Saai Báu hu labaih 2 thun pala song pabam pajaih bingu cúc pablei ka mik va dalam huyện, dalam tỉnh song dom tỉnh karei karei. Tuk camereip saai padang 4 sào sang camin pala cúc pajaih, 3 sào sang halam pala cúc pablei bingu saong yaom jien buh tabiak ngak abih labaih 800 triệu đồng. Pajaih cúc saai ba tame pala rilo meng lac pha lê, kim cương, đại đóa, cúc katam, cúc meriah… Yaok thun saai pala hu 4 vụ cúc pablei bingu
Khan ka ilamu kỹ thuật pala dom janih bingu, saai Báu brei thau, tukvak caroi hadah ngan song cúc pablei bingu lac 10 tuk/sa harei (dalam tuk di Đà Lạt lac meng 12 – 14 tuk/sa harei), tuk vak phun paik bingu avar jang pala di Đà Lạt laca 10 harei, tok dalam 2 bilan 20 harei phun paik bingu hu. Daok bruk pabam pajaih bingu cúc, hadei di tuk cakak mầm, meng 10 – 12 harei phun tamuh gha , phun tamuh siam, pablei hu (tuk vak pabam pajaih di Đà Lạt lac 15 harei). Hu bruk atah panak di gauk tukvak ngak pajaih lac kayua nhiệt độ di Đà Lạt song di xã Tân Thanh glaong biar jang gauk. Dalam tuk pabam phun cúc pajaih brei hu tuk vak caroi hadah 11 tuk sa harei, caroi hadah meng tuk pala phun tame vỉ xốp tal tuk pablei phun brei khik ka phun oh tabiak catai avar, phun hu chất lượng. Langiu di nan, kayua phun pajaih bhian gaok dom janih ruak yau : rỉ sắt, bimao bã trầu,… nan ye saai pandar dom janih jru khik caga phun pala piah oh ngak khut chất lượng phun pajaih. Urak ni, yaok bilan saai duah hu labaih 150 triệu đồng hadei di tuk kaoh abih phun jien yau pajaih, vật tư, pren iek glang… Jien laba ni glong jang rilo mbang duh song pala cà phê urak ni di mik va urang nong dalam xã./.
Thành công với mô hình trồng và nhân giống hoa cúc
Anh Nguyễn Thế Báu ở thôn Tân Bình, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà là người đầu tiên của địa phương ứng dụng công nghệ cao thành công trong trồng và nhân giống các loại hoa cúc Đà Lạt. TM NNCB tuần này, mời bà con cùng tham khảo mô hình này của anh Báu:
Anh Báu đã có hơn 2 năm canh tác và nhân giống hoa cúc bán cho bà con trong huyện, trong tỉnh và các tỉnh bạn. Bước đầu anh dựng 4 sào nhà kính chuyên trồng cúc giống, 3 sào nhà lưới trồng cúc thương phẩm với kinh phí hơn 800 triệu đồng. Giống cúc chủ lực anh đưa vào canh tác là pha lê, kim cương, đại đóa, cúc vàng, cúc đỏ… Mỗi năm anh trồng được 4 vụ cúc thương phẩm.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng một số loại hoa, anh Báu cho biết, thời gian chiếu sáng đối với cúc thương phẩm khoảng 10 giờ/ngày (trong khi ở Đà Lạt 12 – 14 giờ/ngày), thời gian cây cho thu hoạch sớm hơn trồng ở Đà Lạt khoảng 10 ngày, chỉ 2 tháng 20 ngày cây cho thu hoạch bông. Đối với nhân giống hoa cúc, sau khi cắt mầm, xử lý ra rễ chỉ cần 10 – 12 ngày cây đã ra rễ, cây phát triển tốt, đạt tiêu chuẩn xuất vườn (thời gian nhân giống ở Đà Lạt khoảng 15 ngày). Sở dĩ có sự chênh lệch thời gian làm giống là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa Đà Lạt và khu vực xã Tân Thanh. Trong quá trình ươm cây cúc giống cũng cần thời gian chiếu sáng 11 giờ/ngày, chiếu sáng từ khi cắm cây vào vỉ xốp đến khi cây xuất vườn đảm bảo cho cây không bị ra nụ sớm, cây đạt chất lượng. Ngoài ra, vì cây giống hay gặp một số bệnh như: rỉ sắt, nấm bã trầu,… nên anh xử lý triệt để bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật để không ảnh hưởng đến chất lượng cây giống.
Hiện trung bình mỗi tháng anh có nguồn thu nhập khoảng 150 triệu đồng sau khi đã trừ hết các khoản chi phí như giống, vật tư, công chăm sóc… Mức lãi này cao hơn nhiều lần so với canh tác cà phê hiện nay của bà con nông dân trên địa bàn xã./.
Viết bình luận