đưa những mong muốn, ước nguyện của dân làng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, thể hiện khát vọng sống vươn tới cuộc sống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên./.

Báo Dân tộc và Phát triển

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC