LẸ QUÉT RƯỜN CÚA PỈ NOỌNG CẦN MƯỜNG
Thứ tư, 10:59, 14/06/2023 Tày-Nùng VOV Tày-Nùng VOV
Lẹ quét rườn lẻ lẹ chăn cẩn diếu cúa pỉ noọng cần Mường. Khảm lai tởi quá mà, thâng cà này lẹ quét rườn vận đảy pỉ noọng chướng chắp au sle vạ pền lẹ nâng chăn đây pjòi cúa pỉ noọng cần Mường, xáu mòn slứn slim ngầư slưởng hẩư cha lỵ đảy ỏn an.

 

 

Rèo bại lẹ loọc cúa pỉ noọng cần Mường dú slảnh Hòa Bình, ăn pi thâng pửa miều mảu đạ slau củ pjọm, pỉ noọng xẹ hết lẹ quét rườn. Nẩy lẻ lẹ nâng chăn cẩn diếu sle tẻp bại mòn rại, mòn nắm đây, xo ngầư hẩư mọi cần chang rườn mì rèng, liệng tua cúa cải mả, miều mảu pjòi đây. Lẹ quét luờn cúa pỉ noọng cần Mường lẻ lèo rẳp slấy mo mà hết. Bôm hết lẹ mì bại cúa cái pện: Khẩu nửng đăm đeng, nựa cáy, pja chí, tua pết tổm nâng vạ lèo sle tằng tua nắm bác oóc vạ lai thình pẻng. Nhoòng lăng tua pết tổm chang bôm lẹ lèo sle tằng tua? Pỉ noọng dú nẩy lẩn cạ “Tua pết pỉ noọng cần Mường roọng lẻ tua Phượng, lẻ tua đảy cạ khửn fạ pây xỉnh cống Khun Khùn Giọt lồng mà. Cống Khun Khùn Giọt cúa pỉ noọng cần Mường lẻ pỏ slấn pang xảu hẩư miều mảu đảy đây. Tua pết tổm nắm bác pền ám sle chắng páo cằm đảy xáu cần dú bưởng dăm”.

Chang lẹ quét rườn cúa pỉ noọng cần Mường, noỏc bại thình cúa cái đảy chang lườn lụ bại pỉ noọng chang bản dự lẻ chang pửa hết lẹ slấy mo nhằng mì lai thình cúa cẩn diếu đai sle xỉnh bại pỏ slấn lồng mà. Bại thình cúa tỉ đảy slấy mo to sle chang ăn tẩy phải lài vạ thắc dú xảng đang pửa pây hết lẹ, roọng lẻ ăn tẩy Khót: Slấy mo Bùi Văn Minh hẩư chắc:

“Nắm mì ăn khót lẻ nắm hết đảy slấy mo, bại slấy mo cảng mì lai ăn khót lẻ cảng híu vạ đảy lai pỉ noọng slứn slim. Nhoòng ăn khót lẻ bại tởi cúa cần ké sle tẻo pện ăn bủa hin, muối hin pậu ếp đảy lẻ roọng cạ khót. Tốc đú slấy mo hết lẹ lẻ lèo piết ăn khót, tồng cạ au bại khoăn cúa bại thình cúa cái mà pài slớ lẹ. Cần Mường mì lẹ slớ hin sle piết au ăn khót pây hết lẹ lụ au pây hết bại fiểc xo ngầư mòn ỏn an, đây mjảc. Mòn them lẻ sle phuối toẹn đảy xáu cần bưởng dăm”.

Lẹ quét rườn đảy hết dú pác táng xảng pác tu khảu oóc cúa ăn lườn, slấy mo xẹ nẳng dú tỉ hẩư bại cần ké tải ết dú chang lườn nẳng. Sle hết lẹ slấy mo xẹ xỉnh bại pỏ slấn lồng mà dá au cúa cái khửn bôm pài slớ, xo ngầư bại pỏ slấn xẹ hưa tẻp bại mòn rại pây quây, cụm cừa hẩư lủc lan mì rèng, hết kin đây mjảc, lăng tỉ slấy mo chắng xỉnh chựa chòi lồng mà kin. Pí Bùi Thị Huyền dú xạ Phong Phú, hoẹn Tân Lạc hẩư chắc:

 “Lẻ cần lủc dú búng đinMường khỏi hăn chăn đây pửa mì lẹ quét rườn. Pửa chang lườn hết lẹ lẻ bại lủc lan pây quây thâng vằn tỉ xày mà rườn sle xo ngầư hẩư pi mấư mọi mòn pjòi đây”.

Pỉ noọng cần Mường chăn mì tha nả pửa mì ăn lẹ đây pjòi nẩy nhoòng pện thâng slì hua xuân pi mấư pỉ noọng cần hâư tó tọn tẳp lườn lảng, bản cỏn slâư đây sle hết lẹ quét lườn. Vạ ăn lẹ quét lườn nẩy lẻ lẹ nâng chang 23 lẹ loọc đây pjòi mì tẳm tởi ké cúa pỉ noọng cần Mường, khảm lai pi bươn quá mà, thâng cà này lẹ quét lườn vận đảy bại pan slắm lủc lan chướng chắp au sle vạ pền mòn đây pjòi cúa pỉ noọng xáu ngầư lườn cha lỵ đảy ỏn an, hết kin đây mjảc./.

 

LỄ MÁT NHÀ CỦA NGƯỜI MƯỜNG

Lễ Mát nhà là 1 nghi lễ truyền thống quan trọng của người Mường. Trải qua bao thế hệ, đến nay lễ Mát nhà vẫn được các thế hệ lưu truyền, trở thành nét đẹp văn hóa của người Mường, mang tính nhân văn cao cả với một niềm tin ngôi nhà mãi bình yên.

Theo truyền thống của đồng bào Mường ở tỉnh Hòa Bình, thông thường khi lúa đã thu hoạch, vụ mùa hoàn tất, đồng bào sẽ tiến hành lễ Mát nhà. Đây là một nghi lễ quan trọng của người Mường để xua đuổi hóa giải những điều xấu, cầu cho con người luôn luôn mạnh khỏe; cây trồng, vật nuôi trong gia đình, mọi điều tốt tươi, may mắn. Lễ Mát nhà của người Mường thường được thực hiện bởi thầy mo, người đóng vai trò kết nối giữa thần linh và con người.

Mâm lễ cúng Mát nhà gồm nhiều lễ vật như: xôi 4 màu, thịt gà, cá nướng, một con vịt luộc chín để nguyên cùng với các loại bánh trái truyền thống của người Mường. Vì sao trong mâm lễ nhất thiết phải có một con vịt luộc để nguyên con? “Con vịt người Mường gọi là con phượng, là biểu tượng được cử lên mường trời để mời ông Khun Khùn Giọt xuống. Ông Khun Khùn Giọt của người Mường là ông thần bảo vệ nông nghiệp. Con vịt không được chặt để trống cổ, thịt ra, luộc chín nhưng để nguyên con để liên kết với người âm”.

Trong lễ Mát nhà của người Mường, ngoài các lễ vật do gia đình hoặc cộng đồng xóm làng sắm sửa ra thì trong quá trình hành lễ, thầy Mo còn có các dụng cụ cần thiết khác để thỉnh cầu các thần về. Những dụng cụ đó được các thầy cho vào một chiếc túi vải thổ cẩm và luôn đeo bên mình khi đi cúng, gọi là túi Khót: Thầy mo Bùi Văn Minh nói:

“Không có túi khót không làm được thầy mo, thầy càng nhiều khót thì uy tín càng cao. Vì khót là các đời của ông cha để lại ví dụ như rìu đá, viên đá lạ người ta nhặt được gọi là khót. Đầu tiên đi làm lễ là người ta phải dỡ khót, tượng trưng cho lấy những linh hồn của vật tế lễ. Người Mường tục thờ bằng đá để mình dỡ khót đi làm cúng vía hoặc đi làm việc gì cho nó may mắn, hai nữa là giao tiếp với người âm".

Lễ cúng được bắt đầu tại nơi cửa sổ chính của ngôi nhà, thầy mo sẽ ngồi tại vị trí giành cho những người có chức vụ cao nhất trong nhà. Để lễ Mát nhà được theo đúng ý nguyện, thầy mo mời thần hoàng bàn thổ, thổ công bản địa, sau đó mới thỉnh các vị thần thánh anh em, hay còn gọi là các vị thần nông nghiệp từ Mường Trời về. Nghi lễ có ý nghĩa mở tiệc dâng các ngài, sau đó sẽ giúp đỡ xua đuổi tà ma, bắt đi những điều xấu, phù hộ cho gia chủ làm ăn khấm khá, con cháu khỏe mạnh. Tiếp theo sau đó, thầy mo mời các đấng bề trên thụ hưởng lễ vật, thưởng thức rượu cần của dân tộc Mường. Sau khi các vị thần hưởng lễ vật, thầy mo xin âm dương, nhằm cầu mong các vị thần thánh phù hộ cho đất Mường được bình an, mưa thuận gió hòa. Chị Bùi Thị Huyền ở xã Phong Phú, huyện Tân Lạc cho biết:

 “Là một người con đất Mường tôi rất là tự hào khi có nghi lễ Mát nhà. Nghi lễ vẫn duy trì và những người sống xa quê đến ngày đấy vẫn trở về để tham gia, cầu mong một năm mới mọi sự như ý”.

Tự hào vì người Mường có những nghi lễ độc đáo nên mỗi dịp đầu xuân năm mới ai ai cũng hồ hởi dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh làng bản, chuẩn bị cho mình một tâm thế thanh tịnh nhất đón lễ Mát nhà. Sau lễ, tình cảm gia đình thêm gắn bó, tình bản nghĩa mường thêm khăng khít, ai ai cũng có một niềm hứng khởi mới cùng những hy vọng vào một năm mới tốt đẹp hơn. Lễ Mát nhà là 1 trong 23 nghi lễ truyền thống của người Mường. Trải qua bao thế hệ, đến nay nghi lễ vẫn được các thế hệ gìn giữ và lưu truyền, trở thành nét đẹp văn hóa của người Mường, mang tính nhân văn cao cả với một niềm tin ngôi nhà mãi mãi được bình yên./.

Tày-Nùng VOV

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC