LẸ KHẢU LƯỜN MẤƯ CÚA PỈ NOỌNG CẦN BA NA
Thứ tư, 08:36, 05/07/2023 Thu Cúc Thu Cúc
Pửa hết đảy ăn lườn mấư, pỉ noọng cần Ba Na dú slảnh Gia Lai xẹ hết lẹ khảu lườn mấư. Xáu pỉ noọng cần Ba na lườn nắm tan lẻ tỉ dú tó nhằng thư lai mòn đây pjòi mừa nẳm slưởng cúa tua cần pửa bại cúa cái sle hết ăn lườn fấn lai đảy au mạy dú chang đông mà hết, dú tỉ mì bại pỏ slấn vạ ăn lườn tó lẻ tỉ chướng chắp au sle bại mòn đây pjòi cúa dân tộc.
 

Cần Ba Na pửa pày dú chang ăn lườn rì, đảy au mạy chinh lụ mạy búa mà hết vạ chang lườn mì lai pan slắm kin dú vạ căn, tứng tôi phua mjề dú chang vảng lườn eng nâng mọi vảng lườn xày mì vảng hết khẩu phjắc táng căn. Pửa chang lườn mì cần au phua, au mjề xẹ đảy hết vảng lườn eng nâng tem căn rì oóc pây mại.

Chẩu lườn lẻ pú dả lụ pá mé, cần lai pi tải ết dú chang lườn. Tứng vảng lườn xày mì ăn đuây cái khửn tu rườn táng căn. Bại cần ké hẩư chắc, lăng pi 1975, pỉ noọng cần Ba na tối quá hết lườn chạn eng. Chài Đinh A Ngưi, cần Ba Na dú bản Kgiang, xạ Kông Lơng Khơng, hoẹn Kbang, Gia Lai hẩư chắc: “Ăn lườn cúa pỉ noọng cần Ba na pửa tầư ăn pài lườn tó slung hơn nhằng pạng tẩư eng vạ mủng tển hơn. Ăn lườn chạn dú nẩy mì 3 vảng, lườn mì lai pan slắm dú đuổi căn lẻ hết ăn lườn cải vạ pửa bại lủc cải táng hết kin lẻ tẻo táng hết ăn lườn đai sle dú.

Pửa hết lườn pỉ noọng xày lưởc ngòi rọ. Tứ lưởc tỉ tôm sle hết lườn, ngòi bó nặm thâng lưởc mạy, roọng bại pỉ noọng thâng hưa hết lườn … Ết lẻ, cẳm hai liềm lẻ slì đây sle pỉ noọng khảu đông pây lưởc mạy. Chài Đinh A Ngưi hẩư chắc: “ Lưởc mạy khảu bại cẳm hai liềm lẻ sle mạy nắm mẻn mỏt, mẻn đoóc khoái, rèo cần ké cạ lẻ pện nẩy, lầu tan chắc hết rèo đai”.

Noỏc lườn chạn, pỉ noọng cần Ba Na mì lườn rông, lẻ ăn lườn họp cúa bản. Lườn rông cụng đảy au bại mạy chang đông mà hết, pài mùng cà, nắm cẩn au tang mà toóc.

Nèm cỏ lẻ cúa pỉ noọng cần Ba Na, pửa hết đảy ăn lườn mấư pỉ noọng xày hết lẹ pài slớ.

Lẹ pài slớ lườn mấư đảy hết 3 pày. Pày đú lẻ dú ảng lườn, cần ké bản hết choòng slớ nâng đảy au mạy mười mà hết, chiếc pền 4 fấn đảy roọng lẻ “chơ đang” sle páo khửn chựa chòi vạ xo ngầư slấn fạ cụm cừa hẩư pan lẹ xẹ hết đảy đây mjảc.

Tem tỉ, dú coỏng lườn, cần ké bản tẻm nến dú bôm pài slớ sle xỉnh chựa chòi vạ bại pỏ slấn lồng mà hôn hỉ vạ bại lủc lan. Tốc hang lẻ fấn pài slớ phi chang lườn....

Pửa pỉ noọng hết lẹ khảu lườn mấư lẻ slì sle thuổn thảy pỉ noọng chang bản thâng pjọm nả hôn hỉ vạ căn, vạ nẩy tó lẻ pày sle pỉ noọng chang bản pjá ơn bại pỉ slấn đạ cụm cừa, pang chỏi bản cỏn, pang chỏi pỉ noọng khảm quá đảy pỉnh lả, xung nản, chếp khẩy vạ xo ngầư bại pỏ slấn vận pang chỏi cụm cừa hẩư lủc lan mì lèng, ết lẻ chang slì hết ăn lườn vạ pang xảu bản cỏn đảy ỏn an, mjều mảu pjòi đây./.

LỄ MỪNG NHÀ MỚI CỦA NGƯỜI BA NA

 Khi làm được một ngôi nhà mới, người Ba Na ở Gia Lai sẽ làm lễ ăn mừng, gọi là lễ lên nhà mới. Với họ, nhà không chỉ là nơi ở cho các thành viên trong gia đình, ngôi nhà còn mang ý nghĩa tâm linh khi những vật dụng làm ra nó chủ yếu được làm từ gỗ trong rừng. Mà ở đó có thần trú ngụ. Ngôi nhà cũng là nơi chứa đựng, gìn giữ nét văn hóa

Người Ba Na nguyên xưa sinh sống trong những ngôi nhà dài, làm bằng gỗ, tre, nứa. Bên trong có nhiều thế hệ gia đình sinh sống, mỗi cặp vợ chồng sống trong một phòng nhỏ, có bếp riêng. Các phòng cứ thế nối dài thêm khi có thành viên mới xây dựng gia đình.

Chủ nhà là cặp vợ chồng lớn tuổi nhất trong gia đình. Căn nhà có hành lang chung, có cả những cầu thang riêng để đi vào các nhà khác nhau.

Theo các cụ cho biết, sau năm 1975, người Ba Na ngày càng chuyển mạnh sang hình thức cư trú nhà sàn nhỏ, dành cho gia đình nhỏ cư trú. Anh Đinh A Ngưi, người Ba Na ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, Gia Lai cho biết: “Ngôi nhà của người Ba na bao giờ chiếc mái cũng cao hơn. Dưới đáy hẹp hơn, nhỏ hơn. Thường thường nhà sàn ở đây có 3 gian. Gia đình có nhiều thế hệ sẽ làm nhà to. Các con đã trưởng thành họ tách nhà riêng”.

Khi làm nhà, đồng bào chuẩn bị rất kỹ. Từ chọn đất làm nhà, tính toán nguồn nước sinh hoạt, đến nguyên liệu dựng nhà, nhân công… Đặc biệt, đêm trăng khuyết sẽ là thời điểm họ đi lựa gỗ.

Anh Đinh A Ngưi giải thích: “Bởi vì trăng khuyết thì khi mình làm nên nó không bị mối mọt, mục. Đó là kinh nghiệm ông bà truyền lại. Mình chỉ làm theo thôi”.

Ngoài nhà sàn, người Ba Na có nhà rông, là ngôi nhà cộng đồng – nơi sinh hoạt chung của cả làng. Nhà rông cũng được làm bằng những nguyên liệu thô sơ từ rừng, mái lợp gianh, dựng bằng tre, nứa, gỗ mà không cần một chiếc đinh hay ốc vít nào.

Theo phong tục của người Ba Na, khi làm được một ngôi nhà rông mới hay một ngôi nhà mới bà con đều làm lễ cúng.

Trong lễ hội truyền thống của người Ba Na ở huyện K’bang, lễ hội khánh thành nhà rông được thực hiện trong phạm vi cộng đồng.

Đây là thời điểm dân làng được chuyển về nơi ở mới hoặc là tu sửa và làm lại nhà rông; trong nghi thức làm lễ khánh thành dân làng thường dùng 2 con heo, 3 con gà và từ 5-6 ghè rượu chính và mỗi hộ gia đình chọn cho mình một ghè riêng đem lên cùng chung vui, đây cũng là lễ hội hoành tráng nhất.

Nghi thức cúng mừng nhà mới được tiến hành 3 lần. Đầu tiên, tại cổng nhà, già làng lập một bàn cúng được làm bằng cây giang, chẻ làm 4 phần ngọn, được gọi là “chơ đang”. Mục đích báo với tổ tiên về chung vui và xin phép Giàng phù trợ để buổi lễ tiến hành suôn sẻ.

Tiếp theo, ở tại sân chung, già làng đốt que sáp trên bàn thờ mời các thần, mời tổ tiên về chung vui với con cháu. Cuối cùng là nghi thức khấn ma trong nhà. Sau khi khấn giàng xong, già làng sẽ lấy ngọn sáp đặt xuống phía dưới cỗ cúng ma. Một tay giữ cần rượu, tay kia nhúng vào chén huyết của con vật hiến tế rồi lấy ngón tay cái bịt đầu cần rượu và khấn nguyện. Xong xuôi, già làng sẽ uống trước, sau đó đến chủ nhà.

Điều đặc biệt trong lễ cúng của người Ba Na là họ chỉ lấy tim, gan, lách của con vật hiến tế để thực hiện nghi thức cúng. Và họ sẽ cúng hai lần, một lần cúng sống và một lần cúng chín. Khi cúng trong nhà, chủ tế luôn hướng về phía mặt trời mọc khấn vái.

Đây là dịp để toàn thể dân làng thực hiện lời hứa và trả ơn thân linh về những giúp đỡ của các thần linh đối với cộng đồng sau khi làng làm xong nhà rông mà bà con trong làng không bị tai nạn, dịch bệnh, đau ốm và cầu xin các thần tiếp tục giúp đỡ để cả cộng đồng được mạnh khỏe, nhất là trong thời gian xây dựng nhà rông, xin cho dân làng được bình yên và có những mùa vụ tốt tươi./.

Thu Cúc

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC