Bhiêc bhan Chử Đồng Tử - Tiên Dung: Bhiêc bhan ch’roonh zr’muông
Thứ năm, 16:29, 07/12/2023 PV Lại Hoa-VOV1 PV Lại Hoa-VOV1
Bhiêc bhan Chử Đồng Tử - Tiên Dung (dzợ moon năc Bhiêc bhan ch’roonh zr’muông) năc muy coh bâc bhiêc bhan tr’haanh âng tỉnh Hưng Yên. Nâu đoo năc 1 coh 16 bhiêc bhan ga măc bhlâng prang k’tiêc, p’têêt lâng t’ruih bh’lô ooy ch’roonh zr’muông bhlưa Chử Đồng Tử, muy đha đhâm lái bơơn a xiu đha rưt lâng Tiên Dung, ca coon n’đil Bhua Hùng g’luh 18 (408-258 TCN). C’moo đâu, bh’rợ bhrợ bhiêc bhan bh’nhăn chr’năp lâh mơ bêl bhiêc bhan bơơn đơơng t’moot ooy C’bhuh c’kir văn hóa phi vật thể k’tiêc k’ruung

 

 

Bhiêc bhan Chử Đồng Tử - Tiên Dung năc muy coh bâc bhiêc bhan ga măc âng prang k’tiêc, pa căh cớ ta la tranh ooy pr’ăt tr’mông lâng đơơng chr’năp văn hóa âng ma nưih Việt lang a hay coh t’bhưah, bhrợ t’vaih lâng pa dưr pr’ăt tr’mông truih k’ruung Hồng.

Nâu đoo năc bh’rợ văn hóa chr’năp coh bh’rợ xa nay bhiêc bhan văn hóa âng tỉnh Hưng Yên, xơợng đươi C’moo Du lịch k’tiêc k’ruung clung k’ruung Hồng - Hải Phòng 2023. Bhiêc bhan bơơn bhrợ têng coh 2 c’kir: Đền Đa Hòa coh chr’val Bình Minh lâng đền Hóa coh chr’val Dạ Trạch, chr’hoong Khoái Châu. Ting t’ruih bh’lô, đền Đa Hòa năc đhị tơơp ha loom tr’kiêng liêm bhlâng coh c’bhuh văn hóa lang a hay Việt Nam, bhlưa công chúa Tiên Dung lâng đha đhâm lái a xiu đha rưt Chử Đồng Tử (nâu câi năc bơơn đha nuôr moon năc Đức Thánh Chử Đồng Tử). Coh bêl đêêc, đền Hóa coh chr’val Dạ Trạch, ting t’ruih bh’lô, năc đhị Chử Đồng Tử đh’rưah lâng k’điêl (tu) chô păr ooy plêêng. Đền Đa Hòa lâng đền Hóa âi bơơn Nhà nước ra pă c’kir lịch sử - văn hóa cấp k’tiêc k’ruung moot apêê c’moo 1962 lâng 1988.

C’moo đâu, đhị đền Đa Hòa, bhiêc bhan bơơn bhrợ ting quy mô ga măc prang zr’lụ ( 3 c’moo bhrợ muy chu), ga măc bhlâng tơợ a hay tươc đâu. Bhiêc bhan âi t’đang t’pâh râu ting pâh âng apêê vel coh tổng Mễ a hay ( tổng Mễ a hay vêy 8 vel, nâu câi p’xoọng vel Đồng Quê năc đơn vị hành chính t’mêê bhrự t’vaih), nâu câi năc 9 vel âng 2 chr’val: Bình Minh, chr’hoong Khoái Châu lâng Mễ Sở, chr’hoong Văn Giang.

Tơơp ha bhiêc bhan năc đoo c’bhuh lươt pay kiệu thành hoàng apêê vel chô ooy đền Đa Hòa. Lươt l’lăm c’bhuh năc acoon bh’dưa n’juối lâh 20m bơơn apêê đha đhâm c’mâr tr’xăl múa ting xa nul cha gâr. Xang n’năc năc đoo c’bhuh apêê k’đhơợng cờ hội, cha gâr, chiing, bhoot, c’bhuh múa sinh tiền, c’bhuh múa nón, c’bhuh nhạc lễ…

Đh’rưah cr’chăl ta bhrợ bhiêc bhan coh đền Đa Hòa, đhị đền Hóa, đha nuôr công bhrợ c’bhuh lươt pay đac tơợ k’ruung Hồng chô ooy đhr’niêng Thánh, muy đhr’niêng căh choom căh vêy coh bhiêc bhan. Ting dhr’niêng, đac đươi coh bhiêc bhan năc choom đac pay coh m’pâng toọm k’ruung. Bh’rợ pay đac năc muy bh’rợ bơơn đha nuôr coh zr’lụ pa bhlâng chăp lêy, pa căh loom chăp hơnh đức Thánh. Ting đha nuôr moon, c’moo n’đoo bh’rợ bh’rợ pay đac liêm buôn năc c’moo n’năc choor châc, đha nuôr coh zr’lụ ca bhố ngăn.

Xang bêl đhr’niêng pay đac chô ooy đhr’niêng Thánh, zâp đhr’niêng tơơp bhrợ bhiêc bhan năc tơơp bhrợ. Pa căh măt t6’cooh t’ha coh zr’lụ đọc bản hiệu triệu, xay truih cớ c’rơ g’lêêh đức Thánh Chử Đồng Tử lâng apêê anh hùng k’tiêc k’ruung. Ta la hiệu triệu vêy c’năt: “Ơ zâp ngai đha nuôr, a ngăh ava lâng t’mooi zâp n’đăh. T’ngay đâu, đha nuôr coh zr’lụ bhui har bhrợ bhiêc bhan lang a hay vel đong đoọng hay tươc Đức Thánh Chử Đồng Tử lâng k’điêl, ma nưih âi xay pa căh bh’rợ chr’năp ooy 2 chữ Hiếu - Trung, ma nưih âi bhrợ t’vaih acoon c’lâng tr’câl tr’bhlêy lâng k’tiêc k’ruung n’lơơng… đoọng ha đha nuôr coh zr’lụ”.

Xang đhr’niêng bhuôih năc tươc bhiêc bhan bhui har cơnh lâng apêê bh’rợ tr’nêng, cơnh: múa bh’dưa, múa sinh tiền, chr’ơh lang a hay ( cờ ma nưih, coop a dha, lươt poong n’loong…), văn nghệ, thể thao,… t’đang t’pâh bâc ơl đha nuôr lâng t’mooi zâp n’đăh. T’cooh Nguyễn Như Đăng, Chủ tịch UBND chr’val Dạ Trạch, chr’hoong Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đoọng năl: “Bhiêc bhan c’moo đâu ta bhrợ ga măc, cr’liêng xa nay bâc râu, lươt glơơc pay kiệu tươc k’ruung pay đac chô bhuôih Thánh, apêê bh’rợ văn hóa, văn nghệ, đơơng âng ghit râu đhr’niêng lang a hay, đhr’niêng k’tiêc k’ruung bơơn pa căh coh 3 t’ngay bhiêc bhan”.

Đợ bh’rợ tr’nêng coh 3 t’ngay bhiêc bhan đơơng tươc ha t’mooi bâc râu căh choom ha vil.

- “Acu lêy bhiêc bhan r’rộ r’răm bhlâng. Acu bơơn lêy lươt pay đac tơợ k’ruung Hồng moot ooy đền; lêy pa bhlâng pr’hay. Nâu đoo năc bhiêc bhan ga măc âng Hưng Yên. Acu rơơm kiêng đha nuôr vêy k’đhơợng bhrợ lâng ting t’ngay pa dưr bhiêc bhan ga măc lâh mơ đoọng t’mooi ch’ngai đăn năl tươc muy c’kir văn hóa phi vật thể âng k’tiêc k’ruung”.

- “Acu ting pâh bâc bhiêc bhan n’lơơng n’đhang tươc đâu, acu lêy t’mooi zâp n’đăh chô pâh pa bhlâng bâc, zâp ngai zêng bhui har, hơnh deh bhiêc bhan năc C’kir văn hóa phi vật thể cấp k’tiêc k’ruung”.

Đơơng âng đợ chr’năp văn hóa ty đanh, liêm pr’hay âng Clung Bắc Bộ, Bhiêc bhan đền Đa Hòa, chr’val Bình Minh lâng Bhiêc bhan đền Hóa coh chr’val Dạ Trạch âi bơơn Bộ Văn hóa, Thể thao lâng Du lịch đơơng t’moot ooy C’bhuh c’kir văn hóa phi vật thể k’tiêc k’ruung c’moo đâu. Apêê quyết định n’nâu pa căh râu chăp hơnh căh cơnh âng lang nâu câi cơnh lâng apêê chr’năp c’kir lịch sử, văn hóa âng aconh abhươp đơc đoọng./.

             Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung: Lễ hội tình yêu                                     

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (còn gọi là Lễ hội tình yêu) là một trong những lễ hội nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Đây là 1 trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước, gắn với truyền thuyết về tình yêu giữa Chử Đồng Tử, một chàng trai đánh cá nghèo và Tiên Dung, con gái Vua Hùng thứ 18 (408 - 258 TCN). Năm nay, việc tổ chức lễ hội càng có ý nghĩa hơn khi lễ hội được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.  

   

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung là một trong những lễ hội lớn của cả nước, tái hiện lại bức tranh về đời sống tinh thần phong phú, sinh động và mang giá trị văn hóa sâu sắc của người Việt cổ trong khai phá, tạo dựng và phát triển cuộc sống ven sông Hồng.  

Đây là sự kiện văn hoá quan trọng trong chương trình lễ hội văn hoá của tỉnh Hưng Yên, hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2023. Lễ hội được tổ chức ở cả 2 di tích: đền Đa Hòa ở xã Bình Minh và đền Hóa ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu. Tương truyền, ngôi đền Đa Hòa là nơi mở đầu cho thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, giữa công chúa Tiên Dung và chàng trai đánh cá nghèo Chử Đồng Tử (sau này được người dân tôn là Đức Thánh Chử Đồng Tử). Trong khi đó, ngôi đền Hóa ở xã Dạ Trạch, theo truyền thuyết, là nơi Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân hóa về trời. Đền Đa Hòa và đền Hóa đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào các năm 1962 và 1988.

Năm nay, tại đền Đa Hòa, lễ hội được tổ chức theo quy mô hàng tổng (3 năm tổ chức một lần), lớn nhất từ trước đến nay. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của các làng trong tổng Mễ xưa (tổng Mễ xưa có 8 làng, nay thêm ấp Đồng Quê là đơn vị hành chính mới thành lập), nay là 9 thôn thuộc 2 xã: Bình Minh, huyện Khoái Châu và Mễ Sở, huyện Văn Giang.

Mở màn lễ hội là đội hình rước kiệu thành hoàng các làng về đền Đa Hòa. Đi đầu đoàn rước là con rồng dài hơn 20m được các thanh niên thay nhau múa theo điệu trống thúc liên hồi. Tiếp theo sau là đoàn người cầm cờ hội, trống chiêng, gươm trường bát bửu, đội múa sinh tiền, đội múa nón, đội nhạc lễ,…     

Cùng thời gian diễn ra lễ hội ở đền Đa Hòa, tại đền Hóa, nhân dân cũng tổ chức đoàn đi rước nước từ sông Hồng về lễ Thánh, một nghi thức không thể thiếu trong lễ hội. Theo tục lệ, nước được dùng để lễ phải là nước lấy ở giữa dòng sông Hồng. Việc lấy nước là một thủ tục được người dân trong vùng rất coi trọng, thể hiện lòng thành kính, biết ơn đức Thánh. Người dân quan niệm năm nào việc lấy nước thuận lợi thì năm đó mùa màng tươi tốt, bội thu, nhân dân trong vùng sẽ làm ăn phát đạt.

Sau nghi thức lấy nước về lễ Thánh, mọi nghi lễ khai hội chính thức bắt đầu. Đại diện bô lão trong vùng đọc bản hiệu triệu, ôn lại công đức Thánh Chử Đồng Tử và các vị anh hùng dân tộc. Bản hiệu triệu có đoạn: "Hỡi nhân dân, bách tính, hỡi bà con, cô bác và quý khách thập phương. Hôm nay, nhân dân trong vùng tưng bừng mở hội truyền thống quê hương để tưởng nhớ tới Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, người đã nêu tấm gương sáng về 2 chữ Hiếu - Trung, người đã mở ra con đường thông thương, buôn bán với nước ngoài….cho người dân trong vùng".

Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động, như: múa rồng, múa sinh tiền, diễn xướng dân gian, các trò chơi dân gian (cờ người, bắt vịt, đi cầu kiều,…), văn nghệ, thể thao,…thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Ông Nguyễn Như Đăng, Chủ tịch UBND xã Dạ Trạch, cho biết: "Lễ hội năm nay với quy mô rộng lớn, nội dung phong phú, rước kiệu ra sông lấy nước về tế Thánh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, mang đậm tính truyền thống, tính dân tộc được tái hiện lần lượt trong 3 ngày lễ hội".

Những hoạt động trong 3 ngày lễ hội mang đến cho du khách những ấn tượng khó quên: 

"Tôi thấy lễ hội rất náo nhiệt, tưng bừng. Tôi được xem rước nước từ sông Hồng vào đền; thấy rất ấn tượng. Đây là lễ hội quy mô lớn của Hưng Yên. Tôi mong muốn người dân địa phương sẽ duy trì truyền thống và ngày càng phát triển lễ hội ở quy mô lớn hơn nữa để du khách gần xa biết đến một di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia".

"Tôi tham gia rất nhiều lễ hội khác rồi nhưng đến đây, tôi cảm thấy du khách thập phương rất đông, mọi người đều rất háo hức, chào đón việc lễ hội là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia".

Mang đậm những giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc của Đồng bằng Bắc Bộ, Lễ hội đền Đa Hòa, xã Bình Minh và Lễ hội đền Hóa ở xã Dạ Trạch, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm nay. Các quyết định này thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay với các giá trị di sản lịch sử, văn hóa, tinh thần mà cha ông để lại./.

PV Lại Hoa-VOV1

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC