Đợ pân đil “hoạ sỹ” bhrợ pa chăm pa liêm cóh bhai lâng h’rêng đhị k’coong ch’ngai
Thứ ba, 09:46, 02/01/2024 Đinh Tuấn-TTTB Đinh Tuấn-TTTB
Chr’hoong Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái xoọc ra văng zâp pr’đơợ đoọng bhrợ bhiệc bhan p’cắh moon quyết định lâng cher đoọng Chứng nhận k’cir Văn hoá phi vật thể k’tiếc k’ruung Nghệ thuật khèn, nghệ thuật đươi h’rêng bhrợ pa chăm cóh bhai âng manứih Mông zâp chr’hoong Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn lâng Festival chi ớh p’cắh khèn Mông, bhiệc bhan pô Tớ dày c’moo 2023.

 

 

Từ năm 2023, nghệ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Amoó Lù Thị Dinh lâng apêê a’đhi amoó manứih Mông cóh vel Púng Luông, chr’val Púng Luông, chr’hoong Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đợ t’ngay nâu trơ vâng ra văng đợ bhai, n’toong xrặ h’rêng, đh’rứah lâng pr’đươi pr’dua chr’nắp đoọng ting pấh bhiệc bhan thi xrặ bhrợ pa chăm đhị bhai h’rêng. Amoó Lù Thị Dinh đoọng năl, bhiệc bhan nâu ta bhrợ đhị bhiệc bhan p’cắh moon quyết định công nhận Nghệ thuật đươi h’rêng g’dợ bhrợ pa chăm cóh bhai nắc k’cir văn hoá phi vật thể k’tiếc k’ruung: “Nghệ thuật xrặ bhrợ pa chăm cóh bhai lâng h’rêng âng manứih Mông bơơn Nhà nước moon nắc k’cir văn hoá phi vật thể k’tiếc k’ruung nắc ngai cung hơnh déh, azi kiêng p’cắh moon lâng ta mooi ch’ngai đăn đắh nghệ thuật âng acoon cóh zi”.

Đoọng bhrợ pa chăm cóh bhai lâng h’rêng, apêê pân đil Mông lêy pay h’rêng vêy pr’hoọm rơợc lâng tăm vêy ta zêệ bhrợ, hr’lục mơ glặp âng pr’hoọm. Bêl xrặ bhrợ, apêê tụ n’toong xrặ ooy h’rêng dzợ pứih, xrặ bhrợ đợ c’lâng lướt laliêm cóh bhai đoọng bhrợ pa chăm. Amoó Chang Thị Nhứ cóh chr’val Púng Luông, chr’hoong Mù Cang Chải đoọng năl, cr’chăl lêy pa chăm bhrợ lâng h’rêng nâu nắc lêy bhrợ tr’xin j’ooi, liêm ghít. Zêng bh’rợ nâu nắc bhrợ lâng têy, zâp bhr’lương bhai vêy pa chăm bhrợ lalay cơnh, ting lêy cơnh cr’noọ cr’niêng âng manứih xrặ bhrợ. Ting cơnh amoó Nhứ, bhiệc bhrợ pa chăm âng manứih Mông cắh mưy chr’nắp liêm nghệ thuật nắc dzợ bhrợ váih cơnh mưy a’năm: “Pr’hoọm chr’nắp acoon cóh âng manứih Mông ơy bơơn zư đợc tơợ lang nâu tước lang n’tốh. Azi vêy moon đoọng k’coon cha châu zư bhrợ pa dưr đoọng doọ choom bil pất”.

Amoó Lý Thị Ninh cóh vel Dề Thàng, chr’val Chế Cu Nha, chr’hoong Mù Cang Chải nắc mưy ooy đợ pân đil Mông vêy bấc kinh nghiệm đắh bhiệc bhrợ pa chăm cóh bhai lâng h’rêng. Bh’nơơn pr’đươi âng amoó bhrợ vêy bấc ta mooi cóh cr’loọng k’tiếc k’ruung lâng bha lang k’tiếc năl tước. Amoó Ninh ta luôn pa choom đoọng bấc apêê a’đhi amoó lơơng đh’rứah bhrợ đoọng vêy pa xoọng zên lâng zư đợc bh’rợ ty chr’nắp âng acoon cóh: “Acu bhui har lâng hâng hơnh bêl bh’rợ pa chăm lâng h’rêng nâu bơơn váih k’cir văn hoá phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung. C’la cu rơơm kiêng ooy cr’chăl nâu a’tốh nắc pa dưr đợ râu chr’nắp văn hoá âng acoon cóh đay, pa choom đoọng ha lang p’niên t’tưn”.

Đợ c’moo hanua, cấp uỷ chính quyền zâp chr’val cóh chr’hoong Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái ta luôn p’too p’zương apêê a’đhi amoó cóh vel đông pa dưr, zư lêy râu nghệ thuật chr’nắp nâu. Tơợ đêếc, cắh mưy bhrợ pa dưr đợ bh’nơơn pr’đươi văn hoá, du lịch chr’nắp, t’pấh ta mooi, nắc dzợ váih đợ bh’nơơn pr’đươi hàng hoá chr’nắp dal. T’coóh Lý A Tủa, Phó Chủ tịch UBND chr’val La Pán Tẩn, chr’hoong Mù Cang Chải đoọng năl: “Cấp uỷ, chính quyền t’bhlâng xay moon đoọng đhanuôr cóh vel đông, lấh mơ nắc apêê a’đhi amoó choom bhrợ bh’rợ nâu lêy pa choom đoọng ha pêê k’coon cha châu đoọng apêê zư lêy đợ râu chr’nắp liêm âng acoon cóh”.

T’coóh Nông Việt Yên, Bí thư Huyện uỷ Mù Cang Chải đoọng năl, zâp c’moo, chr’hoong zư bhrợ zâp g’lúh thi xrặ pa chăm cóh bhai lâng h’rêng đoọng ha pêê pân đil zâp chr’val, thị trấn đoọng zư lêy, pa dưr pa xớc đợ râu ty chr’nắp nâu: “Azi cung ơy bhrợ bhiệc lâng zâp công ty thời trang đoọng âng đơơng đợ râu pr’chăm nâu ooy đợ xa nập xập. Lấh mơ bhiệc âng đơơng pr’đươi váih pr’đươi du lịch, đoọng zư lêy, chr’hoong cung ơy đoọng xa nay bh’rợ t’moót ooy zâp trường học, pa zưm lâng bh’rợ pa dưr “trường học têêm ngăn” lâng “trường học du lịch” đoọng apêê a’đhi học sinh bơơn lêy năl đhị zâp bêl pa choom ngoại khoá”.

Phụ nữ Mông may trang phục từ vải vẽ bằng sáp ong

Nghệ thuật đươi h’rêng bhrợ pa chăm cóh bhai âng manứih Mông đhị zâp chr’hoong Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái t’mêê bơơn t’moót ooy t’nooi k’cir văn hoá phi vật thể k’tiếc k’ruung. Bhiệc nâu cắh mưy bhrợ chr’nắp liêm pr’hoọm văn hoá ty chr’nắp, nắc dzợ zooi đoọng zâp vel đông vêy pa xoọng pr’đơợ đoọng p’cắh, moon đoọng ta mooi pấh lêy chi ớh năl ooy k’cir âng đay. Tơợ đêếc, chrooi pa xoọng bhrợ pa dưr k’rơ bh’rợ pa dưr pr’ắt tr’mung, văn hoá, du lịch. Nâu đoo cung nặc mưy ooy đợ bh’rợ chr’năp đắh xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai cr’chăl c’moo 2021 - 2030./.

Những nữ “họa sỹ” tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong nơi non cao

Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023.

Chị Lù Thị Dinh và chị em phụ nữ người Mông ở bản Púng Luông, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái những ngày này tất bật chuẩn bị vải, bút vẽ sáp ong, cùng đồ dùng cần thiết để tham dự hội thi vẽ hoa văn trên vải sáp ong. Chị Lù Thị Dinh cho biết, Hội thi diễn ra tại Lễ công bố quyết định  công nhận Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: “ Nghệ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong của người Mông được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nên ai cũng vui và chúng tôi cũng muốn giới thiệu với du khách gần xa về nghệ thuật của dân tộc mình”.

Hoa văn vẽ trên vải bằng sáp ong đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế

Để tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong, người phụ nữ Mông phải dùng sáp ong có màu vàng và đen được nấu chảy, trộn đều tương ứng với độ đậm màu sắc. Khi vẽ, họ chấm bút vào sáp ong nóng, kẻ thật khéo những đường nét trên vải để tạo hoa văn. Chị Chang Thị Nhứ ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải cho biết: Quá trình vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, và nhẫn nại. Toàn bộ các khâu đều làm thủ công, mỗi tấm vải sẽ có hoa văn khác nhau, tùy theo sở thích và sự tưởng tượng, sáng tạo của từng người vẽ. Theo chị Nhứ, hoa văn trên vải của người Mông không chỉ mang tính nghệ thuật cao mà còn có tính chất độc bản: “ Bản sắc dân tộc của người Mông đã được truyền từ đời này sang đời khác. Chúng tôi sẽ tuyền lại cho con cháu để không bị mai một”. 

Chị Lý Thị Ninh ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải là một trong những phụ nữ Mông có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong. Sản phẩm của chị làm ra được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Chị Ninh thường xuyên chỉ dạy cho nhiều chị em khác cùng làm để có thêm thu nhập và bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc: “ Tôi rất vui và tự hào khi vẽ sáp ong trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bản thân tôi rất mong muốn trong thời gian tới sẽ phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình, trao truyền cho thế hệ trẻ”.

Những năm qua, cấp ủy chính quyền các xã ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yến Bái luôn khuyến khích, động viên chị em ở địa phương phát huy, bảo tồn loại hình nghệ thuật này. Từ đó, không chỉ tạo ra những sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách, mà còn trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế. Ông Lý A Tủa, Phó chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải cho biết: “ Cấp ủy, chính quyền tiếp tục tuyên tuyền bà con nhân dân, nhất là chị em phụ nữ có tay nghề truyền đạt tới các cháu để giữ gìn được bản sắc dân tộc”.

Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết, hàng năm, huyện duy trì các cuộc thi vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong cho phụ nữ các xã, thị trấn nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống này: “ Chúng tôi cũng đã làm việc với các công ty thời trang để đưa những họa tiết, hoa văn này vào những bộ trang phục. Ngoài việc đưa trở thành sản phẩm du lịch, để  bảo tồn huyện cũng đã cho chủ trương đưa vào các trường học, gắn với mô hình xây dựng "trường học hạnh phúc" và "trường học du lịch" để các em học sinh được trải nghiệm trong các giờ học ngoại khóa...”

Mẫu hoa văn được vẽ từ sáp ong

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này không chỉ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống, mà còn giúp các địa phương có thêm động lực để quảng bá, giới thiệu với du khách về di sản của mình. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch. Đây cũng là một trong những đề án quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030./.

Đinh Tuấn-TTTB

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC