Pandar công nghệ sóng cao tần daong bluh thu dalam khik piah, chế biến kaya nong saong pandap mbang lac sa dalam dom sahneng duah praong hu Pasak Thông tin saong thống kê TPHCM di Sở KH-CN TPHCM, yaih khan saong taduan hu bruk sangka biak ralo di dom doanh nghiep jeng yau urang nong.
Công nghệ ini kayua tiến sĩ Nguyễn Đình Uyên saong thạc sĩ Trần Văn Sư, Khoa Điện tử-Viễn Thông, Sang bac Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM, roh duah. Thạc sĩ Trần Văn Sư brei thau:“ Siam lagaih di công nghệ bluh thu meng vi sóng lac nhiệt hu njom tame meng dom tia sóng biak sit, ngak brei ka pandap thu samar, khik veik taong abih dom dinh dưỡng saong sambo màu tuk camereip di kaya nong, pandap mbang. Langiu di nan, sóng siêu cao tần daok pametai hu dua janih vi khuẩn pambak ruak lac E.coli saong Salmonella dalam kaya nong, pandap mang.”
Tiến sĩ Nguyễn Đình Uyên daok brei thau lac, sóng siêu cao tần hu pandar ralo piah pametai vi khuan dalam gah y tế meng lavik mai. Urak ini, sóng siêu cao tần hu pandar tame rilo bruk rilo gah yau pametai anek ruak njom tame pandap mbang, bluh thu baoh kayau, bluh thu kayau, pametai mok dalam brah atau ratak…Di Viet Nam, công nghệ vi sóng hu pandar di dom doanh nghiep praong dalam negar, min jien buh tame ngak glaong yau nan ye ralo doanh nghiep sit, urang ngak nong oh ka hu pandar cong nghe nan.
Mai meng kadha roh duah pandar vi sóng pametai anek ruak dalam ia yến kayua Sở KH-CN TPHCM daong, kapol roh duah di tiến sĩ Nguyễn Đình Uyên hu pambuak bruk saong Cty CP Máy saong Thiết bị công nghiệp dunya piah cak rok patagok dom jalan bluh thu kaya nong meng vi sóng saong ngak iek di rilo janih kaya nong yau amriah, patei, pa-ok, panat, ca cao…
Jalan bluh kaya nong meng visóng mek hu rilo siam mekre, tukvak bluh meng dom harei trun daok dom minit. Sambo mau, dinh dưỡng di pandap jeng khik hu jaik yau tamo. Ngan saong cong nghe ini, vi sóng ngak brei ia dalam kaya nong tathuak tabiak samar. Năng lượng tok pataom tame pandap bluh bo oh pambak tabiak gah langiu yau bluh meng nhiệt yau nan ye patak pataom hu ralo năng lượng. Meng nan, jalan ngak ini langyah hu dom tavak tavaiy di jalan pambu thu bhian mboh yau pambu pandiak, pambu nhiệt…
Urak ini công trình roh duah ini hu cong ty CP Máy saong Thiết bị công nghiệp dunya ba tame pandar saong lắp đặt iek di dom doanh nghiep, ngak brei abih takik tukvak pambu, patak pataom điện năng, yaom kaom pagap mbiah. Lingiu di nan, jamriak vi sóng mbuan lắp đặt, labik halei jeng hu, pagam sa labik atau angaok bệ di động, di container saong biak hacih sa-at, siam ka alam moi truong.
Jamriak ini lagiah piah bluh thu dom kaya nong yau pa-ok, panat, ratak lo, asar pa-ok blait, asar cacao…Anak tal, cong ty meda ngak tabiak rilo piah trun yaom phun jien piah dom doanh nghiệp sit saong urang ngak nong hu pandar cong nghe birau ini./.
Hiệu quả với công nghệ sấy vi sóng
Bảo quản, chế biến sau thu hoạch là thách thức lớn cho người trồng trọt. Bấy lâu nay, nông dân và các doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng phương pháp sấy nhiệt như phơi nắng, sấy trong lò hơi để chế biến, bảo quản thực phẩm. Phương pháp này mất nhiều thời gian và khó giữ lại đầy đủ chất dinh dưỡng có sẵn trong nông sản, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn có hại xâm nhập. Với công nghệ sóng siêu cao tần (vi sóng) có thể giúp nông dân, doanh nghiệp nhỏ chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm hiệu quả hơn nhiều lần.
Ứng dụng công nghệ sóng cao tần giúp sấy khô trong bảo quản, chế biến nông sản và thực phẩm là một trong những sáng kiến nổi bật được Trung tâm Thông tin và thống kê TPHCM (CESTI) thuộc Sở KH-CN TPHCM, giới thiệu và nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp cũng như nông dân.
Công nghệ này do tiến sĩ Nguyễn Đình Uyên và thạc sĩ Trần Văn Sư, Khoa Điện tử-Viễn Thông, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM, nghiên cứu. “Ưu điểm của công nghệ sấy vi sóng là nhiệt được thâm nhập bằng những tia sóng siêu nhỏ, giúp tất cả các thành phần trong sản phẩm đều được làm khô trong thời gian rất ngắn, giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng và màu sắc ban đầu của nông sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, sóng siêu cao tần còn có thể tiêu diệt được 2 loại vi khuẩn gây hại là E.coli và Salmonella có trong nông sản, thực phẩm”, thạc sĩ Trần Văn Sư cho hay.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Uyên cho biết thêm, sóng siêu cao tần đã được dùng rộng rãi để diệt vi khuẩn trong ngành y tế từ rất lâu. Hiện tại, sóng siêu cao tần được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như diệt khuẩn cho thức ăn, sấy trái cây, sấy gỗ, diệt mọt trong gạo hay hạt đậu... Tại Việt Nam, công nghệ vi sóng đã được ứng dụng tại một số doanh nghiệp lớn trong nước, nhưng do giá thành cao nên đa số doanh nghiệp nhỏ, nông dân vẫn chưa tiếp cận được công nghệ này.
Xuất phát từ đề tài nghiên cứu sử dụng vi sóng diệt khuẩn trong nước yến do Sở KH-CN TPHCM hỗ trợ, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Đình Uyên đã hợp tác với Công ty CP Máy và Thiết bị công nghiệp quốc tế để phát triển giải pháp sấy nông sản bằng vi sóng và thử nghiệm trên nhiều loại nông sản như ớt, chuối, xoài, mít, ca cao...
Giải pháp sấy nông sản bằng vi sóng đã đạt được kết quả tích cực, khi thời gian sấy giảm từ vài ngày (với phương pháp truyền thống) xuống chỉ còn vài phút. Màu sắc, dinh dưỡng của sản phẩm cũng được lưu giữ gần như nguyên vẹn. Với công nghệ này, vi sóng làm các phân tử nước trong nông sản dao động và bay hơi nhanh. Năng lượng chỉ tập trung ở vật cần sấy chứ không tỏa ra xung quanh như sấy nhiệt nên tiết kiệm đáng kể năng lượng sử dụng. Nhờ đó, phương pháp này giải quyết được những hạn chế của phương pháp sấy phổ biến như phơi nắng, sấy nhiệt…
Hiện công trình nghiên cứu này đã được Công ty CP Máy và Thiết bị công nghiệp quốc tế đưa vào ứng dụng sản xuất và đã lắp đặt thử nghiệm tại một số doanh nghiệp, rút ngắn thời gian sấy sản phẩm, tiết kiệm được điện năng, giá thành hợp lý. Hơn nữa thiết bị sấy vi sóng có thể được lắp đặt linh hoạt, lắp cố định hoặc lắp trên các bệ di động, trên container và rất sạch sẽ, thân thiện với môi trường.
Thiết bị này phù hợp sử dụng sấy khô các nông sản như xoài, mít, đậu phộng, hạt điều, hạt ca cao... Sắp tới, công ty sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt nhằm giảm tối đa giá thành để các doanh nghiệp nhỏ và nông dân có thể tiếp cận được công nghệ mới này ./.
Viết bình luận