Chr’hoong Nam Đông: Zư lêy văn hoá chiing goong
Thứ tư, 16:56, 22/02/2023 Hôih Nhàn-VOV Miền Trung Hôih Nhàn-VOV Miền Trung
Đoọng zư đơc râu liêm pr’hay văn hoá ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu, coh pazêng c’moo đăn đâu, Đảng bộ, Chính quyền lâng dhanuôr Cơ Tu coh chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế t’bhlâng bhrợ bấc bh’rợ zư lêy lâng pa dưr văn hoá chiing goong.

 

 

T’cooh Ta Rương Bhlật (80 c’moo), ắt coh chr’val Thượng Long, chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên- Huế năc muy coh pazêng manuyh n’năl ghít ooy văn hoá chiing goong âng đhanuôr Cơ Tu. Lâh choom n’toong bấc cơnh bài chiing, t’cooh Ta Rương Bhlật năc dzợ choom bhrợ ch’gâr, pa liêm xa nul chiing đoọng h’cơnh choom xa nul chiing năc chr’va chr’đhô k’rơ bhlâng. Ting cơnh t’cooh Ta Rương Bhlật, chiing goong năc tr’coọ xa nul ty đanh căh choom căh vêy coh pr’ắt tr’mông âng đhanuôr Cơ Tu. Xa nul âng chiing goong năc ắt đh’rưah lâng lang manuyh, tơợ bêl n’niên, bêl pậ banh lâng tươc bêl chô ooy abhuục avuah. Xa nul chiing goong năc dzợ coh cr’chăl bhrợ ha rêê đhuốch, bêl chượt ha roo, abhoo tước bêl ng’xoót pa chô. Tước cr’chăl bhiệc bhan, căh cậ tước Tết tọc, hân noo ha pruốt chô, xa nul chiing goong, ch’gâr năc chr’va chr’đhô prang bhươl cr’noon Cơ Tu. T’cooh Ta Rương Bhlật, ắt coh chr’val Thượng Long, chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên- Huế xay moon: Chiing goong âng đhanuôr Cơ Tu vêy đợ xa nul la lay cơnh. Xa nul coh t’ngay bhiệc bhan, t’ngay Tết, bh’rợ mọt Gươl t’mêê, đong t’mêê ng’xơợng bhui har pa bhlâng; bh’rợ tắc t’rí công bhui har; bêl lơi manuyh căh dzợ, chô ooy abhuục avuah năc xa nul âng chiing goong nắc tr’xin, vr’vai… Bêl cr’noon n’nâu đhưưng n’toong năc đhanuôr coh cr’noon n’tôh n’năl râu đêêc năc xay moon h’hau năc xa nul xay moon vêy râu bhui har căh cậ năc bh’rợ lơi abhuy, bhiệc bhan pay k’diic k’điêl…: “Chiing goong tơợ lang ahay tước nâu cơy vêy ta đươi coh bh’rợ ga măc chr’năp, cơnh: bh’rợ pr’ngoóch bhlưa pazêng bhươl cr’noon, căh cậ bh’rợ tắc t’rí năc chiing goong, ch’gâr, bh’nooh, vêy ta đhưưng n’toong, đhanuôr bhui har tân tung da dặ. Bh’rợ lơi abhuy năc goong l’lăm ng’tâm đoọng xay p’căh, chiing căh lâh vêy ta đươi, ha dang xơợng xa nul chiing năc vêy bh’rợ căh liêm crêê năc manuyh tơợ bhươl cr’noon n’lơơng tước zooi zúp, xang n’năc năc tước k’thu, chiing lâng bhr’nooh… Lâh n’nắc ch’gâr, chiing công vêy ta đươi coh bh’rợ đhanuôr cha ha roo t’mêê vêy p’zi a ọc. Tu cơnh đêêc chiing goong vêy chr’năp pa bhlâng coh pr’ắt tr’mông âng đhanuôr Cơ Tu.”

Anoo A Rất Ahinh, chr’val Thượng Long, chr’hoong Nam Đông xay moon, chiing goong âng đhanuôr Cơ Tu vêy bấc cơnh. Tr’nơơp năc goong, goong năc vêy l’clụ đhị m’pâng, buôn vêy 3 râu goong vêy chr’năp, năc: goong cabắc, goong cabắc vêy xa nul doọ lâh ch’liêng, xa ul căh ch’va ch’ngai, achăc đớp ta tăm, xang n’năc goong mút, đớp k’tứi m’bứo, xa nul năc ch’va ch’ngai t’piing lâng goong Cabắc lâng x’rịa năc goong gameo. Râu bơr cậ năc chiing. Chiing vêy 5 râu, coh đêêc vêy 3 râu buôn ta đươi bấc bấc năc chiing Tưr, chiing n’nâu đớp c’đặ, xa nul k’rơ, bơr cậ chiing Tătưi vêy xa nul k’rơ bhlâng lâng coh x’rịa năc chiing Phổ vêy xa nul tr’xin. Lâh n’năc năc dzợ vêy Bhr’nooh, nâu đoo năc tr’coọ xa nul k’tứi lâh chiing. Bhr’nooh vêy 4 cơnh, coh đêêc chr’năp bhlâng năc Bhr’nooh Mút, vêy chr’năp mặ ng’lậc lâng 3 p’nong t’rí… Đh’rưah lâng pazêng tr’coọ xa nul n’năc năc dzợ vêy tr’coọ xa nul n’lơơng buôn vêy ta đươi đh’rưah, cơnh k’thu lâng pêê bêệ ch’gâr. Anoo A Rất Ahinh xay moon, lâh choom n’đhưưng n’toong chiing ch’gâr, anoo năc dợ n’năl bhrợ ch’gâr, lâng chêêc lêy cơnh đhưưng toong t’mêê đoọng h’cơnh choom pr’hay lâh mơ: “Lâng c’la cu, tr’nơớp năc kiêng pa choom đoọng ha lang ta đhâm c’mor nâu cơy. Bh’rợ học n’đhưưng năc u buôn, ha dợ lâng goong, chiing, bhr’nooh năc k’đhap, nắc ng’học, tu cơnh đêêc acu rơơm kiêng pazêng apêê pr’zơc Cơ Tu coh Đông Giang, Tây Giang lâng Nam Đông năc t’bhlâng zư lêy văn hoá ty đanh âng acoon coh hêê.”

T’cooh Ta Rương Mão, cán bộ Văn hoá chr’val Thượng Long, chr’hoong Nam Đông xay moon: chr’val Thượng Long năc vel đong vêy bấc râu t’bhlâng zư lêy văn hoá âng đhanuôr Cơ Tu. Coh đâu vêy bấc apêê t’cooh ta ha, apêê g’lăng z’hai t’cooh đhur năc dzợ t’bhlâng zư đơc, pa choom đoọng râu chr’năp âng văn hoá ha lang t’tun. T’cooh Mão xay p’căh, x’rịa c’moo 2022, ađoo lâng apêê t’cooh ta ha, apêê g’lăng z’hai âng chr’hoong Nam Đông tước pâh T’ngay bhiệc bhan văn hoá đhanuôr pazêng acoon coh đhị cr’noon Văn hoá pazêng acoon coh Việt Nam đhị Đồng Mô, Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Tơợ bh’rợ n’nâu, năc choom lêy, chiing goong âng đhanuôr Cơ Tu ting t’ngay ch’va ch’ngai lâh mơ lâng năc vêy bấc manuyh n’năl tước: “Xoọc đâu đhị chr’val Thượng Long zi vêy 15 cha năc apêê t’cooh ta ha năc đợ manuyh t’cooh ta ha dzợ t’bhlâng pa choom đoọng văn hoá ty đanh ha k’coon ch’chau. Vêy bấc apêê pr’zơc tơợ 20- 30 c’moo ting pâh học tập. Coh c’moo đâu lâng chr’val Thượng Long vêy lâh 450 bộ chiing goong, bhr’nooh, công ơy bhrợ t’vaih 3 câu lạc bộ chiing goong. C’bhuh n’đhưưng, n’toong zi vêy lâh 100 cha năc ting pâh. Coh chr’val vêy bấc đhanuôr, apêê pr’zơc công ting pâh ooy bh’rợ zư lêy, ha dang căh văn hoá truyền thống dưr vaih. Đhị Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội công cơnh đếêc, bấc pa bhlâng ta mooi công cơnh đhanuôr pazêng acoon coh n’lơơng xay moon râu bhui har, chăp kiêng bh’rợ n’toong chiing ậng zi.”

T’cooh Lê Nhữ Sửu, Trường Phòng Văn hoá- Thông tin chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên- Huế xay moon: Coh cr’chăl ahay, chr’hoong Nam Đông ơy bhrợ bấc lớp pa choom n’đhưưng n’toong chiing goong ha lang ta đhâm c’mor coh pazêng chr’val Thượng Long, Hương Hữu, Hương Sơn lâng Thượng Lộ. Ting n’năc, t’bhlâng câl pazêng râu chiing goong, bhr’nooh, ch’gâr… ha pazêng câu lạc bộ chiing goong đhị pazêng chr’val đoọng zư lêy râu chr’năp liêm coh văn hoá ty đanh âng acoon coh: “Coh cr’chăl ha y, chr’hoong Nam Đông năc t’bhlâng bhrợ t’vaih lớp pa choom coh muy bơr vel đong căh ơy vêy ta bhrợ, chr’hoong năc bhrợ t’vaih đợ apêê câu lạc bộ chiing goong coh pazêng chr’val đoọng pa dưr du lịch dưr vaih k’rơ. Coh c’moo đâu, chr’hoong Nam Đông năc bhrợ t’vaih đhị pazêng chr’val ắt muy đhị, bhrợ cha muy đhị lâng pazêng câu lạc bộ biểu diễn văn hoá nghệ thuật âng đhanuôr acôn coh. Râu zr’năh k’đháp âng chr’hoong Nam Đông coh xoọc đâu năc dzợ zên xay bhrợ m’bứi, zên âng vel đong m’bứi, tu cơnh đêêc pazêng lớp pa choom năc công căh lâh liêm choom. Ting n’năc apêê pr’zơc ta đhâm c’mor manuyh acoon coh apêê đoo công căh lâh kiêng tước ooy văn hoá ty đanh âng acoon coh đay. Tu cơnh đêêc, năc t’bhlâng xay moon, p’too pa choom năc vêy bơơn bhrợ lớp pa choom.”/.

Huyện Nam Đông: Bảo tồn văn hoá cồng chiêng

Cồng chiêng là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập như hiện nay, những nét đẹp văn hoá này đang dần bị mai một. Để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, những năm gần đây, Đảng bộ, Chính quyền và bà con Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá cồng chiêng.

Ông Ta Rương Bhlật (80 tuổi), ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên –Huế là một trong những người am hiểu về văn hoá cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu. Ngoài chơi thành thạo tất cả các bài chiêng, ông Ta Rương Bhlật còn có thể chế tác được các loại trống, chỉnh âm để tiếng chiêng có thể ngân vang, ngân xa. Theo ông Ta Rương Bhlật, cồng chiêng là nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong đời sống đồng bào Cơ Tu. Tiếng cồng chiêng gắn bó với đời người, từ lúc lọt lòng, khi trưởng thành cho đến lúc trở về với ông bà tổ tiên. Tiếng cồng chiêng còn âm vang suốt vụ mùa, lúc lên rẫy trồng lúa, tỉa bắp cho đến cuối năm gặt hái. Vào mùa lễ hội hay mỗi dịp Tết đến Xuân về, tiếng cồng chiêng lại ngân vang khắp các bản làng người Cơ Tu. Ông Ta Rương Bhlật, ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên –Huế  cho biết: "Cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu có những sắc thái biểu cảm riêng. Tiếng chiêng ngày Tết, lễ mừng Gươl mới, nhà mới nghe vui tươi, rộn rã; Lễ đâm trâu nghe sôi nổi, thúc giục; lúc tiễn biệt con người về với ông bà tổ tiên thì chậm rãi, trầm buồn… Khi làng này đánh chiêng, bà con ở làng khác có thể phân biệt được đó là hồi chiêng báo hiệu vào mùa lễ hội hay đám ma, đám cưới…:Cồng chiêng từ thời xa xưa cho đến nay được sử dụng trong công việc lớn, như: việc kết nghĩa giữa các làng hay việc làng ăn trâu thì cồng chiêng, trống, thanh la, được đánh lên bà con vui mừng cùng nhau tân tung da dặ. Việc ma chay thì cồng được đánh trước để báo hiệu, cồng ít được sử dụng, nếu nghe tiếng cồng là có việc buồn nên mọi người ở các làng khác cùng đến giúp đỡ, hỗ trợ, sau đó mới đến trống, chiêng và thanh la … Ngoài ra trống chiêng cũng được sử dụng trong việc bà con ăn cơm mới có mổ heo. Vì vậy cồng chiêng nó có ý rất lớn trong đời sống của đồng bào Cơ Tu."

Anh A Rất Ahinh, xã Thượng Long, huyện Nam Đông cho biết, cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu gồm nhiều loại. Thứ nhất là cồng (còn gọi là Goong), loại nhạc cụ này có núm ở giữa, thường có 3 loại được coi là có giá trị nhất, đó là: goong Cabắc, goong Cabắc có tiếng kêu rất êm, không vang xa, thân có màu đồng đen, sau đó là Goòng Mút, kích thước nhỏ hơn, âm thanh vang xa hơn so với goong Cabắc và cuối cùng là goong gameo. Thứ hai là Chiêng (chiêng còn được gọi là Chiing). Chiêng có 5 loại, trong đó có 3 loại được sử dụng nhiều là chiêng Tưr, loại này có thân mỏng, tiếng kêu xa, thứ 2 là chiêng Tătưi có âm cao và chiêng Phổ có âm thanh lại êm hơn. Ngoài ra, còn có Bhr’nooh, đây là một nhạc cụ nhỏ hơn chiêng. Bhr’nooh được chia ra 4 loại, trong đó quý nhất là Bhr’nooh Mút, giá trị hơn 3 con trâu… Bên cạnh những nhạc cụ này còn có các loại trống được sử dụng kết hợp, gồm có trống cái và ba trống con. Anh A Rất Ahinh cho biết, ngoài chơi thành thạo các bài trống chiêng, anh còn biết chế tác các loại trống, và tìm tòi sáng tạo thêm những cách đánh mới sinh động hơn:“Riêng bản thân tôi, thứ nhất là mong muốn được hướng dẫn cho các lớp trẻ hiện nay. Việc học đánh trống thì dễ, nhưng cồng, chiêng, thanh la đánh rất khó, bắt buộc là phải học, cho nên tôi mong muốn các bạn Cơ Tu ở Đông Giang, Tây Giang và Nam Đông cần tích cực giữ gìn, bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc.”         

Ông Ta Rương Mão, cán bộ Văn hoá xã Thượng Long, huyện Nam Đông cho biết: xã Thượng Long là địa phương có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Nơi đây có nhiều già làng, nghệ nhân dù tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn miệt mài lưu giữ, trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống cho lớp trẻ. Ông Mão khoe, cuối năm 2022, ông và các già làng, nghệ nhân ở huyện Nam Đông tham dự Ngày hội văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Thông qua hoạt động này, có thể thấy, cồng chiêng của đồng bào Cơ Tu ngày càng vang xa và được nhiều người biết đến: “Hiện nay tại xã Thượng Long chúng tôi có 15 cụ là những ngươi cao tuổi vẫn miệt mài truyền dạy văn hoá truyền thống cho con cháu. Có rất nhiều bạn trẻ từ 20-30 tuổi tham gia học tập. Trong năm nay riêng xã Thượng Long có hơn 450 bộ cồng, chiêng, trống, thanh la, trong năm cũng đã thành lập được 3 đội cồng chiêng. Đội cồng chiêng của xã chúng tôi có trên 100 người tham gia. Ở xã chúng tôi có đông bà con, các bạn trẻ cùng tham gia bảo tồn, nếu không bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc sẽ mất đi. Tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội cũng vậy, đông đảo du khách cũng như bà con các dân tộc khác thể hiện sự mếm bộ, yêu thích màn trình diễn cồng chiêng của chúng tôi.”

Ông Lê Nhữ Sửu, Trưởng Phòng Văn hoá- Thông tin huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết: Thời gian qua, huyện Nam Đông đã mở nhiều lớp truyền dạy cách sử dụng cồng chiêng cho lớp trẻ ở các xã Thượng Long, Hương Hữu, Hương Sơn và Thượng Lộ. Đồng thời, tăng cường trang bị các loại nhạc cụ như cồng, chiêng, trống… cho các câu lạc bộ cồng chiêng tại các xã nhằm gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc: “Trong thời gian đến huyện Nam Đông tiếp tục mở các lớp đào tạo ở một số địa phương chưa thực hiên, huyện tiếp tục thành lập các câu lạc bộ cồng chiêng tại các xã để phục vụ phát triển du lịch. Trong năm nay, huyện Nam Đông sẽ thành lập tại các xã định canh, định cư mỗi xã có hai câu lạc bộ, một câu lạc bộ cồng chiêng và câu lạc bộ biểu diễn văn hoá nghệ thuật của đồng bào. Khó khăn hiện nay của huyện Nam Đông đó là nguồn kinh phí thực hiện, nguồn ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, nên các lớp truyền dạy còn hạn chế. Bên cạnh đó, các bạn trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số cũng không mặn mà đến văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Vì thế, phải tích cưc truyền tuyền, vận động thì mới mở được lớp truyền dạy.”/.

Hôih Nhàn-VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC